Năm nào cũng đều diễn ra tiết Đại Hàn thế nhưng thực tế không phải ai cũng biết về tiết khí này là gì? Trên thực tế, bất kỳ tiết khí nào trong năm cũng đều có rất nhiều tác động tới cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ thế nào là tiết Đại Hàn và tiết này bao giờ xuất hiện, có đặc điểm, ý nghĩa ra sao?
Nội Dung Chính
1. Tiết Đại Hàn là gì?
Từ lâu người phương Đông đã chia một năm thành 24 tiết khí khác nhau và Đại Hàn là một trong số đó. Đây là tiết khí cuối cùng trong năm và cũng là thời điểm giá rét nhất. Nhiệt độ thời tiết giảm sâu, khí trời lạnh lẽo, khô hanh, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, giao thông, việc chăn nuôi và trồng trọt.
Đại Hàn là một từ ghép Hán Việt. Trong đó “Đại” nghĩa là to lớn, cao cả, đứng đầu, đứng nhất,… “Hàn” là lạnh giá, lạnh lẽo,… Như vậy, Đại Hàn có thể hiểu là thời điểm lạnh giá nhất.
2. Tiết Đại Hàn diễn ra vào thời gian nào?
Được biết, tiết Đại Hàn sẽ bắt đầu vào ngày 20/01 hoặc 21/01 và kết thúc vào ngày 03/02 hoặc 04/02 Dương lịch, sau tiết Tiểu Hàn và trước tiết Lập Xuân. Khi này, các quốc gia ở vùng cực Nam sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt lượng nên trời sáng lâu, không khí ấm áp, các khối băng cũng có xu hướng bị tan chảy. Thậm chí, các quốc gia ở ngay vùng tâm cực còn có thể không có ban đêm trong nhiều ngày.
Ngược lại, những quốc gia ở bán cầu Bắc thì lại cách xa Mặt Trời nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt lượng hơn. Thế nên trời thường âm u, nhiệt độ thấp, ban đêm có xu hướng dài hơn ban ngày. Thậm chí còn thường xuyên xuất hiện tình trạng băng tuyết kèm theo các đợt gió lạnh và khô hành. Đây có thể nói chính là thời điểm lạnh nhất trong năm của các quốc gia nửa kia bán cầu Bắc.
3. Đặc điểm của tiết Đại Hàn
Trong 24 tiết khí thì Đại Hàn là tiết khí lạnh giá nhất. Nhiệt độ xuống cực thấp, thường xuyên xuất hiện tuyết rơi và băng giá. Thế nhưng đây cũng là thời điểm sự sống bắt đầu hồi sinh. Có rất nhiều loài thực vật trong tự nhiên có thể sinh trưởng được trong thời tiết này hoặc tới chu kỳ phát triển, chúng bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Ví dụ như: Đào, mơ, mận,…
Bên cạnh đó, cũng có không ít loài động vật bắt đầu tỉnh dậy sau thời gian dài ngủ đông. Một số loài chim di trú, ví dụ như chim én cũng từ phương Nam bay về, báo hiệu rằng mùa Xuân đang đến gần.
Thời điểm này cũng ngày một cận kề Tết Nguyên Đán. Mọi người bắt đầu tất bật với các hoạt động kinh tế, mua sắm nên không khí dù lạnh nhưng lại trở nên vô cùng sôi động, rộn ràng.
4. Ý nghĩa của tiết Đại Hàn
4.1. Kinh dịch
Xét về kinh dịch thì tiết Đại Hàn thuộc quẻ Lâm – một quẻ đại cát. Quẻ này báo hiệu sự hồi sinh của vạn vật, dương khí cũng được khôi phục. Bên cạnh đó, trong thời gian này còn có thể xuất hiện các cuộc gặp gỡ, hội ngộ có thể mang tới những điều tốt lành, may mắn, thịnh vượng, rất tốt cho tương lai.
4.2. Tử vi
Về phong thủy, Đại Hàn cũng có ý nghĩa rất lớn. Với những ai thuộc mệnh Thổ thì vào giai đoạn Đại Hàn có thể gặp được rất nhiều điều may mắn, tốt lành trong cuộc sống. Bên cạnh đó, sức khỏe của họ cũng không xảy ra vấn đề gì, rất ổn định và có tinh thần minh mẫn, sáng suốt, vững vàng. Trong sự nghiệp họ có thể gặp được nhiều cơ hội tốt, đường tài vận thênh thang, rộng mở. Ngoài ra, Đại Hàn cũng là thời điểm lý tưởng để thực hiện các việc đại sự, ví dụ như động thổ, cưới hỏi,…
5. Nên làm gì vào tiết Đại Hàn?
5.1. Chú ý giữ gìn sức khỏe
Như đã nói, vào tiết Đại Hàn trời rất lạnh giá. Thế nên, để tránh bị bệnh tật bạn nên cố gắng giữ ấm cho cơ thể và hạn chế ra ngoài. Luôn luôn chuẩn bị đầy đủ quần áo dày giữ nhiệt, mũ lên, bao tay, bít tất, giày,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua sắm thêm túi giữ nhiệt, quạt sưởi và chăn ga gối nệm. Nếu có nhu cầu mua chăn ga gối nệm chất lượng bạn có thể tìm đến với Vua Nệm.
5.2. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
Ngoài giữ ấm cho cơ thể thì bạn cũng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng. Các thực phẩm giàu vitamin và protein rất tốt cho sức khỏe. Khi chế biến thực phẩm có thể sử dụng thêm tỏi, ớt, tiêu,… để đẩy bớt khí lạnh trong cơ thể ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn nên ăn thức ăn khi còn nóng và uống nhiều nước ấm để tránh bị cảm cúm, viêm phổi.
Nếu có điều kiện bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho thận. Các thực phẩm bổ thận dương như: Lộc nhung, nhục thung dung,… rất tốt với sức khỏe. Nếu bạn hay đổ mồ hôi trộm, cảm thấy mệt mỏi, thiếu tinh thần thì có thể sử dụng táo đỏ, hồng sâm.
5.3. Ăn xôi nếp ngày Đại Hàn
Một số nơi có phong tục ăn xôi nếp, bánh nếp hay bánh chưng vào ngày tiết Đại Hàn. Đây đều là các thực phẩm có tính ôn, vị ngọt, rất ngon miệng, dễ ăn, giàu dinh dưỡng lại còn có thể giúp cơ thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Bên cạnh xôi nếp thì cũng có một số nơi sẽ ăn gà hầm, gà tần thuốc bắc vào những ngày Đại Hàn Còn gì tuyệt hơn là được ăn những bát canh hầm nóng hổi, giàu dinh dưỡng như vậy trong thời tiết lạnh giá?
5.4. Tập thể dục thể thao
Hãy cố gắng duy trì thói quen tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Việc này vừa giúp các cơ săn chắc, dẻo dai lại còn tăng sức đề kháng và thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Bên cạnh đó, khi tập thể dục còn giúp làm nóng cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế ra ngoài hay tham gia các hoạt động ngoài trời, nhất là vào sáng sớm hay đêm khuya vì lúc này nhiệt độ thường xuống rất thấp, có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
5.5. Chú ý chăn nuôi, trồng trọt
Với những người làm công việc chăn nuôi và trồng trọt cần đặc biệt chú ý để giảm thiểu thiệt hại trong ngày Đại Hàn lạnh giá. Hãy thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết và luôn trong tâm thế sẵn sàng để có biện pháp bón phân, tiêm phòng, giữ ấm cho cây trồng và vật nuôi.
Trên đây là thông tin chi tiết về tiết Đại Hàn. Thời tiết vào giai đoạn này vô cùng khắc nghiệt. Vì vậy, bạn cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận để đảm bảo cho sức khỏe bản thân cũng như mọi người trong gia đình. Đừng quên chú ý tới cả vật nuôi, cây trồng để tránh bị thiệt hại về kinh tế.
>>>Xem thêm:
- Tiết Tiểu Thử là gì
- Tiết Mang Chủng là gì?
- Tiết Đại Thử là gì?
- Tiết Tiểu Mãn là gì?
- Tiết cốc vũ là gì?
- Tiết Xử Thử là gì?
- Tiết Bạch Lộ là gì?
- Tiết hàn lộ là gì?
- Tiết Sương Giáng là gì?
- Tiết Đại Tuyết là gì?