Việt Nam là một Quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về kiểu thời tiết “Sáng nắng, chiều mưa” này, cũng như những ảnh hưởng của nó đến đời sống và sản xuất. Vì vậy trong bài viết này, Vua Nệm sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về gió mùa là gì đầy đủ và chi tiết nhất.
Nội Dung Chính
1. Gió mùa là gì? Nguyên nhân hình thành gió mùa
Gió mùa là gì? Gió mùa (tên tiếng anh Là Monsoon) là một loại gió đổi hướng theo mùa, gió mùa là đặc trưng của khí hậu khu vực miền Nam châu Á. Theo đó, có hai loại gió mùa là gió mùa đông và gió mùa hè. Hướng gió được thay đổi gần như ngược chiều với nhau giữa mùa đông và mùa hè.
Do sự thay đổi của áp suất khí quyển mà vào mùa hè, gió mùa thổi từ biển vào đất liền theo hướng Tây Nam nên gọi là gió mùa Tây Nam hay gió mùa mùa hè. Trong khi đó, mùa đông, gió chuyển hướng thổi từ đất liền ra biển, vào nước ta từ hướng Đông Bắc nên gọi là gió mùa Đông Bắc, hay gió mùa mùa đông.
Ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, gió mùa mùa hè có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đem theo không khí mát mẻ cùng một lượng mưa lớn. Khu vực càng gần biển thì lượng mưa càng nhiều, càng vào sâu trong đất liền, lượng mưa càng giảm ít hơn. Mùa mưa bắt đầu từ miền ven biển rồi mới vào sâu trong đất liền, kết thúc mùa mưa bắt đầu từ trong đất liền rồi mới đến vùng ven biển.
Vào mùa đông, gió mùa thổi sẽ thổi từ lục địa châu Á ra theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam, mang theo không khí khô và lạnh càng gần về xích đạo, gió trở nên ấm dần lên. Gió mùa mùa đông được thổi theo từng đợt, mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới cả tuần.
Đọc thêm: Gió là gì? Có mấy loại gió? Nguyên nhân nào sinh ra gió?
2. Những nước nào có khí hậu gió mùa?
Những khu vực có kiểu khí hậu gió mùa kể trên là Trung Quốc, Đông Á, Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản… Riêng kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa trở thành khí hậu đặc trưng ở những Quốc gia như:
- Việt Nam
- Úc (Cairns).
- Liberia (Monrovia).
- Sierra Leone (Freetown).
- Guinee (Conakry).
- Côte d’ivoire (Abidjan).
- Cộng hòa Dominican (Santo Domingo).
- Puerto Rico (San Juan).
- Thái Lan (Phuket).
- Myanma (Yangon).
- Philippines (Quezon City).
- Ấn Độ (Mangalore; Kochi; Surat).
- Mỹ (Miami).
- Bangladesh (Chittagong).
- Cộng đồng Thịnh vượng Bahamas (Nassau).
- Colombia (Medellin).
3. Ảnh hưởng của khí hậu gió mùa tới đời sống hàng ngày
Khí hậu nhiệt đới gió mùa được phân loại vào nhóm Am như phân loại khí hậu của Koppen. Trong đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có nhiệt độ trung bình năm từ 18 độ C và có hai mùa là mùa ẩm và mùa khô đặc trưng. Lượng mưa trung bình năm lên tới 1.000 đến 1500mm/năm. Vậy nên kiểu khí hậu này có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của con người, đó là:
3.1. Ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đối với hoạt động sản xuất
Về nông nghiệp
Nền nhiệt của kiểu khí hậu này thường cao, độ ẩm lớn và lượng mưa nhiều nên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp lúa nước và thâm canh tăng vụ, đồng thời đa dạng hoá những loại cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, thời tiết khí hậu gió mùa diễn biến thất thường (thường xuyên xảy ra thiên tai, mưa lũ, sạt lở, hạn hán, rét đậm và rét hại…) Điều này gây ra những khó khăn rất lớn đến hoạt động canh tác, thời vụ cũng như phòng chống thiên tai.
Về chăn nuôi
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm với nguồn thức ăn dồi dào, đồng cỏ rộng lớn… Song, khí hậu này cũng tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh dịch phát triển như cúm, dịch tả, kiết lị…. Đặc biệt, mùa đông thường rất lạnh và khô, có nơi nhiệt độ dưới 0 độ C khiến nhiều loại cây trồng kém phát triển, động vật chịu lạnh kém bị chết, gây ra những thiệt hại lớn về mùa màng.
Các ngành sản xuất khác
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ hải sản và du lịch… Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, đặc biệt là mùa khô.
Hơn nữa, các hoạt động kinh tế như giao thông, du lịch và công nghiệp khai thác… sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp của sự phân mùa khí hậu. Mực nước sông ngòi, sông suối cũng thay đổi theo mùa. Vào mùa đông mực nước trên các con sông thường thấp, ngược lại vào mùa hè với lượng mưa lớn làm cho mực nước các con sông dâng cao.
Ngoài ra, môi trường thiên nhiên cũng dễ bị suy thoái hơn so với các loại khí hậu khác, bởi vì các kiểu thời tiết cực đoan diễn ra nhiều hơn so với những kiểu khí hậu khác, thiên tai bão lũ, hạn hán… gây nên tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất và con người.
Xem thêm: Gió mùa Tây Nam là gì?
3.2. Ảnh hưởng của gió mùa đối với đời sống con người
Độ ẩm lớn kết hợp với nhiệt độ cao là môi trường tốt nhất cho những loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Đặc biệt, mùa khí hậu sẽ gây ra các loại bệnh theo mùa và tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng dễ lây lan, làm suy giảm sức đề kháng, thậm chí nguy hiểm đến sức khoẻ.
Khí hậu diễn biến thất thường, thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể chưa kịp thích nghi gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải. Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động có các biện pháp để chăm sóc sức khoẻ của mình và những người thân yêu. Chẳng hạn như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là ngủ đủ giấc.
Đừng bỏ lỡ: Gió Lào là gì?
Như vậy, những thông tin về gió mùa là gì, đặc điểm của gió mùa và ảnh hưởng của kiểu khí hậu này đến đời sống sản xuất của con người đã vừa được Vua Nệm trình bày trong bài viết. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ đó đưa ra được biện pháp khắc phục khó khăn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà kiểu khí hậu này mang đến.