Tư thế ngủ tốt nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ, bạn đã biết chưa?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Tư thế ngủ tốt nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ là điều được rất nhiều quan tìm hiểu trong thời gian gần đây. Chứng ngưng thở khi ngủ làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, sức khỏe của người mắc phải. Trong bài viết này, Vua nệm sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về chứng ngưng thở khi ngủ và tư thế ngủ phù hợp nhất, giúp hạn chế tối đa các tác động xấu đến sức khoẻ của người mắc phải.

1. Chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Có nguy hiểm không? 

1.1. Chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Chứng ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khi ngủ là một chứng bệnh được bắt gặp ở rất nhiều người, chứ không phải xa lạ gì.

Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến do tắc nghẽn (OSA). Hiểu một cách đơn giản, chứng ngưng thở khi ngủ xuất hiện khi thanh quản hẹp lại do các cơ vùng hầu cũng nghỉ ngơi lúc ta ngủ. Do thanh quản bị hẹp lại nên không khí lưu thông qua vùng hầu họng sẽ khó hơn, khiến cho người bệnh bị ngáy. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng thì hầu họng sẽ hoàn toàn khép lại và làm cho bệnh nhân không thở được trong một khoảng thời gian.

Tình trạng ngưng thở có thể kéo dài từ 10 đến 20 giây mỗi lần và có thể xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ chính là ngáy to, thở hổn hển khi ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn và buồn ngủ quá mức vào ban ngày.

Hiện nay, chứng ngưng thở khi ngủ được chia thành nhiều mức độ khác nhau và được đo bằng chỉ số ngưng thở/giảm thở (AHI), chỉ số này đo số lần ngưng thở hoặc giảm thở trung bình trong một giờ của người bệnh. Cụ thể như sau.

  • Chứng ngưng thở khi ngủ ở tình trạng nhẹ là chỉ số AHI từ 5 đến 15. Hiểu đơn giản là, người bệnh sẽ có từ 5 đến 15 lần ngưng thở hoặc giảm thở mỗi giờ. Với những trường hợp không có các triệu chứng nặng khác, chứng ngưng thở khi ngủ nhẹ có thể không cần điều trị.
  • Nếu chỉ số AHI từ 15 đến 29 là chứng ngưng thở khi ngủ ở mức vừa phải.
  • Ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng là AHI xảy ra từ 30 lần trở lên trong một giờ. Trường hợp này cần phải thăm khám và điều trị ngay để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
Chứng ngưng thở khi ngủ là gì
Chứng ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ do tắc nghẽn (OSA)

Có một điều mà các bạn cần phải chú ý, một người nào đó chỉ mắc bệnh ở mức độ thấp của chứng ngưng thở, nhưng vẫn có thể phải tỉnh dậy khoảng 120 lần mỗi đêm. Đối với người mắc chứng ngưng thở khi ngủ nặng, có thể thức dậy tới 240 lần mỗi đêm. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của họ.

1.2. Chứng ngưng thở có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì sẽ tác động rất xấu đến sức khỏe, giấc ngủ và  hoạt động hàng ngày.

Điều dễ nhận thấy nhất chính là mất ngủ. Việc mất ngủ liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, từ đó làm giảm năng suất làm việc và học tập. Cùng với đó, việc mất ngủ còn làm suy giảm ham muốn tình dục, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn nhịp sống sinh học của cơ thể,…vv.

Ngoài ra, nếu người bệnh không biết cách để điều trị sớm còn có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác. Nổi bật phải kể đến như: Nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đái tháo đường, đột quỵ…

Chứng ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không
Chứng ngưng thở khi ngủ làm người bệnh mất ngủ thường xuyên

2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở

Theo các Bác Sĩ, chứng ngưng thở khi ngủ có thể bắt gặp ở mọi đối tượng trong mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, các trường hợp được gặp nhiều nhất thường tập trung ở tuổi trung niên và tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ.

Bên cạnh đó, những người bị béo phì còn có nguy cơ bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ gấp 3 lần người bình thường. Những người có cấu trúc đường hô hấp trên bất thường như: Phì đại amidan, hàm nhỏ, hàm ra sau, lưỡi quá to, tắc mũi…cũng có nguy cơ mắc rất cao.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, nhược giáp, suy tim, bệnh mạch máu não…cũng có nguy cơ mắc chứng ngưng thở cao hơn người bình thường.

Những đối tượng còn lại cũng có nguy cơ cao mắc chứng khi ngưng thở khi ngủ phải kể đến như: Người trong gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ, nghiện rượu, sử dụng thuốc an thần, chất gây nghiện,…vv.

ai dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Người béo có nguy cơ mắc chứng ngưng thở cao gấp 3 lần người thường

3. Tư thế ngủ tốt nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ 

Mặc dù có rất nhiều người trên thế giới mắc chứng ngưng thở khi ngủ nhưng lại rất ít người biết được mối liên hệ giữa tư thế ngủ và chứng bệnh này. 

Trong tất cả các tư thế ngủ, nằm ngửa là tư thế tồi tệ nhất đối với người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Theo Tiến sĩ Chester Wu, bác sĩ được chứng nhận hai hội đồng về Tâm thần học và Y học Giấc ngủ, “nằm ngửa khi ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ vì tư thế này khiến lưỡi và vòm miệng mềm của bạn bị xẹp xuống đường thở, gây cản trở hô hấp”. Bác sĩ Wu cũng lưu ý rằng, một số người có thể thấy tình hình được cải thiện khi không nằm ngửa mà chuyển sang nằm nghiêng.

Theo Tiến sĩ Chester Wu cho biết, nằm nghiêng khi ngủ có thể giúp thông thoáng đường thở và giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Ông cũng chỉ ra rằng, tư thế ngủ nghiêng sẽ làm giảm áp suất không khí trên máy CPAP (máy thở áp lực dương),  vì tư thế này cho phép thở dễ dàng hơn.

Tư thế ngủ tốt nhất cho chứng ngưng thở
Tư thế ngủ tốt nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ là nằm nghiêng

Tùy vào sở thích, các bạn có thể ngủ nghiêng bên trái hay bên phải cũng được. Tuy nhiên, các bạn nên sắm cho mình một chiếc nệm chất lượng tốt, hỗ trợ tư thế ngủ nghiêng để không làm ảnh hưởng đến xương sống nhé. Tại Vua Nệm hiện có rất nhiều nệm ngủ chất lượng cao, phù hợp cho tư thế ngủ nghiêng, nếu bạn có nhu cầu thì hãy liên hệ với Vua Nệm, để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.

Các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm nệm tốt tại Vua Nệm như: 

4. Cách điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

4.1. Sử dụng máy thở áp lực dương CPAP

Phương pháp sử dụng máy thở CPAP để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ hiện được rất nhiều nơi áp dụng. Máy thở CPAP có khả năng tạo ra luồng khí dương, liên tục thổi vào đường hô hấp, giúp nâng đỡ được cơ vùng hầu họng, không cho xẹp xuống, nên bệnh nhân sẽ không mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ.

Sử dụng máy thở áp lực dương CPAP điều trị chứng ngưng thở
Sử dụng máy thở áp lực dương CPAP để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Theo khuyến cáo của Hội y học giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), mỗi đêm bệnh nhân nên sử dụng tối thiểu 4 giờ và mỗi tháng ít nhất phải được 70% số ngày sử dụng. Như vậy tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

4.2. Sử dụng dụng cụ nâng hàm

Dụng cụ nâng hầm là các thiết bị chuyên dụng, có khả năng giữ vòm hầu lên trên, hàm dưới và lưỡi đẩy ra phía trước, từ đó sẽ ngăn không cho đường thở đóng lại. Phương pháp này rất phù hợp cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ ở mức nhẹ và vừa.

4.3. Phẫu thuật tai mũi họng để điều trị chứng ngưng đường thở khi ngủ

Phẫu thuật là phương án hiệu quả cao và thường dùng cho các đối tượng bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ do cấu trúc của đường hô hấp. Tuỳ vào từng nguyên nhân thì Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau.

Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến phải kể đến như: Phẫu thuật mũi; cắt amidan; phẫu thuật chỉnh sửa lưỡi gà, vòm hầu, họng, lưỡi; phẫu thuật làm nhô ra trước xương hàm dưới và cơ cằm lưỡi; phẫu thuật treo xương móng; …

Ngoài 3 phương án điều trị ở trên, bệnh nhân cũng cần phải chủ động loại bỏ rượu bia, chất kích thích, không sử dụng thuốc ngủ, không sử thuốc an thần và thuốc chống động kinh vào ban đêm.

điều trị chứng ngưng thở bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án hiệu quả cao và thường dùng cho các đối tượng bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ

XEM THÊM:

Trên đây là các thông tin cơ bản về chứng ngưng thở khi ngủ và các phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Như các bạn đã thấy, tư thế ngủ tốt nhất cho chứng ngưng thở khi ngủ là nằm nghiêng sang một bên. Nếu bạn muốn có được một chiếc nệm êm ái, phù hợp với tư thế ngủ nghiêng, giúp hạn chế tình trạng cong vẹo cột sống, nhức mỏi khi ngủ dậy, thì hãy liên hệ với Vua Nệm nhé.

Nguồn tham khảo: https://sleepopolis.com/education/the-best-sleep-positions-for-sleep-apnea/

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM