Những ai sinh sống ở khu vực miền Bắc Việt Nam đều có thể dễ dàng nhận biết được đặc trưng của 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông. Và dường như mỗi thời điểm đều có những vẻ đẹp riêng. Vậy mùa đông là tháng mấy? Chúng ta có thể nhận biết qua những dấu hiệu nào?
Nội Dung Chính
1. Thời điểm bước vào mùa đông là tháng mấy?
Thực tế cho đến hiện đại vẫn còn rất nhiều người chưa biết rõ mùa đông là tháng mấy trong năm. Cách xác định thông tin này không quá khó, tuy nhiên cách phân chia mùa và thời gian bắt đầu mùa đông ở từng khu vực không giống nhau. Dưới đây là một số gợi ý để bạn xác định được mùa đông là tháng mấy.
1.1. Xác định mùa đông là tháng mấy theo thiên văn học
Theo nghiên cứu của các nhà Thiên văn học, khi mặt trời đạt đến vị trí thấp nhất ở phía nam thì mùa đông sẽ đến. Theo thuật ngữ chuyên ngành, thời điểm hiện tượng này xảy ra được gọi là đông chí. Cụ thể:
- Bắc bán cầu: Ở một nửa bán cầu này, ngày đông chí thường diễn ra vào ngày 21 hoặc 22 tháng 12 hàng năm. Biểu hiện cụ thể nhất của hiện tượng này chính là thời gian ban ngày ngắn hơn ban đêm. Mùa đông ở bắc bán cầu sẽ kéo dài trong khoảng 89 ngày.
- Nam bán cầu: Ở một nửa bán cầu còn lại, ngày đông chí sẽ rơi vào khoảng ngày 21 tháng 6, tuy nhiên ngày lại dài hơn đêm. Các chuyên gia đã chỉ ra mùa đông ở khu vực này thường kéo dài trong vòng 93 ngày.
1.2. Xác định theo khí tượng
Tương tự như thiên văn học, cách phân chia mùa theo khí tượng học cũng có sự khác biệt giữa 2 bán cầu. Ở đây chúng ta có:
- Bắc bán cầu: Mùa đông sẽ bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến hết tháng 2 năm sau.
- Bán cầu Nam: Mùa đông lại bắt đầu từ tháng 6 cho đến hết tháng 8 trong năm.
Tuy nhiên, khi mà tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cách tính này đã không còn phù hợp. Mặc dù vậy đây vẫn là cách phân chia mùa được nhiều người áp dụng nhất.
1.3. Xác định dựa vào lịch Trung Quốc
Đối với người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng, hầu như họ đều sử dụng lịch âm để tính các mùa trong năm. Theo cách xác định này, mùa đông sẽ bắt đầu từ khi lập đông mang theo khí trời lành lạnh.
Nhìn chung, những đặc trưng này của mùa đông sẽ biến mất sau tiết đại hàn và trước khi bắt đầu lập xuân. Tức là thời gian mùa đông sẽ kéo dài từ ngày 7 hoặc ngày 8/11 cho đến ngày 3 hoặc ngày 4/12 trong năm.
2. Mùa đông Việt Nam năm nay bắt đầu từ ngày nào?
Tại Việt Nam, khí hậu được chia theo hai nửa khác biệt. Với phía Bắc từ dãy Trường Sơn ra đến Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang sẽ có đủ 4 mùa thì phần còn lại ở phía Nam chỉ có hai mùa nắng, mưa.
Về thời tiết, ngay những ngày đầu tháng 10, miền Bắc sẽ bắt đầu cảm nhận được sự se lạnh, đánh dấu mùa Đông đã sắp sửa ùa về. Đến tháng 11 từng đợt gió mùa Đông Bắc thổi mạnh và khiến chúng ta thấy lạnh hơn.
Thế nhưng thời điểm đánh dấu cho sự bắt đầu của mùa Đông tại Việt Nam sẽ chính thức bắt đầu vào ngày đông chí tức Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2024 và sẽ kéo dài đến hết ngày xuân phân tức Thứ Năm, 20 tháng 3, 2025 (Dương Lịch).
3. Dấu hiệu nhận biết mùa đông đến ở Việt Nam
Tại Việt Nam, hầu như những ai sống ở miền Bắc mới thấm thía được cái gọi là mùa đông. Đây chính là khu vực có sự phân chia 4 mùa xuân – hạ – thu – đông một cách rõ nét nhất. Trong khi đó thời tiết tại miền Nam dường như chỉ được chia thành 2 mùa, gồm mùa mưa và mùa khô.
Ngay từ khi bước sang tháng 11, mùa đông ở miền Bắc Việt Nam sẽ bắt chớm. Mọi người đều sẽ cảm nhận được rõ ràng các đợt khí lạnh tràn về nối tiếp nhau. Kèm theo đó còn là những cơn gió mùa đông bắc mang đến hơi lạnh thấu xương và gây mưa dai dẳng trên diện rộng.
Tuy nhiên chỉ khi bước sang tháng 12 thì mùa đông mới thực sự “đặt chân” đến. Mọi người có thể nhận thấy nhiều sự thay đổi rõ rệt như:
- Cảm thấy buốt bởi sự “tấn công” của những đợt gió lạnh và mưa dai dẳng do gió mùa đông bắc hoạt động mạnh gây nên.
- Xuất hiện hiện tượng sương muối vào những ngày cuối thu đầu đông.
- Tình trạng sương mù bao phủ mọi ngóc ngách vào những buổi sớm mai.
- Hiện tượng hơi nước trong không khí ngưng tụ, từ đó vô tình tạo thành nhiều hạt nhỏ li ti ở áp mặt đất.
- Hình ảnh cây cối trụi lá để chào đón mùa đông đến.
- Xuất hiện nhiều quán bán các món ăn nóng hổi trên vỉa hè…
4. Thời tiết mùa đông tại Việt Nam có đặc điểm như thế nào?
Tương tự như nhiều quốc gia khác, mùa đông là mùa lạnh nhất trong năm của Việt Nam. Đây là thời điểm dễ khiến cho con người ta cảm thấy lười biếng, chỉ muốn cuộn mình trong chăn và có những khoảnh khắc ấm áp bên người thân yêu.
Những ngày đông ở miền bắc Việt Nam thường có nhiệt độ trung bình chỉ ở mức 15 độ. Tuy nhiên cũng không thiếu những khu vực có nhiệt độ 9 – 10 độ hay thậm chí là rơi xuống dưới 0 độ C. Trong khi đó tại Việt Nam, thời tiết lạnh nhất chỉ ở mức 23 độ.
Mùa đông của nước ta là thời gian có gió mùa và mưa lớn. Riêng các tỉnh miền núi phía bắc còn có cả tuyết rơi vô cùng băng giá. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho hoa màu – vật nuôi chết chóc, đưa nhiều hộ dân rơi vào tình trạng khó khăn.
Riêng tại miền Trung, đây chính là thời điểm hứng chịu từ 3 – 4 cơn bão mỗi ngày. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng bởi các đợt gió mùa nên khu vực này thường có mưa lớn kéo dài dai dẳng không ngớt, từ đó gây ngập úng. Theo thống kê hàng đầu, mức độ thiệt hại do bão lũ gây ra cho miền Trung dường như không thể đong đếm được.
5. Mùa đông có gì đặc biệt?
Sau khi xác định được mùa đông là tháng mấy chắc hẳn bạn cũng đã biết đâu là những gì kiện diễn ra vào thời điểm này rồi phải không? Vào những ngày cuối năm hầu như mọi người đều đổ xô ra đường để tận hưởng cái không khí noel vui vẻ, nhộn nhịp.
Mặc dù tại Việt Nam không có tuyết rơi nhưng những mô hình trang trí, đèn led cùng với dòng người tấp nập cũng đủ khiến tất cả chúng ta cảm thấy hưng phấn. Vào dịp đặc biệt như thế này, hãy ra ngoài để cảm nhận được hết sự đẹp đẽ của khí trời nhé.
Dựa vào cách phân chia mùa ở Bắc bán cầu, mùa đông còn có một sự kết thúc đặc biệt khác chính là Tết Tây. Đây là thời điểm kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới. Hằng năm vào ngày này mọi người đều sẽ được nghỉ học, nghỉ làm để hoàn chung với không khí nhộn nhịp. Nếu có nhiều thời gian hãy trở về tận hưởng năm mới ấm áp cùng gia đình và người thân nhé.
6. Mùa đông – Mùa của tâm trạng lên ngôi
Trái ngược với mùa hè sôi động là một mùa đông “lặng thầm”, lắng đọng. Sự ảm đạm, hẩm hiu của những ngày giá rét như thế này luôn khiến tâm trạng của con người ta trùng xuống. Đối với nhiều người, mùa đông là mùa yêu nhưng cũng là mùa của những nỗi niềm chưa kịp nói.
Mùa đông cũng là mùa gắn liền với nhiều cung bậc cảm xúc nhất. Chẳng hạn như đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc lây trước hình ảnh những cặp đôi sánh bước cùng nhau trên đường, nhưng cũng có lúc tự nhiên chạnh lòng bởi sự cô đơn của mình.
Có một mùa đông mang đến sự “dịu dàng”, những ký ức đẹp đẽ. Nhưng cũng có những mùa đông mà nhiều người muốn quên đi vì chúng để lại thiệt hại quá nặng nề. Đó chính là lý do vì sao đây là mùa của tâm trạng.
XEM THÊM:
- Mùa đông có hoa gì ? Top 11 hoa mùa đông đẹp nhất để bạn chiêm ngưỡng
- Top 8 món ngon mùa đông bổ dưỡng, nhất định phải ăn qua một lần
- Hướng dẫn cách mặc đẹp mùa đông giúp bạn vừa ấm áp, vừa cá tính
Thực chất cách xác định mùa đông là tháng mấy không quá khó. Từ những chia sẻ bên trên bạn chắc hẳn cũng đã giải đáp được thắc mắc của mình rồi phải không? Mong rằng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho những ngày đông lạnh giá sắp tới.