Sức khỏe giấc ngủ

Công nghệ ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta như thế nào?

CẬP NHẬT 25/09/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Có bao giờ bạn đã tắm rửa, đánh răng, cuộn mình trong chăn ấm nệm êm và sẵn sàng đi ngủ chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, trước tiên, bạn cần cắm sạc điện thoại của mình. Màn hình sáng lên và bạn thấy có một vài thông báo nhấp nháy. Vì vậy, bạn kiểm tra điện thoại, sau đó bạn kiểm tra email của mình thật nhanh (tại sao không nhỉ?). Và sau đó là lướt mạng xã hội.

Trước khi bạn kịp ra điều gì thì đã 45 phút sau đó và bạn vẫn chưa ngủ. Trong thực tế, bạn thậm chí không còn cảm thấy buồn ngủ nữa. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Có bao giờ bạn thắc mắc “Công nghệ ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?” chưa.

Trên thực tế, 90 phần trăm người Mỹ báo cáo đã trải qua tình huống tương tự – sử dụng thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ. Theo thống kê, ngày nay người Mỹ ngủ ít hơn từ 1 đến 2 giờ so với 40 năm trước và công nghệ có thể là một trong những lý do tại sao.

Hàng ngàn năm trước, thời gian ban ngày ngày được cai trị bởi mặt trời. Khi mặt trời mọc là lúc thức dậy, và khi mặt trời lặn là lúc đi ngủ. Người thượng cổ không có những thứ xa xỉ tiện nghi như chúng ta bây giờ—như gốinệm—nhưng họ chắc chắn có nhiều sự kỷ luật hơn khi đi ngủ.

sử dụng thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ
Tình trạng sử dụng thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ

Thành thật mà nói, chắc chắn có điều gì đó để học hỏi từ thói quen ngủ của tổ tiên chúng ta để có giấc ngủ ngon hơn trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Cùng đi tìm những bài học hữu ích đó trong bài viết sau nhé!

1. Giấc ngủ hoạt động như thế nào?

Trước khi đi sâu vào tác động của công nghệ đối với chất lượng giấc ngủ của chúng ta, hãy tìm hiểu một chút về cơ chế hoạt động của giấc ngủ. Cơ thể chúng ta tuân theo một đồng hồ tự nhiên được gọi là nhịp sinh học. Nó giống như một chiếc đồng hồ báo thức cho cơ thể bạn biết khi nào nên thức dậy và đã đến giờ đi ngủ.

Bạn thường thấy mình thức dậy và mệt mỏi, buồn ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đó là nhịp điệu của cơ thể bạn đấy! Có 1 số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến “đồng hồ” này, trong đó có ánh sáng. 

Khi trời tối, mắt bạn nhận biết đã đến giờ đi ngủ, điều này sẽ gửi tín hiệu đến não để báo cho cơ thể bạn biết rằng nó đã mệt. Khi đó, cơ thể bạn sẽ giải phóng melatonin, một loại hormone giúp cân bằng giữa trạng thái tỉnh táo và buồn ngủ.

Nhịp sinh học có thể bị mất đi bởi 1 số yếu tố. Nếu bạn đã từng đi du lịch đến một múi giờ khác, bạn sẽ thấy rằng cơ thể mình cần một khoảng thời gian để có thể điều chỉnh lại.

Những điều khác như công việc làm ca đêm có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Càng nghiên cứu, chúng ta càng thấy rằng công nghệ cũng đang làm gián đoạn việc nghỉ ngơi theo 1 cách tệ hơn.

Công nghệ đã ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào
Công nghệ làm gián đoạn quá trình nghỉ ngơi, nhất là những người thường xuyên làm ca đêm

2. Ánh sáng nhân tạo ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào? 

Bạn có thể tưởng tượng được viễn cảnh mình thực sự đi ngủ khi mặt trời lặn và thức dậy khi mặt trời mọc không? Dù bạn có tin hay không, cơ thể chúng ta hoạt động theo cách đó. Ánh sáng nhân tạo đã thay đổi lịch trình sinh hoạt hàng ngày của con người hiện đại. Sự xuất hiện của nó cho phép chúng ta thức lâu hơn vào ban đêm – dù tốt hay xấu.

Ánh sáng nhân tạo có thể đánh lừa bộ não của bạn nghĩ rằng vẫn còn là ban ngày, cản trở quá trình tiết ra hormone giấc ngủ Melatonin, khiến chúng ta không cảm thấy buồn ngủ dù đã đến giờ đi ngủ. Mặc dù ánh sáng đèn điện đã giúp nhiều công việc hàng ngày trở nên dễ dàng hơn, nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề về giấc ngủ. 

Vậy chúng ta có thể làm gì để ngủ ngon hơn? Câu trả lời tốt nhất là ngưng sử dụng điện thoại hoặc máy tính vài giờ trước khi ngủ. Nếu bạn không thể ngưng việc sử dụng thì hãy bật “Chế độ ban đêm” của điện thoại, khi này ánh sáng màn hình sẽ chuyển sang tông màu ấm hơn và hạn chế mức độ tiếp xúc với ánh sáng xanh. 

3. Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào? 

Ô nhiễm tiếng ồn về cơ bản là bất kỳ âm thanh nào có thể cản trở giấc ngủ ban đêm. Đối với nhiều người, một căn phòng yên tĩnh là điều kiện tiên quyết để có 1 giấc ngủ ngon, nhưng nhiều người có xu hướng thích bật tivi để dễ ngủ hơn hoặc khi nghe tiếng tivi hoặc âm thanh từ điện thoại.

XEM THÊM: Bật TV khi ngủ có hại không? Cách xem Tivi nhưng không ảnh hưởng đến giấc ngủ

Cả hai thứ này đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn—để chất lượng nghỉ ngơi tốt hơn, chúng ta cần có sự nhất quán từ khi đi ngủ đến khi thức dậy. Việc bật tivi liên tục tạo ra những tiếng ồn khác nhau và không thể đoán trước khiến bộ não của bạn không được nghỉ ngơi thực sự.

Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ
Ô nhiễm tiếng ồn về cơ bản là bất kỳ âm thanh nào cũng có thể cản trở giấc ngủ về đêm

Nếu bạn cần tiếng ồn để có thể ngủ được, hãy cân nhắc sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng hoặc âm thanh của máy quạt hoạt động suốt đêm. Bật điện thoại của bạn ở chế độ “Không làm phiền” để tránh những thông báo phiền phức đó. (Nếu bạn sử dụng điện thoại làm báo thức, chế độ Không làm phiền sẽ không ảnh hưởng đến việc báo thức).

XEM THÊM: Tìm hiểu về tiếng ồn và máy chống ồn khi ngủ

4. Mạng xã hội ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào? 

Mạng xã hội là phương tiện giữ liên lạc với bạn bè, gia đình và mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Nó đã thực sự thay đổi cách chúng ta giao tiếp và cách thông tin được lan truyền.

Một số nghiên cứu đã ước tính rằng hơn 210 triệu người trên toàn thế giới mắc chứng nghiện mạng xã hội. Điều này khiến nhiều người không thể rời tay khỏi điện thoại vào giờ đi ngủ. Thực tế, khảo sát cho thấy 71% người Mỹ thừa nhận họ thường lướt mạng xã hội trước khi ngủ.

Phương tiện truyền thông xã hội được thiết kế để gây nghiện. Việc lướt điện thoại trở thành thao tác không có hồi kết và bạn không bao giờ có thể hết bài viết để đọc, xem. Thời gian có thể dễ dàng trôi đi nhanh hơn nếu bạn kiểm tra điện thoại trước khi đi ngủ, nghĩa là giờ đi ngủ có thể bị đẩy ngày càng muộn hơn.

Thêm vào đó, ánh sáng xanh mà chúng ta đã đề cập trước đó có thể gây rối loạn nhịp sinh hoạt, khiến chúng ta khó ngủ, mất ngủ khi đêm xuống.

5. Sóng WiFi ảnh hưởng tới giấc ngủ như thế nào? 

Một nghiên cứu năm 2007 đã thực hiện thí nghiệm một nhóm người tham gia để kiểm tra các vấn đề về giấc ngủ khi 1 số người ngẫu nhiên được chỉ định sử dụng điện thoại (thật) phát ra bức xạ điện từ, trong khi nhóm còn lại sử dụng điện thoại (giả) ở chế độ ‘nói’, ‘nghe’ và ‘chờ’. 

Sóng WiFi ảnh hưởng tới giấc ngủ
Việc tương tác với các thiết bị tương thích với WiFi có thể gây rối loạn giấc ngủ

Việc tương tác với các thiết bị tương thích với WiFi, chẳng hạn như máy tính bảng và điện thoại, có thể gây rối loạn giấc ngủ. Mỗi chế độ phát ra ở cường độ sóng khác nhau, trong đó chế độ ”nói chuyện’ là cao nhất.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia sử dụng điện thoại ở chế độ “nói chuyện” mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ vào ban đêm.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc tương tác với các thiết bị tương thích với WiFi, chẳng hạn như máy tính bảng và điện thoại, có thể gây rối loạn giấc ngủ, thậm chí có thể gây trầm cảm và lo lắng. 

Tác động của thiết bị điện tử trước khi đi ngủ thậm chí còn tồi tệ hơn đối với trẻ em—trong khi bộ óc và cơ thể của các bé vẫn đang phát triển, việc nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, thống kê cho thấy trẻ em là một trong những nhóm đối tượng sử dụng các thiết bị công nghệ nhiều nhất. 

Trong một cuộc khảo sát được thực hiện trên nhóm phụ huynh của 234 trẻ em từ 8 đến 17 tuổi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ chơi trò chơi điện tử hoặc xem tivi trước khi đi ngủ có thời lượng ngủ ít hơn 30 phút.

Chưa kể, những đứa trẻ sử dụng điện thoại hoặc máy tính có thời lượng ngủ ít hơn 60 phút và có xu hướng khó ngủ hơn. Có thể nói rằng, việc hạn chế sử dụng công nghệ trước (và sau) đi ngủ quan trọng hơn bao giờ đối với cả người lớn lẫn trẻ em. 

6. Một số lời khuyên tận dụng công nghệ để có giấc ngủ ngon hơn 

Công nghệ có thể không hoàn toàn gây hại. Trên thực tế, việc tận dụng sức mạnh của công nghệ đúng cách thực sự có thể cải thiện giấc ngủ. 

  • Máy tạo tiếng ồn trắng, như đã đề cập ở trên, có thể giúp át đi những tiếng ồn không mong muốn khiến việc nghỉ ngơi bị gián đoạn. Nó rất phù hợp cho những người sống ở thành phố ồn ào hoặc người cần âm thanh để chìm vào giấc ngủ.
Đeo kính chặn ánh sáng xanh trước khi đi ngủ 
Đeo kính chặn ánh sáng xanh vài giờ trước khi đi ngủ
  • Đeo kính chặn ánh sáng xanh vài giờ trước khi đi ngủ cũng có thể giúp giấc ngủ không bị gián đoạn.
  • Sử dụng đèn báo thức thay vì chuông báo thức: thay vì thức dậy trong tiếng đồng hồ báo thức kêu inh ỏi, ánh sáng dịu nhẹ sẽ ngày càng sáng hơn, giúp cơ thể bạn thức dậy một cách tự nhiên hơn.
  • Ứng dụng theo dõi giấc ngủ: sử dụng đồng hồ thông minh hoặc ứng dụng điện thoại, có thể giúp bạn rèn luyện thói quen ngủ tốt và theo dõi chất lượng cũng như thời gian nghỉ ngơi mỗi đêm.

XEM THÊM: Công nghệ và giấc ngủ – Mối quan hệ chặt chẽ cần lưu tâm

Trên đây là những thông tin thú vị liên quan đến sức ảnh hưởng của công nghệ đối với giấc ngủ. Hy vọng bài viết đã giúp thỏa mãn bộ óc tò mò của bạn về chủ đề này rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/technology-and-sleep/

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên