Tiết Tiểu Thử là 1 trong 24 tiết khí trong năm dựa theo sự quan sát, chiêm nghiệm của người xưa. Nó đánh dấu sự chuyển biến của đất trời đồng thời mang đến những ảnh hưởng nhất đến đời sống con người. Trong bài viết cùng tìm hiểu chi tiết về tiết tiểu thử, ý nghĩa và những điều kiêng kỵ cần tránh nhé!
Nội Dung Chính
1. Tiết Tiểu Thử là gì?
Tiết Tiểu Thử là tiết khí thứ 11 trong hệ thống 24 tiết khí trong năm, thời điểm bắt đầu tiết Tiểu Thử là khi mặt trời nằm ở tọa độ kinh độ 105.
Giải theo chiết Hán tự, “tiểu” là nhỏ, bé, “thử” là nắng nóng, oi nực. Như vậy, giải thích 1 cách dễ hiểu thì tiết xử thử chính là thời điểm tiết trời oi nóng của mùa hè nhưng chưa lên tới đỉnh điểm.
2. Năm 2023, Tiết Tiểu Thử diễn ra vào lúc nào?
Tính theo lịch Vạn Niên, năm Tân Sửu có tiết Tiểu Thử bắt đầu từ ngày 7-8/7/2023 (DL) và kết thúc vào ngày 22/7/2023 (DL), tức khoảng tháng 7 âm lịch.
3. Đặc điểm của tiết Tiểu Thử
3.1. Đặc trưng thời tiết
Đặc trưng thời tiết của tiết Tiểu Thử là khí hậu nóng nực, oi ả, độ ẩm trong không khí tăng và thường có những cơn mưa rào, thậm chí là bão, lũ. Điểm đặc trưng tiếp theo của tiết Tiểu Thử là ngày dài hơn đêm.
Nguyên nhân là bởi đây là thời điểm khu vực bán cầu Bắc nhận được ánh sáng và nhiệt độ cao hơn phía Nam, thời gian chiếu sáng của Mặt Trời kéo dài hơn so với các thời điểm khác trong năm.
Bên cạnh đó, tiết Tiểu Thử còn thể hiện ở hiện tượng đối lưu không khí. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của những cơn áp thấp nhiệt đới, gây hiện tượng mưa bão ở nhiều khu vực. Ngoài ra, còn 1 hiện tượng thời tiết phổ biến nữa diễn ra trong tiết Tiểu Thử được gọi là “gió Phơn Tây Nam”. Nó là kết quả của hoạt động của gió mùa Tây Nam thổi về từ vịnh Bengan Ấn Độ.
Những cơn gió thổi về từ biển, mang theo nguồn hơi nước dồi dào khiến cho độ ẩm tăng cao. Khi đi qua đồi núi khu vực phía Tây Ấn Độ thì bị chăn lại, ngưng tự và gây mưa ở sườn núi Tây. Khi đi qua được tới sườn Đông thì những cơn gió đã mất đi đáng kể hơi nước. Giờ đây chỉ còn hơi nóng, khô hanh và độ ẩm thấp, khiến con người sinh sống ở khu vực phía Tây cảm thấy vô cùng khó chịu, ngột ngạt.
Chính bởi lẽ này mà thời tiết tại các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc bị oi bức, ngột ngạt kèm theo bão, lũ. Nhìn chung, đây là thời điểm bão, áp thấp nhiệt đới đã bắt đầu xuất hiện.
3.2. Thực vật
Với đặc điểm thời tiết như trên, tiết Tiểu Thử là thời điểm vô cùng lý tưởng cho các loài thực vật phát triển nhanh, đẩy mạnh tốc độ quang hợp. Khi này, các cây ngũ cốc, lương thực đã trở nên cứng cáp, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, do độ ẩm lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài nên tạo điều kiện cho cây cỏ dại xâm chiếm, có thể ảnh hưởng đến mùa màng hoa trái. Hiện tượng lũ lụt cũng có thể gây ngập úng nhiều loài thực vật.
3.3. Động vật
Các loài động vật từ côn trùng, sâu bọ cho tới chim, cá, thú đều hoạt động rất mạnh, có nguồn thức ăn rất dồi dào, không ngừng sinh sôi, nảy nở.
3.4. Con người
Vào tiết Tiểu Thử, cuộc sống con người có nhiều sự thay đổi lớn. Người nông dân tất bật hơn với chuyện đồng áng, chăm sóc cây trồng trong mùa vụ mới. Đồng thời, cần chuẩn bị thật kỹ để đối phó với nguy cơ bão lụt có thể xảy bất kỳ lúc nào.
Ngư dân xem tiết Tiểu Thử là thời điểm vàng để tăng thêm thu nhập do đây lúc này các loài thủy hải sản phát triển mạnh. Tuy vậy cũng giống như người nông dân, họ cần sự chuẩn bị chu đáo để đối phó với nguy cơ thiên tai bão lũ.
Khi đất trời chuyển sang tiết Tiểu Thử, con người cần chăm sóc sức khỏe kỹ hơn vì rất dễ mắc cảm mạo, phát nhiệt, bệnh về máu (như huyết áp, tim mạch, tai biến, đột quỵ).
Thiên tai bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà vấn đề tính mạng, sức khỏe cũng rất quan trọng cần lưu tâm trong tiết này.
4. Khai vận phong thủy trong tiết khí Tiểu Thử
Do đặc thù thời tiết oi bức, độ ẩm cao nên dễ khiến con người sinh bệnh tật, chán nản, lười biếng, tinh thần kém minh mẫn. Dưới đây là 1 số mẹo khai vận phong thủy được người xưa áp dụng để tăng cường sức khỏe và thu hút may mắn trong tiết Tiểu Thử:
4.1. Giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát
Giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát là bí quyết đầu tiên và vô cùng đơn giản để khai vận phong thủy. 1 không gian sống gọn gàng, sạch sẽ sẽ đem đến nguồn sinh khí dồi dào, thúc đẩy may mắn và mang lại sức khỏe, tài lộc tràn ngập cho các thành viên trong gia đình.
4.2. Giữ vệ sinh thân thể
Điều này sẽ giúp đem lại cảm giác tích cực hơn, giúp tinh thần bạn luôn hưng phấn, tràn đầy sáng tạo và niềm vui. Sự dễ chịu, thoải mái cũng sẽ giúp bạn duy trì và xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó, con đường công danh sự nghiệp cũng ngày 1 rực rỡ, hanh thông.
4.3. Cân bằng ngũ hành cho người Thổ vượng
Thời diễn ra tiết Tiểu Thử ngũ hành thổ vượng nên những người có dụng thần là Thổ cần bổ trợ yếu tố Thổ để cân bằng ngũ hành tứ trụ, giúp thu hút nhiều vượng khí tài lộc.
5. Phương pháp dưỡng sinh trong tiết khí Tiểu Thử
5.1. Dưỡng sinh theo phương pháp “Đông bệnh Hạ trị”
Vào tiết Tiểu Thử, người xưa khuyên rằng chúng ta nên dưỡng sinh bằng phương pháp “Đông Bệnh Hạ trị”, tức là bắt đầu tiến hành chữa trị các bệnh gặp vào mùa Đông trong khi Hạ đến.
Dựa theo nguyên tắc này, 1 số bệnh mãn tính thường phát tác trong thời tiết đông giá rét lạnh như viêm phế quản, viêm phổi, ho lâu ngày, hen, suyễn, viêm mũi, viêm họng,… cần được tiến hành điều dưỡng lợi dụng tiết trời đang “phục hạ” tràn đầy dương khí thay vì chờ đến Đông.
Như vậy phương pháp “Đông bệnh Hạ Trị” chính là việc lợi dụng tính dương khí của hạ để bồi dưỡng cơ thể, chữa trị và phòng ngừa các bệnh dễ phát tác vào mùa đông (âm thịnh). Không chỉ điều trị các bệnh mãn tính mà tiết tiểu thử còn là thời điểm lý tưởng để dưỡng sinh, phục hồi và cường tráng thân thể, sức khỏe.
Dân gian lưu truyền nhiều mẹo dưỡng sinh theo phương pháp “Đông bệnh Hạ trị”. 1 trong số đó là phương pháp huyệt vị. Theo đó, ta dán thuốc (nguồn gốc thảo dược) lên các huyệt vị đặc biệt của cơ thể. Thuốc sẽ thẩm thấu vào bên trong kinh mạch, tác động và điều chỉnh hiệu quả chức năng hoạt động của tạng phủ. Từ đó, bổ sung thêm dương khí cho thân thể, hỗ trợ phòng bệnh, chữa bệnh hiệu quả.
Một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe vào thời điểm tiết Tiểu Thử diễn ra là: dưa chuột, bí xanh, dưa hấu, dưa mật, dưa gang, mướp đắng, dưa lê, mận, anh đào, đậu xanh, cà chua, trà xanh, bạc hà, hạt sen, cá trắng, đậu hũ, kim ngân hoa, trà hoa cúc…
5.2. Dưỡng sinh theo văn hóa dân gian
Vào những ngày Tiểu Thử, tiết trời nóng lên rõ rệt. Người xưa tin rằng, khi này, chúng ta cần áp dụng 1 số phương pháp để bảo vệ cơ thể khỏi sự nóng ẩm của tiết khí Tiểu Thử.
Sự đúc kết này được thể hiện câu tục ngữ: “Sáu tháng sáu, nhà nhà phơi nắng lớn“, tức thời điểm 6/6 âm khởi đầu của tiết Tiểu Thử là ngày nhiệt độ cao, nắng chiếu mạnh, nên khẩn trương đem quần áo, tranh sách ra phơi nắng. Ánh nắng mặt trời có thể ngăn ngừa ẩm mốc, phòng trừ nguy cơ dịch bệnh, loại bỏ sâu bọ.
5.3. Ăn canh bánh trừ tà
Nhiệt độ trong tiết Tiểu Thử khá cao, gây nóng bức, nắng to kéo dài. 1 phương pháp dưỡng trí rất tốt được dân gian lưu truyền là ăn bánh canh. Đây là món ăn được làm từ bột nhào thành từng miếng nhỏ rồi cho vào nồi nước dùng thanh ngọt nấu chín. Ăn bánh canh giúp trừ tà khí, bảo vệ vị khí.
Ngày đầu tiên trong tiết Tiểu Thử, người dân sẽ nấu bánh canh từ những hạt gạo vừa được thu hoạch, dâng kính thần Ngũ Cốc và tổ tiên trước để cảm tạ đã phù hộ mùa màng thuận lợi. Sau đó, mọi người mới bắt đầu dùng bữa với món ăn này.
XEM THÊM:
- Tiết hàn lộ là gì? Ý nghĩa và những kiêng kỵ cần tránh
- Tiết Bạch Lộ là gì? Ý nghĩa phong thủy và kiêng kỵ cần tránh
Trên đây là những thông tin thú vị liên quan tới tiết Tiểu Thử. Hy vọng bài viết đã giúp bạn thỏa mãn bộ óc tò mò về khí tiết này rồi nhé!