Rau Mùi Tây (Petroselinum crispum) không chỉ được biết đến là một loại gia vị được yêu thích trên khắp thế giới mà hơn thế nữa, loại thảo mộc này còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin đáp ứng giá trị dinh dưỡng hằng ngày. Đặc biệt, Mùi Tây có tác dụng tuyệt vời trong việc nâng cao sức khỏe tim mạch, cải thiện thị lực, chống oxy hóa mạnh, làm đẹp da…
Nội Dung Chính
1. Giới thiệu về rau Mùi Tây
Rau Mùi Tây hay còn được gọi là ngò tây, có tên tiếng khoa học là Petroselinum crispum, là một loại cây thân thảo thuộc chi Petroleum và chia thành hai loại chính là rau Mùi Tây lá thẳng và lá xoăn.
Loài thực vật này có tạo hình hoa thị, độ dài có thể đạt từ 10–25 cm, với nhiều lá chét từ 1–3 cm. Mùi Tây được biết đến rộng rãi là một loại thảo mộc và một loại rau để tạo nên hương thơm đặc trưng cho nhiều món ăn, ẩm thực châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ.
2. Công dụng của rau Mùi Tây
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, rau Mùi Tây chứa nhiều vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể như protein, sắt, chất xơ, chất béo, đạm, kali, vitamin A, B2, C, K tốt cho sức khỏe.
2.1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Mùi Tây có thể cải thiện sức khỏe tim mạch vì nó cung cấp khoảng 11% RDI (Reference daily intake – Khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo) folate (vitamin B9) chỉ với khoảng 30 gram rau Mùi Tây. Chế độ ăn uống giàu folate làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Điều này được nghiên cứu trên 58.000 người và đã phát hiện ra rằng, tiêu thụ nhiều folate có thể giảm 38% nguy cơ mắc bệnh.
Theo nhiều giả thuyết được đặt ra, các chuyên gia cho rằng sở dĩ folate tốt cho tim mạch là vì nó có thể làm giảm nồng độ axit amin homocysteine – một chất có thể thay đổi cấu trúc và chức năng của động mạch, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
2.2. Chống oxy hóa
Rau Mùi Tây chứa các chất chống oxy hóa: flavonoid, carotenoid và vitamin C giúp loại bỏ các gốc tự do gây bệnh, ngăn ngừa tổn thương tế bào, duy trì sức khỏe, trong đó:
- Flavonoid trong Mùi Tây có 2 loại chính bao gồm myricetin và apigenin có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư ruột kết, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
- Carotenoid bao gồm beta carotene và lutein giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, điển hình là ung thư phổi.
- Vitamin C giúp chống oxy hóa mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và bảo vệ chống lại bệnh mạn tính.
Đặc biệt, Mùi Tây khô giúp chống oxy hóa cao gấp 17 lần hơn so với cây tươi.
2.3. Tốt cho xương
Không những giàu chất chống oxy hóa, rau Mùi Tây còn chứa lượng lớn vitamin K – dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của xương, giúp xương khỏe mạnh và chắc khỏe hơn.
2.4. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Mùi Tây giàu chất chống oxy hóa có khả năng làm giúp giảm tình trạng stress oxy hóa. Từ đó có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Theo các báo cáo khoa học, chế độ ăn uống chứa nhiều flavonoid giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết lên đến 30%. Ngoài ra, flavonoid myricetin và apigenin cũng có chứa hoạt tính chống ung thư trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật.
Hơn nữa, nếu tăng 100 mg vitamin C mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ ung thư tổng thể xuống 7% và nếu tăng 150 mg vitamin C trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt lên đến 21%.
2.5. Chăm sóc da và răng miệng hiệu quả
Với đặc tính kháng khuẩn nên Mùi Tây giúp chăm sóc da và răng miệng hiệu quả. Tinh dầu của loại rau này có hiệu quả trong việc kháng nấm, xóa mờ các vết thâm trên da. Các sản phẩm được làm từ Mùi Tây giúp kháng khuẩn như xà phòng, chất tẩy rửa và các sản phẩm vệ sinh khác.
Ngoài ra, loại thảo mộc này chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin giúp sản sinh collagen giúp da mờ thâm, sáng mịn, ngăn ngừa nếp nhăn.
2.6. Lợi tiểu, giảm đầy hơi
Năm 2002, tại Đại học Beirut của Mỹ đã đưa ra nghiên cứu chứng minh rau Mùi Tây có thể sử dụng như một loại thuốc giúp lợi tiểu, giảm giữ nước và giảm đầy hơi.
2.7. Cải thiện tiêu hóa và sức khỏe thận
Mùi Tây có lợi cho hệ tiêu hóa, kích thích đào thải nước thừa ra khỏi bụng. Vì vậy, Mùi Tây hoặc tinh dầu của nó được sử dụng để điều trị một số triệu chứng đầy hơi, táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
Theo Ayurveda (hệ thống y tế truyền thống của Ấn Độ) cho biết, rau Mùi Tây có lợi cho tiêu hóa vì tinh dầu của nó có khả năng tăng sản xuất dịch vị, có lợi cho các chức năng của enzym liên quan đến hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy Mùi Tây có lợi cho thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận và giúp điều chỉnh độ pH của cơ thể về mức cân bằng.
2.8. Chống viêm
Mùi Tây chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, A và E có tác dụng chống viêm, làm dịu triệu chứng của viêm. Bác sĩ y khoa Brunilda Nazario cho biết: “Mùi Tây có thể giúp giảm nguy cơ viêm khớp. Nó cũng là một nguồn cung cấp flavonoid – chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, bao gồm ung thư, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson”.
2.9. Kháng khuẩn
Mùi Tây có hoạt tính kháng khuẩn chống lại nấm men, nấm mốc và vi khuẩn gây nhiễm trùng S. aureus. Chiết xuất của nó cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm, chẳng hạn như Listeria và Salmonella.
2.10. Cải thiện thị lực
Trong rau cần tây chứa các thành phần lutein, beta carotene và zeaxanthin. Đây là ba loại carotenoid – chất chống oxy hoá có khả năng bảo vệ đôi mắt sáng và khỏe hơn. Đặc biệt, lutein và zeaxanthin giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng của mắt do tuổi tác lên đến 26%. Đây là căn bệnh không có thuốc chữa và cũng là nguyên nhân gây mù lòa.
Hơn nữa, Mùi Tây còn giàu vitamin A giúp bảo vệ giác mạc (lớp ngoài cùng của mắt), kết mạc (lớp màng mỏng bao phủ phía trước mắt) và bên trong mí mắt, từ đó cải thiện sức khỏe của mắt.
2.11. Cân bằng nội tiết tố nữ
Hạt Mùi Tây giúp ổn định kinh nguyệt, điều trị mất kinh và giúp giảm đau bụng kinh cho các chị em phụ nữ. Ngoài ra, hạt Mùi Tây còn giúp cân bằng hormone nữ và ngăn ngừa các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
3. Phân biệt rau Mùi Tây và rau mùi ta
Rau Mùi Tây có hình dạng khá tương đồng với rau mùi hay còn gọi là rau mùi ta, ngò rí của Việt Nam. Thoạt nhìn, hai loại rau xanh mướt này trông rất giống nhau với hình dạng lá xoăn tự nhiên, bề mặt lá phẳng, lá màu xanh tươi, mọc trên thân dài và mảnh và cùng thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).
Tuy nhiên, điểm khác biệt của rau Mùi Tây và rau mùi ta là:
Đặc điểm | Rau Mùi Tây | Rau mùi ta |
Nguồn gốc | Địa Trung Hải | Tây Nam Á |
Hình dạng lá | Hình tròn, lá có ít lông, màu xanh nhạt. | Lá nhọn hơn, không có lông, màu xanh đậm. |
Hương thơm | Nhẹ nhàng, tươi mát. | Cay, nồng, giống như mùi xà phòng vì chứa các hợp chất aldehyde. |
Sử dụng | Trang trí món ăn, gia vị chế biến, tinh dầu. | Trang trí món ăn, 1 vị thuốc trong Đông y. |
>> Xem thêm:
- 15+ công dụng của rau ngò đối với sức khỏe mà ít ai biết đến
- 5+ tác dụng của rau Cải Xanh đối với sức khỏe
Trên đây là tổng hợp những công dụng tuyệt vời của rau Mùi Tây hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp hữu ích và cách phân biệt loại rau này với rau mùi ta. Hy vọng bạn có thể “biến tấu” rau Mùi Tây thành nhiều món ăn hấp dẫn ngon miệng lại tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.