Tại sao buồn ngủ khi bị ốm? Ngủ khi bị ốm đem lại lợi ích gì?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Tại sao buồn ngủ khi bị ốm?” là câu hỏi của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay. Buồn ngủ là một trong những triệu chứng báo hiệu các vấn đề về sức khỏe mà bạn nên lưu tâm hơn. 

buồn ngủ khi bị ốm
Tại sao buồn ngủ khi bị ốm? Ngủ khi bị ốm đem lại lợi ích gì?

Cùng Vua Nệm tìm hiểu nguyên nhân tại sao buồn ngủ khi bị ốm và lợi ích của hiện tượng này nhé!

1. Buồn ngủ khi bị ốm có phải là triệu chứng bình thường không?

Buồn ngủ khi bị ốm là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường và phù hợp với cơ chế hoạt động của cơ thể. Theo một số chuyên gia, buồn ngủ khi bị ốm được xem là một quy tắc sinh tồn thiết yếu.

hiện tượng buồn ngủ khi bị ốm
Buồn ngủ khi bị ốm có phải là triệu chứng bình thường không?

Dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, giấc ngủ là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tái tạo năng lượng, giúp cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi một cách hiệu quả và nhanh chóng. Chính vì vậy, khi bị ốm, con người cần ngủ nhiều hơn để phục hồi sức khỏe, nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng.

2. Tại sao buồn ngủ khi bị ốm?

Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể bạn sẽ thực hiện các quá trình phục hồi tế bào, tái tạo các mô não, tiếp thêm năng lượng cho những bộ phận đã tiêu tốn nhiều sức lực. Với những người bình thường, việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể lực.

Câu hỏi “Tại sao buồn ngủ khi bị ốm” thoạt nghe có vẻ rất hợp lý và đơn giản. Tuy nhiên, cho đến nay, các chuyên gia vẫn đang thực hiện nhiều nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này.

Tại sao buồn ngủ khi bị ốm
Tại sao buồn ngủ khi bị ốm?

Theo một số giả thuyết, hiện tượng buồn ngủ khi bị ốm buộc cơ thể phải hoạt động chậm lại, nhằm chữa lành các triệu chứng bệnh của cơ thể. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng khiến các chức năng của các bộ phận dần được phục hồi và tái tạo để đạt thể trạng tốt nhất.

Trong thời gian ngủ, sự hoạt động chậm lại của cơ thể còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cũng như tạo ra một số phản ứng tự động.

3. Ngủ khi bị ốm đem lại lợi ích gì?

Dành nhiều thời gian ngủ khi bị ốm sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi thể trạng, vượt qua các triệu chứng của căn bệnh và trở về trạng thái bình thường.

Một số lợi ích của việc ngủ khi bị ốm:

3.1 Kích thích cytokine 

Lợi ích thiết yếu của việc ngủ khi bị ốm chính là kích thích chất cytokine phát triển – đây chính là yếu tố gây nhiễm trùng. Khi được kích thích, chất cytokine sẽ giải phóng ra khỏi cơ thể nhanh chóng. 

hiện tượng bị ốm buồn ngủ
Kích thích cytokine

Một trong những biểu hiện của việc giải phóng này chính là những cơn sốt kéo dài trong giấc ngủ. Sau khi chất cytokine được loại bỏ ra khỏi cơ thể, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và tái tạo năng lượng.

3.2 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Lợi ích tiếp theo của việc ngủ khi bị ốm chính là hệ thống miễn dịch cần một nguồn năng lượng nhất định để hoạt động hiệu quả, nhằm đẩy lùi vi rút ra khỏi cơ thể. Nguồn năng lượng này đến từ giấc ngủ. Khi bị ốm, nếu bạn tỉnh táo, bạn vẫn tiêu tốn năng lượng cho các hoạt động đang thực hiện như ăn, uống, nói chuyện.

Ngược lại, khi bạn ngủ, cơ thể sẽ tập trung hoàn toàn nguồn năng lượng cho hệ thống miễn dịch, giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục cho sức khỏe.

3.3 Giảm thiểu tình trạng lây lan bệnh

Việc ngủ khi bị ốm làm giảm nhu cầu ra ngoài của con người, hạn chế khả năng lây bệnh cho người xung quanh. Bên cạnh đó, việc ra ngoài khi bị ốm cũng tăng nguy cơ xâm nhập các loại vi rút khác vào cơ thể, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể chậm hồi phục.

Lợi ích của việc ngủ khi bị ốm
Lợi ích của việc ngủ khi bị ốm: Giảm thiểu tình trạng lây lan bệnh

3.4 Tăng cường khả năng chống oxy hóa

Giấc ngủ giúp tăng cường nồng độ axit alpha-lipoic – một chất có khả năng chống oxy hóa, giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và phục hồi bệnh. Trong cơ thể người, chất chống oxy hóa có tác dụng tiêu diệt các loại vi rút xâm nhập cũng như đẩy lùi nguy cơ tấn công của vi khuẩn từ bên ngoài.

3.5 Tăng cường lượng opioid nội sinh

Endorphin được xem là thành phần quan trọng nhất của Opioids. Chính vì vậy, khi bị ốm, người bệnh nên tăng cường thời gian ngủ và tập thể dục để gia tăng lượng opioid nội sinh trong cơ thể. Lượng opioid tăng cao sẽ tạo nên kháng thể, giúp cơ thể đáp ứng miễn dịch và khỏe khoắn hơn.

3.6 Giảm lượng steroid nội sinh

Steriod nội sinh có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, từ đó giúp giảm viêm các bộ phận bị suy yếu hoặc tổn hại. Thông thường, steriod thường sinh sản trong khu vực tuyến thượng thận và hoạt động hết công suất.

Tuy nhiên, khi bị ốm, phản ứng viêm sẽ báo hiệu cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh nên đi ngủ đã hỗ trợ làm giảm lượng steriod nội sinh, đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.

Ngủ khi ốm
Ngủ khi ốm giúp giảm lượng steroid nội sinh

Nhìn chung, việc ngủ khi bị ốm đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe và thể lực của cơ thể.

4. Cách thức để có giấc ngủ ngon khi bị ốm

Dù luôn bị cảm giác buồn ngủ đeo bám khi bị ốm, người bệnh thường không có giấc ngủ ngon hoặc chất lượng. Nếu bị cảm cúm, bạn thường dễ bị sổ mũi, đau họng hoặc nghẹt mũi…Các triệu chứng này sẽ khiến bạn vật lộn với giấc ngủ, khó để có một giấc ngủ thật ngon, thật say.

Để có được giấc ngủ chất lượng trong thời gian bị ốm, bạn nên áp dụng một số phương pháp sau:

4.1 Sử dụng nước ấm khi tắm

Khi bạn ốm, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang khá yếu, dễ bị tổn hại bởi những điều xung quanh và nước lạnh cũng là một trong những điều đó.

Nước lạnh khiến triệu chứng cảm cúm càng trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, người bệnh nên sử dụng nước ấm khi tắm giúp cơ thể thư giãn và thoải mái hơn. Nước ấm cũng tránh làm nặng hơn tình trạng của bệnh ho, hoặc sổ mũi kéo dài.

4.2 Nằm gối kê cao

Khi bị ốm, gối kê cao sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn vì giảm thiểu tối đa áp lực ở phần đầu. Với người bị ngạt mũi, việc kê cao gối cũng khiến họ dễ thở hơn trong suốt thời gian ngủ.

Nằm gối kê cao
Nằm gối kê cao giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn

Tuy nhiên, không nên kê gối quá cao vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống cột sống, khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi hơn sau một giấc ngủ dài.

4.3 Ngủ thêm vào giấc trưa

Nếu bạn gặp tình trạng khó ngủ về đêm thì nên ngủ thêm vào buổi trưa để đảm bảo duy trì đủ giấc ngủ trong ngày. Việc thiếu ngủ khi ốm sẽ khiến cơ thể rất mệt mỏi cũng như khiến bệnh tình khó thuyên giảm.

4.4 Sử dụng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng khiến người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Phương pháp này hữu hiệu với người bệnh mắc các hội chứng khó ngủ hoặc mất ngủ kinh niên.

Sử dụng trà hoa cúc
Sử dụng trà hoa cúc để dễ dàng chìm vào giấc ngủ

5. Kết luận

Buồn ngủ khi bị ốm là một cơ chế bình thường của cơ thể. Giấc ngủ giúp người bệnh tái tạo năng lượng và phục hồi nhanh chóng hơn. Vua Nệm đã lý giải tại sao buồn ngủ khi bị ốm và các thông tin liên quan đến vấn đề này. Hy vọng những thông tin trên đem lại hiệu quả cho đời sống của quý độc giả.

Tiếp tục theo dõi các bài viết của Vua Nệm trong thời gian tới nhé!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM