Thời Trang - Làm Đẹp

Vải Interlock là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải interlock

CẬP NHẬT 04/08/2023 | BỞI Ngọc Hân

Nhờ vào những sử dụng kỹ thuật sản xuất đặc biệt, nên vải Interlock có những giá trị vô cùng đặc biệt mà không phải loại vải nào cũng có, mặc dù chúng cũng được tạo nên từ những chất liệu quen thuộc như cotton, len, polyester… Nếu bạn cũng có hứng thú về vải Interlock, thì hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thông tin chung về vải Interlock là gì? 

1.1. Vải Interlock là gì? 

Vải Interlock là loại vải dệt kim được sản xuất bằng công nghệ Interlock. Đây là công nghệ dệt vải 2 lớp hay còn gọi là đan đôi. Thành phẩm tạo ra sẽ là tấm vải có bề mặt tương tự như tổ ong, mặt trước và sau đều hoàn toàn giống nhau. 

Vải Interlock là một dạng cải tiến của vải thun RIB. Vải có đường sườn mảnh và mụn hơn hẳn so với thun RIB. Vải Interlock được sản xuất từ sợi cotton, polyester, và các sợi tổng hợp khác, có độ co giãn tốt và thích hợp cho nhiều loại sản phẩm từ quần áo, đồ nội thất, đến sản phẩm y tế.

vải interlock là gì
Interlock có bề mặt tương tự như tổ ong

1.2. Thế nào là kiểu dệt Interlock?

Interlock là phương pháp dệt kim dùng hai kim trên một hàng kim để tạo ra một mẫu dệt kép hay còn gọi là dệt kim đa ngang. Nó bao gồm một cột vòng vuông góc với hàng vòng của sợi vải. Các cột vòng của lớp vải này sẽ che khít cột vòng phải của lớp vải kia. Nhờ vậy, tạo nên vải interlock 2 mặt đều giống nhau. 

Là biến thể của dệt kim sườn, interlock khi được dệt ra sẽ có độ căng tốt, bề dày hoàn hảo mang lại độ che phủ hoàn hảo cho cơ thể.  

2. Ưu và nhược điểm của vải Interlock

2.1. Ưu điểm

Những ưu điểm nổi bật mà vải Interlock mang đến chắc chắn không thể bỏ qua như:

  • Độ bền cao: cấu trúc các cột và hàng vòng vuông góc nhau. Đồng thời, lớp này che khít lớp kia đã giúp vải Interlock có bề mặt dày và chắc chắn hơn so với các loại vải khác. Từ đó, chống lại sự hao mòn theo thời gian hiệu quả. Đặc biệt, vải Interlock còn có tuổi thọ rất cao. Chính vì vậy, những sản phẩm làm từ chất liệu này cho dù có qua nhiều thời gian sử dụng vẫn trông luôn mới. Thêm vào đó, cho dù có kéo căng thì vải Interlock cũng không dễ bị sờn hay rách.
  • Khả năng thấm hút cao: thành phần cotton bên trong vải Interlock, giúp những sản phẩm được làm từ chất liệu này có khả năng mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Nhờ đó, bạn sẽ không cảm thấy bí bách hay khó chịu cho dù vào thời tiết nóng nực.
  • Độ đàn hồi cao: khả năng co giãn của vải Interlock được đánh giá rất cao. Vì thế, cho dù bạn có kéo giãn loại vải này hết sức thì chúng vẫn có thể trở lại hình dạng ban đầu.
  • Thoáng khí cao: mặc dù vải Interlock khá dày, nhưng loại vải này cũng có độ thoáng khí cao. Nhờ đó, vải Interlock thường được sử dụng để may các trang phục hàng ngày và các loại quần áo thể thao.
  • Không bị cong: công nghệ dệt vải đặc biệt giúp cho vải Interlock cho dù bị cắt thì các mép cũng không bị cong lên. Điều này chính là một trong những lý do giúp vải Interlock ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi.
  • Bề mặt mềm mại: bề mặt của vải Interlock được đánh giá là khá mềm mại. Nhờ đó, chúng có khả năng mang đến sự dễ chịu và thoải mái cho người mặc.
  • Giá cả phải chăng: mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng nhìn chung, giá thành của vải Interlock trên thị trường hiện nay tương đối hợp lý.
vải interlock có tốt không
Interlock mềm mại, bền, thấm hút mồ hôi, có mức giá tốt

2.2. Nhược điểm

Vải Interlock có cấu trúc lớn. Do đó, trong quá trình nhuộm vải, nếu bạn muốn che phủ toàn bộ bề mặt, thì cần một lượng lớn thuốc nhuộm hơn so với những loại vải khác. Ngoài ra, đối với lần giặt đầu tiên, vải Interlock sẽ bị co rút lại rất nhiều. Chính vì vậy, đối với loại vải này, tốt hơn hết là bạn nên giặt trước vải 1 lần để xem xét sự co rút, rồi mới tiến hành may.

3. Những ứng dụng của vải Interlock

Hiện nay, vải Interlock được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề trong đời sống, nhất là trong ngành may mặc.

3.1. Trong ngành may mặc

Như đã nói ở trên thì vải Interlock có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Vì vậy, đây là một trong những loại vải được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Không chỉ vậy, vải Interlock còn có thể được dùng quanh năm, cho dù là ở thời tiết nóng hay lạnh. Do đó, ngày nay, loại vải này thường được dùng để sản xuất áo thun, áo lót, áo khoác, áo hoodie, các loại đầm váy, hay cả quần áo trẻ em,….

Bề mặt của vải Interlock tương đối mềm mại, nên có khả năng bảo vệ làn da non nớt của trẻ em rất tốt. Chính vì vậy, ngày nay, loại vải này rất thường được dùng để may các loại quần áo cho trẻ em. Ngoài ra, khả năng thoáng khí tốt cũng chính là điều giúp loại vải này thích hợp trong việc may các loại áo lót, áo khoác hay áo thun.

Khả năng co giãn, tính đàn hồi cao cũng như ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt của vải Interlock đã giúp chúng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu khi may áo quần thể thao, hoặc những loại trang phục đề cao tính thoải mái, dễ chịu, để bạn có thể mặc trong các hoạt động hàng ngày. 

chất vải interlock
Interlock là chất liệu thường thấy ở nhiều loại trang phục

3.2. Một số ứng dụng khác

Trên thị trường hiện nay, ngoài ngành may mặc thời trang, không khó để bạn tìm thấy các loại rèm cửa, vỏ chăn hay các bọc nệm được làm từ vải Interlock.

4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng vải Interlock

Trong quá trình sử dụng vải Interlock bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Chọn vải phù hợp với mục đích sử dụng: vải Interlock có nhiều độ dày và cấu trúc khác nhau. Bạn cần lựa chọn loại phù hợp với mục đích sử dụng như may quần áo, đồ chơi, đồ nội thất,…
  • Tránh sử dụng chất tẩy mạnh: Interlock có độ co giãn cao và dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc với các chất tẩy mạnh. Bạn nên sử dụng chất tẩy nhẹ và tránh sử dụng nước nóng.
  • Hạn chế sử dụng máy sấy: Interlock dễ bị co rút khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng máy sấy hoặc sấy ở nhiệt độ thấp.
  • Làm mềm vải trước khi may: vải Interlock có độ cứng và dày hơn so với các loại vải khác, để đảm bảo độ co giãn và tính thẩm mỹ cho sản phẩm, bạn nên làm mềm vải trước khi may.
  • Kiểm tra kích thước vải trước khi may: vải Interlock có độ co giãn cao, nếu bạn không kiểm tra kích thước trước khi may, sản phẩm có thể bị co rút và không đúng kích thước yêu cầu.
  • Tùy chỉnh máy may: vì độ dày và độ co giãn khác nhau của vải Interlock, bạn cần tùy chỉnh máy may để đảm bảo sản phẩm được may đúng cách và độ bền cao.
bảo quản vải interlock
Chọn Interlock phù hợp với mục đích sử dụng để có sản phẩm tốt nhất

>> Xem thêm:

Tóm lại, vải Interlock là một loại vải dệt kim được sử dụng phổ biến trong thời trang và các sản phẩm gia đình. Với độ co giãn tốt, mềm mại và thoáng khí, nó là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người có da nhạy cảm hoặc đang tìm kiếm sự thoải mái và độ bền cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hãy lưu ý những điểm quan trọng như bảo quản, giặt để có được sản phẩm tốt nhất. 

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân