Sức khỏe giấc ngủ

5 mẹo đánh bay uể oải vào mùa đông lạnh giá

CẬP NHẬT 13/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Vào những ngày hè nóng nực, bạn có thể thức rất khuya mà vẫn có thể dậy sớm trong sự tỉnh táo. Tuy nhiên, cảm giác buồn ngủ và uể oải vào mùa đông giá lạnh sẽ thường xuyên đeo bám lấy bạn trong suốt một ngày dài.

Thậm chí, có lúc 8h tối bạn đã leo lên giường đi ngủ nhưng đến 9h sáng hôm sau vẫn không tài nào mở mắt nổi. Vì sao bạn lại ngủ nhiều hơn vào mùa đông? Có cách nào để đánh bay được sự uể oải trong những ngày lạnh lẽo. Theo dõi ngay bài viết sau để có câu trả lời!  

1/ Vì sao bạn hay cảm thấy uể oải vào mùa đông? 

1.1 Thiếu ánh sáng tự nhiên gây uể oải vào mùa đông

Vào mùa đông, thời tiết sẽ âm u và ảm đạm hơn hẳn so với những ngày khác trong năm. Việc thiếu ánh sáng tự nhiên này sẽ khiến cho não bộ hiểu nhầm “đã đến giờ đi ngủ” và tiết ra nhiều hormone Melatonin (hormone gây buồn ngủ) vào ban ngày. Chính vì lẽ này mà mọi người thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào mùa đông u ám

Bên cạnh đó, đêm mùa đông thường kéo dài hơn ngày. Mỗi khi thức dậy, chúng ta thường có cảm giác “ Trời bên ngoài còn tối mà, chưa đến giờ đi làm đâu”. Ý chí lao động hăng say cũng vì đó mà giảm sút đáng kể.

Ngoài ra, mặt trời mùa đông cũng lặn rất sớm, điều này một lần nữa làm não bộ hiểu nhầm và đẩy nhanh tốc độ tiết ra hormone Melatonin. Đó là lý do lý giải vì sao mà vào những ngày trời lạnh giá rét, đến khoảng 8h tối thôi mà đôi mắt ta đã bắt đầu díp lại, sự uể oải vào mùa đông bỗng chốc ùa đến.

Thiếu ánh sáng tự nhiên
Thiếu ánh sáng tự nhiên gây uể oải vào mùa đông

1.2 Uể oải vào mùa đông do giữ ấm cơ thể quá mức

Ban đêm, vào những ngày trời đông lạnh lẽo, mọi người thường có xu hướng bật máy sưởi thật to hoặc mặc quần áo thật dày để giữ ấm. Dẫu biết giữ ấm là một việc cần làm để bảo vệ sức khỏe, nhưng nhiệt độ quá cao có thể khiến cho giấc ngủ về đêm của bạn bị gián đoạn.

Cơ thể con người sẽ tự hạ thấp nhiệt độ khi ngủ, và nhiệt độ sẽ tăng cao trở lại khi bạn sắp thức giấc. Nếu để nhiệt độ phòng quá nóng, bạn sẽ rất dễ bị thức giấc nửa đêm. Việc giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn sẽ khiến cho cả một ngày làm việc hôm sau của bạn đắm chìm trong mệt mỏi và buồn ngủ

Bên cạnh đó, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, từ đó khiến cho giấc ngủ về đêm bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như nghẹt mũi, ho, nóng sốt. Do đó, bạn chỉ nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, đắp các loại chăn có khả năng thoáng khí để không bị đổ mồ hôi trộm lúc ngủ.

1.3 Ăn uống quá nhiều gây uể oải vào mùa đông

Vào mùa đông, chúng ta thường có cảm giác đói bụng và ăn nhiều hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, việc ăn đêm không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Ăn quá khuya sẽ khiến cho bạn cảm thấy đầy bụng và khó tiêu, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí còn gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc đau bao tử về đêm. Ngủ không sâu giấc về đêm sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ vào sáng hôm sau

Ăn quá khuya
Ăn quá khuya sẽ khiến cho bạn cảm thấy đầy bụng và khó tiêu

1.4 Stress

Cuối năm là khoảng thời gian bận rộn của nhiều người. Khối lượng công việc dày đặc dễ dàng khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Thật không may, căng thẳng là yếu tố hàng đầu khiến bạn bị mất ngủ về đêm.

Bên cạnh việc làm bạn mất ngủ, stress còn khiến cho bạn trở nên nhức đầu và mệt mỏi. Với mức độ căng thẳng kéo dài, cả một ngày làm việc của bạn sẽ chìm đắm trong cảm giác uể oải vì thiếu ngủ

2/ Top 5 mẹo đánh tan uể oải vào mùa đông lạnh giá

2.1 Chủ động tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên

Như đã đề cập ở trên, việc thiếu sáng vào mùa đông sẽ khiến cho cơ thể xảy ra hiện tượng buồn ngủ vào ban ngày. Để giữ cho cơ thể được tỉnh táo một cách tự nhiên mà không cần dùng đến caffein hay nước tăng lực, bạn cần tiếp xúc với ánh mặt trời một cách thường xuyên hơn. Chủ động ra đường vào buổi sáng hoặc mở to rèm cửa đón nắng là một trong những cách giúp bạn đánh bay sự uể oải

 thiếu sáng vào mùa đông
Việc thiếu sáng vào mùa đông sẽ khiến cho cơ thể xảy ra hiện tượng buồn ngủ vào ban ngày.

2.2 Ngủ đúng giờ, dậy đúng giấc

Một giấc ngủ sâu giấc và không bị gián đoạn chính là liều thuốc hiệu quả nhất để bạn chống chọi lại tình trạng lừ đừ uể oải vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên ngủ quá nhiều, đặc biệt là ngủ nướng vào ban ngày để tránh gặp phải hiện tượng rối loạn nhịp sinh học. Tốt nhất, bạn nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày trong một khung giờ cố định để có một tinh thần làm việc đầy hăng say vào sớm hôm sau.

 giấc ngủ sâu giấc và không bị gián đoạn
Một giấc ngủ sâu giấc và không bị gián đoạn chính là liều thuốc hiệu quả

2.3 Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn sẽ giải phóng một lượng lớn endorphins. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng tạo cảm xúc tích cực và cải thiện tâm trạng. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, người trưởng thành từ 18 – 64 tuổi nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần để tập thể dục. 

2.4 Tạo lập chế độ ăn uống phù hợp

Thay vì sử dụng cà phê để trở nên tỉnh táo hơn, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng để bổ sung năng lượng một cách lành mạnh. Ăn yến mạch hoặc các loại ngũ cốc vào buổi sáng sẽ giúp bổ sung vitamin B nhiều hơn cho cơ thể. Đây là loại vitamin có thể giúp chuyển hóa năng lượng và cung cấp carbs giải phóng chậm giúp bạn no lâu và tỉnh táo cả ngày dài

2.5 Uống đủ nước 

Mất nước sẽ thường xuyên khiến cho bạn cảm thấy cáu kỉnh, mất tập trung, mệt mỏi, uể oải. Do đó, dù bận rộn đến đâu, bạn đừng quên bổ sung nước để có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng

bổ sung nước
Bạn đừng quên bổ sung nước để có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng

—–

Trên đây là 5 mẹo đơn giản giúp bạn đánh bay sự uể oải vào mùa đông lạnh giá. Chúc cho bạn sẽ có một mùa đông thật ấm áp và tràn đầy năng lượng

Nguồn tham khảo: https://vnexpress.net/meo-tranh-met-moi-vao-mua-dong-4020931.html

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team