Nhút nhát là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng về lâu dài, nó sẽ gây ra những bất lợi cho trẻ như: giao tiếp xã hội kém, bỏ lỡ các cơ hội tốt,… Chính vì thế rất nhiều phụ huynh đang quan tâm tới việc làm sao để trẻ hết nhút nhát?
Hiểu rõ điều này, Vua Nệm đã tìm hiểu và tổng hợp lại các phương pháp khoa học giúp trẻ rèn luyện được sự tự tin, loại bỏ dần tính nhút nhát của mình. Mời cha mẹ cùng tham khảo nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Những dấu hiệu cho thấy trẻ có tính nhút nhát
- 2. Những nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát
- 3. Làm sao để trẻ hết nhút nhát?
- 3.1. Không la mắng, không tỏ ra thất vọng và không so sánh
- 3.2. Tìm ra những điểm tốt của trẻ để khen ngợi
- 3.3. Đừng gắn nhãn cho bé là đứa trẻ nhút nhát
- 3.4. Tạo các cuộc thảo luận trong gia đình để khuyến khích bé nêu ý kiến
- 3.5. Cho bé quyền quyết định một số việc
- 3.6. Cho bé tham gia các lớp năng khiếu hoặc hoạt động ngoài giờ
- 4. Kết luận
1. Những dấu hiệu cho thấy trẻ có tính nhút nhát
Không khó để có thể nhận ra một đứa trẻ có tính nhút nhát. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại không chú ý hoặc bỏ qua những dấu hiệu này vì cho rằng lớn lên trẻ tự hết. Điều này có thể đúng với một số bé, nhưng không phải tất cả trẻ đều có những thay đổi tích cực như vậy. Chính vì thế, cách tốt nhất là phụ huynh cần nhận biết thông qua các dấu hiệu dưới đây và kịp thời có giải pháp phù hợp.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ có tính cách nhút nhát đó là:
- Bé chỉ thoải mái và tự tin khi tiếp xúc với các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, khi gặp người ngoài hay môi trường khác bé lại thu mình, ngại giao tiếp.
- Bé thường tỏ ra khá lo lắng trong những nơi đông người, đứng nép vào sau người thân để không ai nhìn thấy.
- Bé ngại giao tiếp, sợ trả lời câu hỏi của người khác và không dám nhìn thẳng vào mắt người khác.
Khi đọc những dấu hiệu này, nhiều phụ huynh sẽ cho rằng đứa trẻ nào chẳng như vậy, không cần phải làm quá lên. Nhưng có thể bạn chưa biết: tính cách này sẽ xuất hiện ở hầu hết các trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 3 tuổi. Vì mọi thứ đều khá lạ lẫm và mới mẻ với bé. Tuy nhiên, đến giai đoạn 4-5 tuổi trở đi, trẻ sẽ có xu hướng giao lưu, tương tác với bạn bè đồng trang lứa nhiều hơn.
Do đó, nếu lúc này bé của bạn vẫn còn nhút nhát thì hãy cân nhắc tới việc tìm giải pháp để khắc phục điều này. Vì nhút nhát sẽ gây ra nhiều bất lợi cho trẻ. Cụ thể như sau:
- Khả năng giao tiếp của trẻ bị hạn chế, bé sẽ khó nói ra được suy nghĩ và quan điểm của mình.
- Gây trở ngại trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức.
- Trẻ dễ bị tổn thương hơn, thậm chí luôn cảm thấy bản thân yếu kém và không tự tin về chính mình. Điều này khiến trẻ dễ dàng trở thành đối tượng bị bạo lực học đường hơn.
Vậy làm sao để trẻ hết nhút nhát? Muốn có câu trả lời đúng, trước tiên bạn cần biết nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát là gì.
2. Những nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát
Trước khi thảo luận vấn đề làm sao để trẻ hết nhút nhát thì bậc phụ huynh nên tìm ra nguyên nhân. Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát, cha mẹ hãy xem bé của mình thuộc nguyên nhân nào nhé:
2.1. Do di truyền
Di truyền là nguyên nhân đầu tiên cần được nhắc tới, vì cha mẹ nhút nhát rất có thể sẽ di truyền sang con cái. Chưa kể những năm tháng đầu đời thì cha mẹ là người mà trẻ sẽ tiếp xúc và học hỏi nhiều nhất nên không khó hiểu khi trẻ bị ảnh hưởng từ tính cách của cha mẹ.
2.2. Do cha mẹ quá nghiêm khắc
Cha mẹ quá nghiêm khắc cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ trở nên rụt rè. Vì khi trẻ làm sai, những bậc cha mẹ nghiêm khắc thường lập tức quát mắng, hoặc có những lời nói, hành động, ánh mắt khiến trẻ sợ hãi. Lâu dần trẻ không còn tự tin vào mình, không dám làm bất cứ việc gì vì sợ mắc lỗi sẽ lại tiếp tục bị quát mắng.
2.3. Do hay bị chê
Có thể cha mẹ cho rằng chê là một cách giúp trẻ nỗ lực phấn đấu để có thành quả tốt hơn. Tuy nhiên, trẻ không nhận thức được điều này nên khi bị chê hoặc so sánh với những bé giỏi hơn, trẻ sẽ cảm thấy tự ti về bản thân và không biết mình phải làm gì để tốt hơn, nên dần thu mình và càng nhút nhát hơn.
2.4. Do được cha mẹ bao bọc quá mức
Bao bọc trẻ quá mức cũng sẽ khiến trẻ nhút nhát hơn. Vì trẻ không được tự do làm điều mình thích, không được khám phá giới hạn của bản thân mà luôn có cha mẹ làm giúp vì sợ bé làm hỏng. Quá nhiều lần như vậy sẽ khiến trẻ trở nên thụ động, ỉ lại vào phụ huynh, và khi ra môi trường bên ngoài khó tự lập, luôn nhút nhát nếu không có cha mẹ làm giúp.
3. Làm sao để trẻ hết nhút nhát?
Dưới đây là một số giải pháp làm sao để trẻ hết nhút nhát cha mẹ có thể tham khảo:
3.1. Không la mắng, không tỏ ra thất vọng và không so sánh
Không la mắng và không tỏ ra thất vọng khi trẻ làm sai chính là một trong những cách giúp trẻ khắc phục tình trạng nhút nhát. Vì với những trẻ có tính cách này, chúng luôn sợ bị chê trách và phê bình. Nên nếu phụ huynh là mắng hoặc tỏ ra thất vọng rất có thể dẫn đến tình trạng trẻ sẽ không dám làm những công việc đó.
Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên so sánh trẻ với những bé nhanh nhẹn, tự tin hơn, vì tính cách của mỗi trẻ mỗi khác. Đặc biệt, với trẻ nhút nhát khi bị so sánh rất dễ gây ra tâm lý tự ti, không tin tưởng bản thân, nên càng khó để trẻ có thể loại bỏ tính cách này.
3.2. Tìm ra những điểm tốt của trẻ để khen ngợi
Một trong những cách làm sao để trẻ hết nhút nhát được đánh giá hiệu quả đó là khen ngợi. Vì khi được khen, trẻ sẽ cảm thấy mình thực sự quan trọng, có thể làm được việc có ích. Từ đó sẽ gia tăng sự tự tin, đồng thời giúp bé thích thể hiện bản thân hơn, bớt nhút nhát hơn.
3.3. Đừng gắn nhãn cho bé là đứa trẻ nhút nhát
Những đứa trẻ có tính cách nhút nhát thì thường ít nói mà suy nghĩ nhiều hơn. Đặc biệt, chúng rất để ý và dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ lời nói của người khác. Chính vì thế cha mẹ hoặc người thân đừng gắn nhãn cho con mình là một đứa trẻ nhút nhát. Bởi một khi bị gắn nhãn như vậy, trẻ thường rơi vào tình trạng tự kỷ ám thị, tin vào điều này, không tin tưởng vào năng lực của bản thân và rất khó để thay đổi.
3.4. Tạo các cuộc thảo luận trong gia đình để khuyến khích bé nêu ý kiến
Khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến, quan điểm của mình cũng là một cách để trẻ bớt nhút nhát hơn. Ban đầu bạn có thể tập cho trẻ bằng cách trong các cuộc nói chuyện gia đình, hãy hỏi ý kiến của bé để bé được phát biểu. Dần dần, hướng dẫn bé cách giao lưu, đưa ra quan điểm, ý kiến về bất kỳ vấn đề gì. Và tập dần cho bé thói quen này khi có cả người ngoài.
3.5. Cho bé quyền quyết định một số việc
Phương pháp tiếp theo mà bạn có thể áp dụng chính là hãy cho bé quyền được quyết định trong một số việc. Khi được quyết định, bé sẽ hiểu rằng mình cũng rất quan trọng và mọi người cần tôn trọng ý kiến của mình nếu đúng. Nhờ vậy, bé sẽ tự tin hơn và bớt nhút nhát.
3.6. Cho bé tham gia các lớp năng khiếu hoặc hoạt động ngoài giờ
Ngoài 5 cách làm sao để trẻ hết nhút nhát kể trên thì cho bé tham gia các lớp học năng khiếu hoặc hoạt động ngoài giờ cũng là giải pháp tốt để trẻ bớt nhút nhát. Vì khi được tiếp xúc với nhiều người, được trò chuyện, vui chơi cùng bạn, trẻ sẽ dần quen với việc giao tiếp xã hội và bớt nhút nhát hơn.
XEM THÊM:
- Hướng dẫn cách thiết lập thói quen ngủ khoa học cho trẻ độ tuổi đi học
- TOP 10 cách dạy trẻ học chữ cái tiếng Việt hiệu quả
- Tiết lộ 8 cách giáo dục giới tính cho trẻ đầy tinh tế, hiệu quả
4. Kết luận
Trên đây là là câu trả lời làm sao để trẻ hết nhút nhát mà Vua Nệm muốn gợi ý cho các cha mẹ có con nhút nhát. Hy vọng rằng những giải pháp này sẽ giúp các bé tự tin hơn trước đám đông, tự tin và tin tưởng vào năng lực của bản thân mình.