Chuyên gia nệm

So sánh vải Viscose và vải cotton – Ưu nhược điểm của từng loại vải

CẬP NHẬT 08/09/2021 | BỞI Vua Nệm Team

Ga giường hay vỏ bọc nệm được làm từ vải cotton tốt hơn hay làm từ vải viscose tốt hơn? Đây là câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng vẫn hay thường thắc mắc. Mỗi loại vải lại có những ưu nhược điểm riêng. Dựa vào đó mà bạn có thể lựa chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Trong bài viết này, Vua nệm sẽ cùng bạn so sánh vải viscose và vải cotton để có được cái nhìn khách quan nhất về hai loại vải này. 

 So sánh vải và vải cotton để tìm được vải phù hợp với nhu cầu sử dụng

So sánh vải và vải cotton để tìm được vải phù hợp với nhu cầu sử dụng

Trên thực tế, với người tiêu dùng hiện nay, nhiều người vẫn không hiểu rõ được hết về loại vải làm nệm và ga trải giường mà gia đình mình đang sử dụng. Chúng có đặc điểm gì? Ưu điểm và nhược điểm là gì? Mà họ thường lựa chọn dựa theo cảm tính, màu sắc, kiểu dáng và giá thành.

Tuy nhiên, vải làm nệm và ga giường có rất nhiều loại. Mỗi loại lại phù hợp với những nhu cầu cụ thể và một số loại vải giá rẻ lại thật sự không phù hợp để làm nệm và ga giường như ga phủ, ga chun…. 

1. Tìm hiểu về vải cotton và vải viscose

1.1. Về vải cotton 

1.1.1. Vải cotton là gì? 

Từ thời xa xưa, ông cha ta đã trồng cây bông để lấy quả và đem về dệt sợi, tạo thành vải để may quần áo, chăn ga gối nệm. Nói theo cách đơn giản, vải cotton là một loại sợi tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay. Vải cotton được sử dụng nhiều trong ngành dệt may. Để tăng thêm độ bền cho vải, người ta thường xử lý với các loại hóa chất để làm tăng tuổi thọ cũng như hạn chế nấm mốc phát triển. 

 Vải cotton là một loại sợi tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay

Vải cotton là một loại sợi tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay

Ngày nay, vải cotton cũng được chia làm nhiều loại tùy thuộc vào tỷ lệ % sợi bông có trong vải. Ví dụ như 100% cotton là loại vải được dùng 100% sợi bông và một số loại hóa chất để tăng độ bền cho vải. Hay 80% cotton nghĩa là loại vải chỉ chứa 80% là sợi bông nguyên chất, còn 20% còn lại là nilon hoặc các sợi tổng hợp khác, để làm cho vải có độ bóng cao hơn.

Xem thêm: Top 5 bộ chăn ga cotton hot nhất mùa đông – xuân 2021 tại Vua Nệm

 Vải cotton chia làm nhiều loại tùy thuộc vào tỷ lệ % sợi bông có trong vải

Vải cotton chia làm nhiều loại tùy thuộc vào tỷ lệ % sợi bông có trong vải

1.1.2. Các đặc tính của vải cotton

Vải cotton được làm bằng sợi bông nên mang những đặc tính của sợi bông. Chất liệu này có khả năng chống thấm nước cực kì tốt. Khi gặp nước, các sợi bông sẽ trở nên dẻo dai hơn, do đó, vải cotton rất bền dù sử dụng một thời gian dài và giặt nhiều lần. 

Vải cotton có khả năng chống thấm nước cực kì tốt

Vải cotton có khả năng chống thấm nước cực kì tốt

Vải cotton cũng được nhuộm một cách dễ dàng, màu sắc giữ rất tốt. Về độ bóng mượt, nó cũng nổi bật hơn so với các loại vải khác. Vì được làm bằng sợi tự nhiên nên nó an toàn với da, dù là làn da nhạy cảm nhất. 

 Vải cotton giữ màu sắc tốt theo thời gian

Vải cotton giữ màu sắc tốt theo thời gian

Vải cotton rất dễ bị nhăn. Độ nhăn nhiều hay ít sẽ còn phụ thuộc vào % sợi bông có trong vải. Vải cũng có độ mềm mịn cao. Tuy nhiên, vải cotton rất dễ bị dính bẩn và dính dầu mỡ. Đồng thời rất khó để vệ sinh sạch sẽ và khôi phục lại như ban đầu. 

 Vải cotton dễ bị nhăn

Vải cotton dễ bị nhăn

Một cách để phân biệt được vải cotton với các loại vải khác đó là khi đốt, vải cotton sẽ lâu tàn, và không có mùi khét của nhựa, cũng như không bị quăn lại và tạo thành nhựa. Mà khi đốt vải cotton, bạn sẽ ngửi thấy mùi gỗ rõ rệt. Và vải cotton được pha nhiều loại sợi tổng hợp thì sẽ càng có mùi khét nhiều hơn khi đốt.

Xem thêm: 20+ mẫu mền cotton mỏng đẹp đa năng cho phòng ngủ nhà bạn

1.1.3. Quy trình sản xuất vải cotton

Quá trình sản xuất vải cotton khá phức tạp. Các nhà máy sản xuất thường phải mua số lượng bông lớn, xử lý các bước dệt, đan xoắn sợi và cuối cùng là dệt thành vải. Để sản xuất được một tấm vải cotton, nhà sản xuất sẽ phải thực hiện theo các bước sau: 

  • Bước 1- Thu hoạch: Bông sẽ được thu hoạch vào tháng 11-12 trong năm. 
  • Bước 2 – Làm sạch: Sau khi được thu hoạch về, bông sẽ được phân loại và chỉ chọn những quả chất lượng tốt nhất. Phần bông đó sẽ được phơi khô ở nơi khô thoáng và làm sạch. 
  • Bước 3 – Tinh chế: Đây là bước quan trọng trong quá trình sản xuất vải cotton. Ở bước này, xơ bông sẽ được loại bỏ tạp chất và chuyển vào nhà máy tinh chế. Xơ bông sẽ được xé ra mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng. Tiếp theo, bông được đưa vào lò để nấu và lọc lại thật nhiều lần để loại bỏ tạp chất cho đến khi chỉ còn bông tinh chất. 
  • Bước 4 – Dệt vải: Các sợi bông sẽ được dệt thành các tấm vải. Trong quá trình dệt, vải sẽ được làm bóng để sợi bông được nở trương, với mục đích tăng khả năng thấm nước và bắt màu. Sau đó sẽ là tẩy trắng vải. 
  • Bước 5 – Hoàn thiện: Ở bước hoàn thiện cuối cùng này, vải cotton sẽ được nhuộm bằng thuốc và các dung dịch có chứa các chất phụ gia hữu cơ. Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được giặt nhiều lần để tách các hợp chất và bụi bẩn còn bám trên vải.

Xem thêm: Mách bạn 10 mẫu ga giường cotton được yêu thích nhất hiện nay

 Bông sẽ được thu hoạch vào tháng 11-12 trong năm để sản xuất vải cotton

Bông sẽ được thu hoạch vào tháng 11-12 trong năm để sản xuất vải cotton

1.2. Về vải viscose

1.2.1. Vải viscose là gì? 

Viscose là loại vải sợi tổng hợp, được làm bằng chất xơ của sợi xenlulo tái sinh từ gỗ các loại cây như đậu nành, mía. Cũng giống như vải cotton, viscose cũng được dùng nhiều trong lĩnh vực dệt may. 

 Viscose là loại vải sợi tổng hợp

Viscose là loại vải sợi tổng hợp

Vải viscose được sử dụng rộng rãi và được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ cao cùng với giá thành không quá đắt đỏ. Trên thị trường, vải viscose cũng được chia thành nhiều loại. Bao gồm: 

  • Vải viscose nguyên chất: Là loại vải phổ biến trên thị trường. Nó ngoài việc được dùng trong ngành may mặc thì còn được dùng để sản xuất các sản phẩm nội thất trong gia đình. 

 Vải viscose nguyên chất được dùng để may đồ nội thất gia đình

Vải viscose nguyên chất được dùng để may đồ nội thất gia đình

  • HWM Rayon: Với đặc tính nổi bật là khả năng hấp thụ hơi ẩm rất tốt. Đồng thời, loại vải này có độ bền cao, có thể sử dụng cả máy giặt và giặt tay với các sản phẩm làm từ loại vải này. 

 HWM Rayon có đặc tính nổi bật là hấp thụ hơi ẩm tốt, độ bền cao

HWM Rayon có đặc tính nổi bật là hấp thụ hơi ẩm tốt, độ bền cao

  • Rayon độ bền cao: Được dùng chủ yếu trong ngành dệt may công nghiệp với độ bền cao, chịu được tải trọng lớn. Loại vải này thường được tráng thêm một lớp cao su hoặc chất hóa học để chống ẩm và có kết cấu bền vững hơn. 

 Rayon được sử dụng trong dệt may công nghiệp nhờ độ bền cao

Rayon được sử dụng trong dệt may công nghiệp nhờ độ bền cao

1.2.2. Các đặc tính của vải viscose

Vải viscose rất mềm mại, với độ thoáng khí và co giãn cực tốt. Vì được làm từ sợi nhân tạo từ nhiên nên nó có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Các sản phẩm được làm từ vải viscose chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn trong những ngày hè nóng bức. Đồng thời, nó cũng rất nhanh khô, phù hợp với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Không chỉ vậy, bề mặt bóng mượt của vải cũng có tác dụng loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn tấn công cơ thể. 

 Vải viscose rất mềm mại và co giãn tốt

Vải viscose rất mềm mại và co giãn tốt

Vải viscose có thể được nhuộm dễ dàng và giữ được độ bóng tốt. Vậy vải viscose có nhăn không? Câu trả lời là có. Vải sẽ rất dễ bị nhăn nhúm khi ướt hoặc không giặt là đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận trong khâu bảo quản và vệ sinh để giữ cho vải luôn mới và đẹp. 

Vải viscose giữ được độ bóng tốt theo thời gian

Vải viscose giữ được độ bóng tốt theo thời gian

1.2.3. Quy trình sản xuất vải viscose

Vải viscose có nguồn gốc từ bột gỗ của cây tre. Người ta thường sử dụng một loại dung dịch hóa học để hòa tan vật liệu và kéo sợi dễ dàng hơn. Quá trình này được cụ thể bằng các bước sau: 

  • Bước 1: Nguyên liệu được thu hoạch về, bóc vỏ
  • Bước 2: Nguyên liệu được xay nhỏ và hòa tan với một số hóa chất để tạo thành dung dịch có màu nâu gỗ. Các tạp chất sẽ được loại bỏ
  • Bước 3: Xenlulo được ép qua các con lăn để sàng lọc và loại bỏ chất dư thừa
  • Bước 4: Bột tiếp tục được xử lý bằng carbon disulfide và hòa tan trong natri hydroxit. Tạo được thành phẩm là viscose. Chúng tiếp tục được hòa tan và ngâm trong nhiều giờ
  • Bước 5: Dung dịch này được đưa vào máy và kéo tạo sợi. Sau đó được ngâm trong axit sunfuric và rửa sạch
  • Bước 6: Các sợi được dệt thành vải và sản phẩm cuối cùng được đóng gói tiêu thụ hoặc dùng trong may mặc. 

 Vải viscose có quy trình sản xuất cầu kì, nghiêm ngặt

Vải viscose có quy trình sản xuất cầu kì, nghiêm ngặt

2. So sánh vải viscose và vải cotton

2.1. Vải viscose

Về ưu điểm: 

  • Dễ dàng trong khâu vệ sinh
  • Giá thành thấp hơn vải cotton, phù hợp với nhiều người
  • Dễ nhuộm và khả năng giữ màu tốt
  • Tính thẩm mỹ cao, mang vẻ đẹp sang trọng
  • Thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt
  • Được làm bằng chất liệu an toàn với sức khỏe và dễ phân hủy

 Vải viscose có giá thành thấp hơn vải cotton

Vải viscose có giá thành thấp hơn vải cotton

Về nhược điểm:

  • Quá trình sản xuất vải viscose là vấn đề nhức nhối về nạn phá rừng. Đồng thời công đoạn sản xuất phức tạp, sử dụng nhiều loại hóa chất và chất thải
  • Độ bền kém hơn so với vải cotton, nhất là khi giặt nhiều. 
  • Dễ bai giãn và khó phục hồi lại so với ban đầu. Vải thậm chí bị co lại khi giặt nhiều. Nên lời khuyên đó là bạn nên giặt khô với các sản phẩm làm từ vải viscose

 Độ bền của vải viscose thấp hơn vải cotton

Độ bền của vải viscose thấphơn vải cotton

2.2. Vải cotton

Về ưu điểm:

  • Được trồng phổ biến tại nhiều địa phương, thân thiện với môi trường
  • Độ bền cao, có thể giặt bằng cả tay và máy mà không bị bai giãn
  • An toàn cho da vì được làm từ nguyên liệu thiên nhiên
  • Thoáng khí, độ thấm hút cao
  • Khả năng giữ màu tốt

 Vải cotton an toàn cho mọi loại da

Vải cotton an toàn cho mọi loại da

Về nhược điểm: 

  • Dễ bị nhăn khi ướt
  • Giá thành cao. Vải chứa càng nhiều % cotton càng có giá cao
  • Khá khô và cứng khi sử dụng

 Vải cotton có giá thành khá cao so với các loại vải khác

Vải cotton có giá thành khá cao so với các loại vải khác

3. Kết luận

Dù bạn chọn bất kì loại vật liệu nào cho căn phòng ngủ của mình thì bạn cũng cần phải nắm rõ được ưu nhược điểm cũng như những đặc tính của chúng. Vải cotton có thể có những ưu điểm nổi trội hơn so với vải viscose nhưng giá thành của nó lại không phù hợp với mức chi tiêu của bạn.

Trong khi đó, vải viscose có giá cả phải chăng, tính thẩm mỹ cao nhưng nó lại tác động xấu đến môi trường và độ bền không cao. Do vậy, tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ chi tiêu mà bạn chắc chắn sẽ có được những sự lựa chọn cho riêng mình. Hy vọng sau khi so sánh vải viscose và vải cotton sẽ đem đến cho bạn được những thông tin hữu ích.

Bạn có thể tham khảo thêm các loại vải khác như: 

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team