Lợi ích của giấc ngủ trưa với sự phát triển của bé

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giấc ngủ trưa đóng một vai trò rất lớn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy chỉ là một giấc ngủ ngắn nhưng lợi ích mà nó đem lại là tương đương với việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ em. Dưới đây là tổng hợp lợi ích của giấc ngủ trưa với trẻ nhỏ mà bố mẹ cần biết để giúp con phát triển tốt nhất trong giai đoạn đầu đời.

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ em

Ngủ trưa vô cùng quan trọng, không thể thiếu với trẻ nhỏ. Một giấc ngủ trưa ngon và sau sẽ giúp cho trẻ có thời gian để nghỉ ngơi, được nạp đầy năng lượng sau nhiều giờ vận động liên tục. Ngoài ra, việc ngủ trưa còn giúp não bộ và hệ thần kinh trung ương của trẻ được điều hoà. Cùng với một số lợi ích nổi bật khác mà bố mẹ cần chú ý luyện tập cho trẻ nhỏ ngủ trưa một cách linh hoạt hơn trong những ngày đầu đời.

Giấc ngủ trưa đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Giấc ngủ trưa đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ

1.1. Tăng khả năng sáng tạo

Trẻ em khi ngủ trưa thường xuyên và đủ giấc sẽ giúp cho não bộ có thể ghi nhớ dữ liệu tốt hơn, phát triển nhanh hơn. Nhờ đó, khả năng sáng tạo, tư duy logic và khả năng xâu chuỗi thông tin của trẻ cũng sẽ phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, trẻ em luôn phát huy được khả năng phân tích, xử lý về một vấn đề nào đó.

1.2. Tăng cường hệ miễn dịch

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ngủ trưa có thể làm giảm các hormone gây căng thẳng như cortisol và neuroendocrine bên trong cơ thể. Từ đó, giúp cho trẻ luôn cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng cho các hoạt động tiếp theo và đặc biệt là khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch.

Khi được ngủ trưa đầy đủ, hệ miễn dịch ở trẻ em sẽ được tăng cường
Khi được ngủ trưa đầy đủ, hệ miễn dịch ở trẻ em sẽ được tăng cường

1.3. Tăng cường sức chịu đựng

Một vài nghiên cứu về sức khỏe và giấc ngủ đã công bố trên tạp chí Sports của Mỹ đã chỉ ra rằng chỉ cần ngủ trưa trước 30 phút hoạt động thể chất cũng có thể giúp tăng cường mức độ chịu đựng ở cả người lớn lẫn trẻ em.

1.4. Cải thiện trí nhớ

Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những đứa trẻ ngủ trưa đúng giờ, ngủ sau bữa ăn có thể ghi nhớ nhanh và tốt hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa khác. Do đó, việc ngủ trưa đóng một vai trò rất lớn đối với quá trình tập trung, ghi nhớ và phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.

Bạn đã biết: Ngủ trưa dậy mệt mỏi: Nguyên nhân do đâu, cách phòng tránh

1.5. Phát triển trí tưởng tượng

Khi trẻ nhỏ được ngủ trưa đủ giấc sẽ giúp cho não bộ nâng cao được khả năng tuần hoàn máu. Nhờ đó, trẻ em sẽ phát huy được khả năng sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng siêu việt của mình. Từ đó, các thông tin mà trẻ được dạy sẽ được não bộ xử lý và kết nối với trí tưởng tượng bay bổng của trẻ nhỏ.

1.6. Giúp trẻ nhanh nhẹn hơn

Nếu ngủ trưa đúng giờ, đủ giấc, trẻ em sẽ phát triển nhanh hơn, khả năng quan sát, nhận biết và hoạt động sẽ tốt hơn. Do đó, việc ngủ trưa đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời.

Ngủ trưa đầy đủ cũng là cách giúp cho trẻ em trở nên nhanh nhẹn hoạt bát hơn
Ngủ trưa đầy đủ cũng là cách giúp cho trẻ em trở nên nhanh nhẹn hoạt bát hơn

1.7. Giúp tăng khả năng trao đổi chất

Giấc ngủ ngắn ban ngày có tầm quan trọng không kém gì so với giấc ngủ ban đêm. Đây chính là thời điểm vàng để cơ thể trẻ nhỏ được thư giãn, nghỉ ngơi và thực hiện trao đổi chất. Do đó, khi ngủ trưa đủ giấc, trẻ sẽ có cơ hội để tăng trưởng về chiều cao, về cân nặng và giữ cho sức khỏe ổn định, tránh được bệnh tật.

Nếu trẻ em không được ngủ trưa đủ giấc, không thường xuyên ngủ trưa sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất bị chậm đi, làm quá trình giải phóng năng lượng trở nên ì ạch hơn. Từ đó, trẻ em sẽ khó có thể hấp thu các chất dinh dưỡng, làm cho trẻ ăn được nhưng không lớn nhanh được.

2. Trẻ em nên ngủ trưa trong bao lâu

Ở mỗi đối tượng, mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Dưới đây là thời gian ngủ cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ:

  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh cho đến 3 tháng tuổi đều sẽ ngủ rất nhiều. Trẻ có thể ngủ lên đến 18 giờ một ngày.
  • Trẻ em mới biết đi: Với trẻ em mới biết đi, thời gian ngủ cần thiết trong một ngày là từ 12 đến 14 giờ. Khi ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi, trẻ sẽ giảm giấc ngủ ngắn trong ngày xuống còn một giấc ngủ ngắn, thường xảy ra vào đầu giờ chiều.
  • Trẻ mẫu giáo: Với trẻ em đang ở trong độ tuổi học mẫu giáo thì chúng cần được ngủ từ 11 đến 13 giờ mỗi ngày. Lúc này, giấc ngủ ban đêm sẽ quan trọng hơn so với giấc ngủ trưa. Do đó, cha mẹ hãy nên thường xuyên quan sát và tìm hiểu về trẻ nhỏ.
  • Trẻ em sau 5 tuổi: Khi ở giai đoạn này, các bố mẹ hãy cố gắng tập cho trẻ giữ thói quen ngủ trưa một giấc ngắn khoảng 30 phút để cho buổi chiều luôn được tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
Tổng hợp những thời gian ngủ trưa cần thiết đối với từng độ tuổi của trẻ
Tổng hợp những thời gian ngủ trưa cần thiết đối với từng độ tuổi của trẻ

3. Bí quyết giúp cho trẻ em có giấc ngủ tốt hơn

Để giữ cho trẻ luôn thoải mái, ngủ ngon và gia tăng hiệu quả trong quá trình học hỏi, bạn cần chú ý một số thông tin như:

Luôn giữ cho tâm trạng của trẻ trở nên thoải mái rồi với quay vào giấc ngủ. Bạn nên tập thói quen ngủ trưa cho trẻ ở trong cùng một thời điểm và một vị trí của mỗi ngày.

Cần quan sát và nắm được các dấu hiệu trẻ buồn ngủ. Nếu như bạn thấy trẻ đang ngáp, dụi mắt thì hãy đặt trẻ em ở một căn phòng mát mẻ, tối và không có tiếng ồn, không bị làm phiến để trẻ em ngủ ngon hơn:

Luôn giữ cho những giấc ngủ trưa ngắn hơn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ em càng ngủ trưa lâu thì sẽ càng khó ngủ vào ban đêm. Do đó, bạn nên rút ngắn thời gian ngủ trưa của trẻ để cho trẻ em có thể đi ngủ tối sớm hơn.

Những bí quyết giúp bố mẹ luôn đảm bảo được giấc ngủ trưa của trẻ tốt hơn
Những bí quyết giúp bố mẹ luôn đảm bảo được giấc ngủ trưa của trẻ tốt hơn

4. Cần tránh điều gì khi tập cho trẻ ngủ trưa

Để tập cho trẻ ngủ trưa hiệu quả hơn, bạn cần lưu ý tránh một số điều như sau:

Không cho trẻ ngủ trưa trên ghế ô tô: Nếu để trẻ ngủ trưa trên ghế ô tô rất dễ làm trẻ bị giật mình, tỉnh giấc rồi lại ngủ tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến cho trẻ bị mệt mỏi hơn.

Không nên vội vàng lao đến khi trẻ tỉnh giấc giữa chừng: Thông thường những tiếng nấc cụt, thút thít, thở dài, thậm chí là những tiếng rít là tiếng ồn phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi nghe những tiếng động trên, bạn không nhất thiết phải vội vàng lao đến mà chỉ cần chờ một chút xem có vấn đề gì đối với trẻ nhỏ hay không?

Đọc thêm: Ngủ trưa như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Trên đây chính là tổng hợp những lợi ích của giấc ngủ trưa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bố mẹ nhận thức được tầm quan trọng cũng như việc rèn luyện để trẻ có thể ngủ đúng giờ, khoa học hơn. Nếu cần được tư vấn chọn mua chăn gối nệm êm ái cho người lớn và trẻ em, bạn hãy liên hệ với Vua Nệm để được tư vấn chọn lựa các dòng sản phẩm an toàn, không gây kích ứng với làn da em bé nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM