Nhà hay

Xây nhà cần chuẩn bị những gì và những điều quan trọng cần biết khi xây nhà 

CẬP NHẬT 11/01/2024 | BỞI Minh Anh

Đối với người Việt, làm nhà là một việc lớn hệ trọng trong đời, đúng như ông cha ta từng nói “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”. Vậy khi xây nhà cần chuẩn bị những gì để mọi việc suôn sẻ nhất? Đọc ngay những thông tin quan trọng trong bài viết này để tránh được những tình huống không tốt xảy ra khi làm nhà.

1. Khi xây nhà cần chuẩn bị những gì?

Trước khi xây nhà, có những thủ tục cũng như công việc mà bạn cần chuẩn bị để việc xây nhà không xảy ra sự cố. Tham khảo ngay những điều cần chuẩn bị dưới đây. 

1.1. Xem tuổi và xem đất trước khi xây nhà

Theo quan niệm của người Việt, việc xem tuổi làm nhà, xem đất đai trước khi xây là vô cùng quan trọng, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn và may mắn, sức khỏe của cả gia đình. 

Theo các cụ, khi xây nhà trên những miếng đất tốt có “long mạch”, việc làm ăn cũng như hậu vận của gia đình sẽ được vượng phát, mang đến nhiều điều tốt lành. Ngược lại nếu bạn làm nhà vào những năm xấu và đất đai không tốt thì những điều xui rủi có thể xảy đến. Do đó, “có thờ có thiêng” và bạn nên xem xét kỹ yếu tố này trước khi làm nhà. 

1.2. Tính toán ngân sách cần thiết để xây nhà

Trong quá trình làm nhà, không ít người gặp tình huống chi tiêu nhiều hơn ngân sách ban đầu đã tính toán. Vậy làm thế nào để có thể xác định chuẩn xác hơn số tiền cần thiết, đảm bảo tài chính trong suốt quá trình làm nhà? Một số mẹo dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn: 

  • Xác định những yêu cầu thiết kế ngôi nhà: Ngôi nhà bạn dự kiến xây sẽ dành cho bao nhiêu người sinh sống? Sẽ có bao nhiêu phòng, diện tích là bao nhiêu, kiểu kiến trúc mà bạn dự định làm như thế nào? Có rất nhiều yếu tố mà bạn phải tính toán và càng tính kỹ thì ngân sách dự kiến sẽ càng đúng với số tiền thực tế. 
  • Tìm hiểu giá cả trên thị trường: Để làm nhà thì bạn sẽ cần tham khảo rất nhiều về giá cả thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, giá nguyên vật liệu xây dựng, tiền thuê nhân công, các trang thiết bị cần thiết…
  • Ước tính ngân sách: Dựa trên các yêu cầu về ngôi nhà tương lai và tham khảo giá, lúc này bạn có thể ước tính sơ bộ số tiền mình cần để xây nhà. Bên cạnh đó thì bạn cũng phải dự trù trong một số tình huống không mong muốn cũng như chi phí phát sinh. Khoản dự trù sẽ giúp bạn tránh những tình huống không biết xoay sở ra sao nếu có khó khăn.
Tính toán ngân sách là một bước rất quan trọng khi chuẩn bị xây nhà
Tính toán ngân sách là một bước rất quan trọng khi chuẩn bị xây nhà

1.3. Bàn bạc với gia đình

Xây nhà là quyết định ảnh hưởng đến rất nhiều thành viên trong gia đình, do đó bạn nên bàn bạc với người nhà để mọi người có thể cùng lên ý tưởng, đóng góp cho ngôi nhà tương lai. 

Việc tham khảo ý kiến các thành viên có thể gây ra khó khăn, mỗi người một ý nhưng việc ngôi nhà thành hình và mang đến hạnh phúc cho các thành viên, khiến họ có cảm giác được đóng góp, làm chủ ngôi nhà mới rất đáng để bạn lưu tâm.

1.4. Lên kế hoạch về bản vẽ thiết kế 

Như đã giới thiệu ở bước chuẩn bị ngân sách thì bản vẽ thiết kế của ngôi nhà rất quan trọng. Bạn cần chú ý các yếu tố sau đây để có được một bản vẽ thiết kế tốt nhất có thể cho ngôi nhà: 

  • Diện tích và bố trí: Xác định cách bố trí, diện tích, và hình dạng của mỗi phòng trong ngôi nhà rất quan trọng. Một thiết kế đảm bảo sẽ giúp mọi phòng đều có không gian và ánh sáng, có sự cân đối giữa các không gian chung và riêng tư. Bên cạnh đó thì các lối đi và luồng lưu thông không khí trong nhà cũng rất quan trọng, giữ cho không khí trong nhà luôn trong lành.
  • Cấu trúc và vật liệu: Tùy theo khí hậu nơi bạn xây nhà mà bạn nên chọn các loại vật liệu sao cho phù hợp, tường, móng, sàn nhà, mái, cửa sổ… bởi chúng chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu. 
  • Phong cách sống: Lựa chọn kiến trúc phù hợp với nhu cầu và phong cách sống của bạn. Hãy cân nhắc các yếu tố như không gian sử dụng, ánh sáng tự nhiên, tiện ích và thẩm mỹ để tạo ra một ngôi nhà thoải mái và hài lòng.
Lên bản vẽ thiết kế ngôi nhà sẽ giúp quá trình xây nhà suôn sẻ hơn
Lên bản vẽ thiết kế ngôi nhà sẽ giúp quá trình xây nhà suôn sẻ hơn

Bên cạnh những yếu tố trên, bạn cũng cần chú ý các yếu tố như tiện nghi, hướng nhìn, các quy định về an toàn kỹ thuật, hệ thống phòng chữa cháy, tính thẩm mỹ của ngôi nhà… Bạn có thể thuê đơn vị thiết kế kiến trúc để ngôi nhà được tối ưu nhất nếu có điều kiện và tránh được những lỗi khó chịu trong quá trình sử dụng.

1.5. Tìm kiếm nhà thầu phù hợp khi xây nhà

Sau khi có được bản vẽ chi tiết cho ngôi nhà thì bước tiếp theo bạn cần làm đó là tìm đơn vị thầu phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu danh sách các nhà thầu, xem xét các dự án họ đã làm trước đó và đánh giá từ khách hàng cũ để có cái nhìn cụ thể hơn về nhà thầu. 

Bên cạnh đó, bạn đừng ngại việc hỏi báo giá của nhiều nhà thầu. Hãy cung cấp các thông tin cần thiết về dự án, bản vẽ ngôi nhà và ác yêu cầu liên quan để các nhà thầu có thể tính giá cho bạn. Bạn nên hỏi ít nhất là ba nhà thầu để có cái nhìn tổng quan và đánh giá tốt hơn về nhà thầu. 

Bạn cần chọn một nhà thầu có giấy phép hoạt động cụ thể, sau đó ký hợp đồng một cách chi tiết, cụ thể với đầy đủ các yêu cầu pháp lý. Bạn cũng có thể nhờ người có kinh nghiệm để hỗ trợ bạn chọn một nhà thầu uy tín. 

1.6. Lựa chọn và tham khảo nguyên vật liệu xây nhà 

Một số nhà thầu có thể sẽ giúp bạn tìm nguyên vật liệu luôn, tuy nhiên để ngôi nhà có thể hoàn thiện hơn thì bạn cũng nên tìm hiểu và theo sát quá trình tìm hiểu và mua vật liệu.

>>> Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xem tuổi xây nhà năm

2. Những điều cần lưu ý khi đang xây nhà  

Ngoài những thủ tục cần chuẩn bị trước khi xây nhà thì trong quá trình làm nhà cũng có những điều quan trọng cần lưu ý.

2.1. Các thủ tục trước khi động thổ xây nhà

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, do đó tốt nhất bạn nên thực hiện một mâm cúng động thổ trước khi bắt tay vào xây nhà.

>>> Đừng bỏ lỡ: 

Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng và bài cúng động thổ

Hướng dẫn cúng động thổ, chi tiết bài văn khấn động thổ

2.2. Theo dõi sát quá trình thi công xây nhà  

Làm nhà là một quá trình lâu dài, do đó để quản lý tốt nhất bạn nên lên kế hoạch và quản lý các giai đoạn xây dựng, theo dõi tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình. Quá trình này gọi là quản lý dự án và bạn có thể tự thực hiện hoặc thuê, nhờ vả một người có nhiều kinh nghiệm, đáng tin cậy để giúp bạn quản lý.

Trong quá trình xây nhà có thể sẽ có những thay đổi hoặc điều chỉnh. Bạn cần đảm bảo là những thay đổi này đều được các bên liên quan nắm rõ. Ví dụ như bạn muốn đổi vật liệu phải có sự thống nhất với nhà thầu xây dựng để tránh những hiểu lầm và tranh chấp sau này.

Quá trình xây nhà cần sự theo dõi, giám sát
Quá trình xây nhà cần sự theo dõi, giám sát

Việc thất thoát nguyên vật liệu, có sai sót là có thể gặp phải, do đó việc theo dõi quá trình thi công sẽ vô cùng hữu ích với bạn.

2.3. An toàn lao động trong quá trình xây nhà 

Ngoài việc đảm bảo ngôi nhà được xây dựng đúng tiến độ, đẹp thì vấn đề an toàn cũng vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo rằng đội ngũ thi công luôn đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn an toàn xây dựng, bảo hộ lao động và môi trường không có các tác nhân nguy hiểm. Một giám sát công trình cũng sẽ giúp việc xây dựng an toàn hơn. 

2.4. Lựa chọn nội thất chất lượng khi làm nhà 

Ngoài thiết kế kiến trúc ngôi nhà thì phần nội thất cũng vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sống của các thành viên. Một lưu ý quan trọng khi làm nội thất đó là bạn cần chú ý cân bằng yếu tố thẩm mỹ cũng như độ tiện lợi, tính phù hợp khi sử dụng.

Nội thất chất lượng vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa đáp ứng công năng sử dụng
Nội thất chất lượng vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa đáp ứng công năng sử dụng

Một số sản phẩm nội thất phòng ngủ chất lượng như: Giường gỗ sồi Amando Apollo, Nệm foam Nhật Bản nâng đỡ cơ thể Aeroflow Standard, Bộ ga chun chần AMD Modal màu MD1 5 chi tiết… từ Vua nệm là những sản phẩm đảm bảo cả hai yếu tố thẩm mỹ và công năng sử dụng cho người dùng.

2.5. Kiểm tra và hoàn thiện việc xây nhà

Trước khi hoàn thiện thì bạn sẽ cần thực hiện những bước kiểm tra cuối cùng. Những yếu tố cần kiểm tra đó là các công trình nội thất, ngoại thất, hệ thống điện nước, ánh sáng và an ninh.

Sau đó là vệ sinh để hoàn thiện việc xây nhà, thông thường thì sau khi làm nội thất, các đơn vị sẽ dọn vệ sinh công nghiệp và giao lại cho gia chủ để làm vệ sinh chi tiết. Sau bước này thì bạn có thể dọn vào nhà mới để sống. 

>>> Đọc thêm: 

Kinh nghiệm xây nhà lần đầu

[Tư vấn] Kinh nghiệm xây nhà 1 trệt 1 lầu hiện đại, tiện nghi

Kinh nghiệm xây nhà cấp 4 hợp lý tiết kiệm chi phí

Xây nhà là một việc hệ trọng với hầu hết tất cả mọi người, do đó nhiều người sẽ khó tránh khỏi việc lo lắng và bối rối. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hỗ trợ và giải đáp thắc mắc xây nhà cần chuẩn bị những gì, giúp việc xây nhà của bạn diễn ra suôn sẻ và thành công nhất có thể.

 

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh