Ít ai biết rằng, độc thoại với bản thân thực chất là một phương pháp trị liệu và chữa lành cực kỳ phổ biến trong lĩnh vực tâm lý học. Mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu những lợi ích bất ngờ của hình thức độc thoại thông qua bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
1. Độc thoại với bản thân là gì?
1.1 Định nghĩa
Hiểu một cách đơn giản, độc thoại với bản thân là hành động ‘tự nói chuyện’ với chính mình khi đang ở trạng thái hoàn toàn tỉnh táo. Điều này giúp chúng ta dễ dàng nói lên những suy nghĩ, cảm nhận sâu trong lòng một cách tự nhiên nhất. Xóa tan những nghi ngờ không đáng có, độc thoại đang dần được nhìn nhận đúng mực hơn cả, đồng thời hỗ trợ con người tiến đến cuộc sống hoàn thiện và tích cực hơn.
Dù nghe có vẻ hơi ‘kỳ quặc’ song việc nói thành tiếng những suy nghĩ trong đầu lại không hề hiếm gặp. Theo các nghiên cứu khoa học, có đến ¼ người trưởng thành trên thế giới (25%) sở hữu thói quen này. Hành vi này bắt đầu được tìm hiểu từ những năm 1880, sau đó lý giải như một biểu hiện của quá trình hoàn thiện ngôn ngữ xảy ra ở trẻ em và có thể tiếp tục kéo dài đến suốt đời.
1.2 Phân loại
Việc phân loại hành vi độc thoại với bản thân thường được thực hiện dựa trên tông điệu và thái độ biểu hiện. Bao gồm:
– Tích cực: những lời nói mang tính cổ vũ, khuyến khích và động viên chính mình, ví dụ như ‘mình làm được mà’, ‘cố lên’,…
– Tiêu cực: những lời nói mang thiên hướng đổ lỗi, chỉ trích và trách móc chính mình, ví dụ như ‘mình là người không có giá trị’, ‘mình chẳng thể làm nổi việc gì nên hồn’,…
– Trung tính: lời nói mang tính trung lập, không quá nghiêng về bên nào và chủ yếu nhắm đến hành động thay vì bộc lộ cảm xúc. Ví dụ như ‘đói bụng quá, phải đi ăn thôi’, ‘mình muốn uống cà phê quá’,…
2. Tác dụng của phương pháp độc thoại với bản thân
Như đã đề cập ở trên, phương pháp độc thoại với bản thân là một hành động ‘bản năng’ và đưa đến rất nhiều lợi ích thú vị. Cụ thể:
2.1 Khơi dậy động lực
Thông qua cơ chế độc thoại tích cực, chúng ta có thể trực tiếp khơi dậy động lực và hứng khởi, nhờ vậy thúc đẩy bản thân phá vỡ những rào cản, giới hạn để bứt phá mạnh mẽ hơn. Tác động này trở nên rõ ràng hơn khi ta biểu lộ suy nghĩ trong đầu thành lời nói, góp phần điều hướng cũng như cải thiện hiệu suất thực hiện lên đáng kể.
2.2 Điều chỉnh và cân bằng cảm xúc
Công dụng thứ hai của độc thoại với bản thân là khả năng điều chỉnh và cân bằng cảm xúc lành mạnh, Một khi được hình thành, những cảm xúc như hồi hộp, tức giận, phấn khích hay lo lắng quá mức có thể khiến cho tâm trí bạn rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Lúc này, hành động tự trấn an bằng ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta xoa dịu chính mình, song song với việc nhìn nhận lại toàn bộ vấn đề và quyết định hợp lý hơn.
2.3 Cải thiện trí nhớ
Việc nói chuyện bằng ngôi thứ 3 còn được xem là một công cụ hỗ trợ ‘đáng gờm’ trong việc cải thiện trí nhớ cũng như tạo mối liên kết rõ ràng hơn giữa suy nghĩ, lời nói và hành động. Lợi ích này đặc biệt phát huy tác dụng đối với những người đang học ngoại ngữ, giúp bạn chuyển hóa thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang một ‘ngăn lưu trữ’ dài hạn hơn.
2.4 Tăng khả năng sáng tạo
Ứng dụng độc thoại theo kiểu brainstorm hứa hẹn mang đến cho bạn những ý tưởng mới, kèm theo các lập luận nhằm phân tích ưu nhược điểm hoặc phản bác, ủng hộ. Nói cách khác, độc thoại chính là một phương thức kích thích năng lực sáng tạo đầy hứa hẹn mà mọi người nên thử nghiệm khi làm việc, học tập.
3. Độc thoại ở mức độ nào thì hợp lý?
Trong nhiều trường hợp, việc nói chuyện một mình rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của chứng tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, giữa chúng luôn tồn tại một số khác biệt cơ bản ở mức độ ý thức:
– Độc thoại là hành vi giao tiếp bình thường và được tiến hành trong trạng thái tinh thần ổn định, tỉnh táo; xuất phát từ tâm thế chủ động khi chứng kiến/tương tác với một sự kiện nào đó
– Tâm thần phân liệt là một dạng bệnh lý liên quan đến chức năng thần kinh suy giảm, khiến người bệnh không thể suy nghĩ mạch lạc; nảy sinh từ suy nghĩ hoang tưởng, không có thật
Do đó, hãy mạnh dạn yêu cầu sự hỗ trợ về y tế nếu nhận thấy tiếng nói độc thoại của bản thân ngày càng trở nên:
– Phức tạp, khó hiểu, phi logic hoặc mất kiểm soát
– Nghiền ngẫm, phân tích quá mức
– Bị ám ảnh bởi lối suy nghĩ u buồn, tiêu cực
– Kèm theo ảo giác (tưởng tượng mình đang nói chuyện với một ‘ai đó’ vô hình chứ không phải tự đối đáp với bản thân)
4. Đối phó với độc thoại tiêu cực như thế nào?
Trái ngược với những ích lợi nói trên, việc độc thoại sẽ phản tác dụng nếu luôn diễn biến theo hướng tiêu cực hoặc khó kiềm chế, gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì hành vi này có thể được điều chỉnh phần nào thông qua những ‘chiến lược đối phó’ sau:
– Nói chuyện với người khác về thứ đang khiến bạn bận tâm. Điều này vừa giúp xem xét lại vấn đề thấu đáo hơn, vừa tạo cơ hội để ta lắng nghe quan điểm, phản hồi từ đối phương
– Đánh lạc hướng bản thân: chuyển dời sự chú ý sang những công việc hoặc động tác khác, đơn giản nhất là uống nước, nhai kẹo cao su, tưới cây,…
– Viết suy nghĩ ra giấy: duy trì thói quen viết nhật ký hoặc morning pages (trang viết buổi sáng) giúp bạn nhận diện và xử lý cảm xúc từ gốc rễ, giảm căng thẳng cũng như tìm ra những giải pháp phù hợp nhất
5. Cách áp dụng và rèn luyện phương pháp độc thoại đúng cách
5.1 Luôn giữ thái độ tích cực
Duy trì thái độ tích cực là gạch đầu dòng cực kỳ quan trọng trong việc áp dụng và rèn luyện độc thoại đúng cách. Sở dĩ, dù tồn tại dưới dạng suy nghĩ hay lời nói thì tiếng nói tiêu cực, chì chiết bản thân cũng để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm suy giảm lòng tự tin và ‘méo mó’ tâm trí của mỗi người. Vì thế, nếu phát hiện ra bản thân đang có xu hướng nhìn nhận mọi chuyện từ góc nhìn không mấy cởi mở thì hãy nhanh chóng tìm cách điều chỉnh lại khuôn mẫu suy nghĩ theo hướng ‘tươi sáng’ hơn.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là thay thế chúng bằng những lời động viên mang tính thái quá. Thay vào đó, hãy tập trung nuôi dưỡng tư duy tích cực, đồng thời nhận định từ khía cạnh thực tế nhưng vẫn lạc quan, vui vẻ.
5.2 Đặt câu hỏi
Câu hỏi luôn được xem là công cụ cải thiện trí nhớ và sự tập trung cực kỳ hiệu quả. Đằng sau mỗi câu hỏi luôn chứa đựng một lời giải thích, đáp án hoặc thông tin bổ ích nào đó có ích cho bạn. Đừng ngại đặt ra những thắc mắc khi tự nói chuyện bởi chúng có thể hữu ích cho bạn rất nhiều.
5.3 Theo dõi ‘tiếng nói’ của bản thân
Việc theo dõi ‘tiếng nói’ của bản thân cũng hiệu quả giống như việc lắng nghe tỉnh thức, tiềm ẩn khả năng nâng cao nhận thức và thấu hiểu chính mình. Khi để ý, bạn có thể nghe thấy những suy nghĩ của mình, quan sát, gọi tên cũng như kiểm soát chúng ở mức độ phù hợp.
5.4 Sử dụng ngôi thứ 2 hoặc 3
Chuyển sang giao tiếp bằng ngôi thứ 2 hoặc 3 đã được chứng mình rằng sẽ giúp người nói điều chỉnh tâm trạng hiệu quả hơn khi đứng ở ngôi thứ nhất. Quá trình này vô tình tạo ra ‘khoảng cách’ vừa đủ với những suy nghĩ, cảm xúc rối ren, từ đó giảm bớt căng thẳng và áp lực. Chưa kể, chứng kiến câu chuyện từ một góc độ khác cũng giúp bạn đưa ra đánh giá toàn diện, khách quan.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm đề tài độc thoại với bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc thêm: Cherophobia là gì/hội chứng sợ hạnh phúc là gì?