Hiện nay vải cotton poly là chất liệu được sử dụng phổ biến bởi chúng sở hữu những đặc tính tuyệt vời. Từ sự kết hợp giữa hai hay nhiều loại nguyên liệu khác nhau đã tạo ra loại vải cotton poly. Vì thế chất vải này sở hữu những tính năng nổi bật hơn hẳn so với chất vải cotton tự nhiên.
Nội Dung Chính
1. Vải cotton poly là gì? Các loại vải cotton poly phổ biến
Cotton Poly là một loại chất liệu vải được cấu tạo từ sợi cotton và polyester, là sự pha trộn những sợi bông tự nhiên và những nguyên liệu sợi nhân tạo khác. Vì thế, so với vải 100% cotton tự nhiên thì nó sở hữu những tính năng vượt trội hơn.
Sợi cotton được tạo nên từ những sợi bông nguyên chất, có pha thêm ít hóa chất nhằm tăng độ bền và tạo độ bóng cho mặt vải. Ngoài sợi bông tự nhiên, thành phần chính trong loại vải này còn có sợi Ethylene trong vải Polyester. Chất sợi Ethylene có xuất xứ từ dầu mỏ, giúp tạo ra những ưu điểm mới cho dòng chất liệu này. Đó chính là: chất lượng quần áo được cải thiện, trọng lượng quần áo nhẹ hơn, vải bền và chắc hơn, giá thành rẻ so với thị trường.
Phương pháp kết hợp sợi cotton và sợi polyester đã được áp dụng từ rất lâu trong ngành may mặc. Bên cạnh đó, chất vải cotton poly được áp dụng công nghệ dệt hiện đại hơn, từ đó tạo ra chất liệu vải cao cấp hơn. Chúng không những có ưu điểm thoáng mát của sợi cotton mà còn có bề mặt trơn bóng, đàn hồi tốt của vải polyester. Ngoài ra, chất vải này mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, không nhăn và phù hợp với nhiều dịp, nhiều môi trường trường. Sau đây hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết hơn về loại vải này nhé.
2. Phân loại cotton poly
Để phân loại loại vải này người ta dựa theo tỉ lệ thành phần trong vải. có 5 loại vải cotton poly phổ biến.
- Cotton poly 20/80
Đây là chất vải có thành phần có 20% cotton và 80% polyester. Đặc điểm của chất vải này có tính chống thấm tốt.
- Cotton poly 80/20
Ngược lại với cotton poly 20/80 thì cotton poly 80/20 lại chứa 80% cotton và 20% polyester. Nhờ thành phần chính là cotton nên chất vải này có đặc tính thấm hút vượt trội, mang đến cảm giác thoáng mát cho người sử dụng.
- Cotton poly 35/65 (hay còn gọi là vải tixi)
Thành phần của chất vải này là 35% cotton và 65% polyester. Loại vải này còn có tên là cotton tixi.
- Cotton poly 60/40 (hay còn gọi là vải CVC)
Thành phần của chất vải này là 60% cotton và 40% polyester. Chất vải này được ứng dụng nhiều trong may mặc và đồ nội thất.
- Cotton poly 25/75
Với tỉ lệ thành phần 25% cotton và 75% polyester, chất vải này có đặc điểm độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt. Nhưng có độ thấm hút kèm do thành phần cotton chiếm tỷ lệ ít. Chất vải này được ứng dụng trong may đồ nội thất.
Như vậy, thành phần vải sẽ quyết định đặc tính của cotton polyester. Nếu thành phần cotton chiếm tỷ lệ nhiều thì vải sẽ có khả năng thấm hút tốt, mềm mại. Ngược lại nếu thành phần cotton ít, polyester nhiều thì vải sẽ có khả năng chống thấm tốt, chống nhăn tốt và có độ bền cao.
3. Ưu và nhược điểm của cotton poly
Cotton poly được nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi chúng sở hữu những ưu điểm vượt trội, nhưng bên cạnh đó cũng có một vài nhược điểm nhỏ. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu kỹ hơn về thế mạnh cũng như khuyết điểm của chất vải này nhé!
3.1. Ưu điểm
Cotton poly có những ưu điểm sau đây
- Độ bền cao
Cotton poly là sự kết hợp của sợi cotton tự nhiên và sợi nhân tạo nên có cấu trúc vô cùng vững chắc, có khả năng chống chịu tốt dưới những tác động của môi trường. Chính nhờ ưu điểm độ bền cao khiến cho chất vải này là lựa chọn hàng đầu của nhiều người.
- Giá thành thấp
Vải thuần cotton có giá thành cao. Vì vậy khi được pha trộn cùng với polyester, giá thành chất vải này đã giảm đáng kể. Như vậy với giá đầu vào thấp và giá bán ra phải chăng, chất vải này có khả năng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, mức độ phổ biến cao.
- Chống nhăn tốt
Cấu tạo của cotton poly bao gồm sợi nhân tạo polyester giúp khắc phục nhược điểm của cotton là hay nhăn. Do đó, nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian ủi phẳng quần áo thì vẫn có thể yên tâm lựa chọn những bộ trang phục có chất vải này mà không lo bị nhăn hay nhàu.
- Dễ làm sạch và khả năng kháng khuẩn cao
Vải cotton poly còn sở hữu một ưu điểm được nhiều người ưa thích hơn cả đó chính là dễ làm sạch và khả năng kháng khuẩn cao. Nếu không may trang trục của bạn dính những vết bám bẩn, thì có thể yên tâm rằng cotton poly là chất vải dễ dãi loại bỏ những vết bẩn này. Ngoài ra, chất vải này có sở hữu tính kháng khuẩn cao, hạn chế nấm mốc và an toàn cho da.
- Dễ nhuộm, dễ in màu:
Chất liệu này có đặc điểm dễ nhuộm, dễ in màu trên vải mà không lo bị phai màu theo thời gian.
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, thì cotton poly cũng tồn tại một vài nhược điểm nhỏ. Những sản phẩm chứa thành phần polyester cao thì vải khá nóng, ít thấm hút. Điều này dễ khiến người mặc cảm thấy khó chịu, bí bách khi mặc trang phục này tham gia các hoạt động thể thao.
Chất vải cotton poly nếu có tỉ lệ thành phần poly lớn hơn 40% thì sau thời gian dài sử dụng dễ bị xù mặt vải. Ngoài ra, vải cotton poly không được mềm mại như vải cotton 100%.
4. Ứng dụng của vải cotton poly
Cotton poly là chất vải được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt là thời trang. Chất vải này được ứng dụng nhiều trong may quần áo thời trang nam nữ, đồng phục công ty, học sinh, bệnh viện và đồ thể thao. Những bộ trang phục được may từ cotton poly có ưu điểm giúp người mặc tôn lên đường cong quyến rũ, làm nổi bật sự mềm mại của cơ thể.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng chất vải trong sản xuất đồ nội thất phòng ngủ. Cotton poly đước ứng để sản xuất chăn ga, gối nệm. Những sản phẩm này không chỉ cao cấp và có độ bền cao mà còn thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, các sản phẩm chăn ra được may từ chất vải cotton poly giảm tình trạng nhăn nhúm hay sờn rách sau khi giặt.
5. Cách bảo quản vải cotton poly
Cotton poly tuy có độ bền cao nhưng trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý để có thể phát huy ưu điểm và kéo dài tuổi thọ của chất vải này một cách tối đa:
- Không giặt sản phẩm quá lâu trong xà phòng để tránh tình trạng phai màu, hoa văn bị bong tróc. Bạn chỉ nên ngâm trong xà phòng vài phút rồi tiến hành xả lại với nước sạch.
- Không sử dụng chất tẩy rửa hoặc làm sạch có nồng độ hóa chất mạnh vì dễ khiến độ bền màu của sản phẩm giảm đi đáng kể.
- Hạn chế chà xát bề mặt vải, để tránh tình trạng xù lông, ảnh hưởng đến cấu trúc của sợi vải.
- Không phơi sản phẩm trực tiếp dưới ánh nắng gắt.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để có thể duy trì tuổi thọ sản phẩm một cách tối đa.
Trên đây là những chia sẻ về vải cotton poly mà Vua Nệm đã tổng hợp và gửi đến bạn. Mong rằng qua những thông tin hữu ích này bạn đã biết cách lựa chọn chất liệu vải cotton poly phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu sử dụng của mình
>>>Đọc ngay:
- Vải Cordura là gì? Ứng dụng của vải Vải Cordura trong đời sống
- Vải mango là gì? Phân loại và ưu nhược điểm của loại vải này
- Vải microfiber là gì? Ứng dụng của microfiber trong sản xuất chăn ga gối?
- Vải lưới là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của vải lưới