Nhà hay

Có nên để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ? Gợi ý vị trí đặt cây lưỡi hổ

CẬP NHẬT 21/02/2024 | BỞI Ngọc Hân

Cây lưỡi hổ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và góp phần làm “xanh” không gian sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ngại đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ vì lo lắng chúng thải ra khí cacbon dioxit không tốt vào ban đêm. Vậy gia chủ có nên để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ hay không? Vua Nệm sẽ giải đáp nhé!

1. Vài nét về cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loài cây cảnh được trồng khá phổ biến hiện nay vì đem đến nhiều công dụng và ý nghĩa. Tên khoa học của nó là Sansevieria trifasciata, vốn thuộc họ Măng tây. Đặc trưng của cây lưỡi hổ là có lá dài nhọn, màu xanh sẫm cứng cáp và có sọc trắng, vàng hay bạc trên bề mặt. Ở mỗi vùng, cây được gọi với những cái tên khác nhau như vĩ hổ, lưỡi cọp, lưỡi mèo, lan đuôi cọp, cây rắn,…

Trong phong thủy, cây lưỡi hổ được quan niệm là đem đến thành công, may mắn. Còn với khoa học, loài cây này có công dụng hấp thu chất độc hại, lọc sạch không khí và sản sinh oxy cả ngày lẫn đêm. Mặt khác, cây cũng góp phần cải thiện đời sống tinh thần và giảm thiểu stress, căng thẳng.

Cây lưỡi hổ không khó để trồng và chăm sóc vì chúng thích nghi tốt trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. Bạn không nhất thiết phải tưới nước cho cây mà chỉ cần đảm bảo cho đất có chút độ ẩm. Bên cạnh đó, gia chủ cũng không cần lo lắng rằng những loài sâu bệnh có thể làm ảnh hưởng đến cây. Dù trồng trong đất hay trong chậu thì cây vẫn có thể phát triển tốt.

cây lưỡi hổ trong phòng ngủ
Cây lưỡi hổ có ý nghĩa đối với sức khỏe lẫn trong phong thủy

2. Có nên để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ hay là không?

Với câu hỏi có nên để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ không thì câu trả lời sẽ là có. Theo NASA, loài cây này không khác gì “máy lọc không khí tự nhiên” giúp chất lượng không gian sống được cải thiện. Cụ thể, việc đặt cây lưỡi hổ ở phòng ngủ đem đến những lợi ích dưới đây. 

2.1. Cải thiện chất lượng không khí

Điểm đặc biệt của cây lưỡi hổ là vào ban đêm có thể chuyển hóa cacbon đioxit thành oxy. Nhờ thế, không khí trong phòng ngủ sẽ được cải thiện. Mặt khác, những chất ô nhiễm hay chất độc gây ung thư như trichloroethylene, formaldehyde, toluen và benzen,… có trong không khí cũng sẽ được loại bỏ. Điều này giúp sức khỏe của các thành viên trong gia đình được đảm bảo. 

2.2. Chống dị ứng

Nhờ cung cấp độ ẩm và giảm những chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, vi khuẩn,… trong không khí,… nên cây lưỡi hổ được nhiều người lựa chọn đặt trong phòng ngủ. Vì vậy, gia chủ sẽ được hít thở thoải mái trong một không gian trong lành mà không lo bị dị ứng. 

cây lưỡi hổ để trong phòng ngủ có tốt không
Đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ giúp chống dị ứng

2.3. Ngăn ngừa hội chứng nhà kín

Hội chứng nhà kín là tình trạng con người bị ốm khi sống trong những cao ốc, tòa nhà có điều hòa nhiệt độ. Triệu chứng lúc này là mũi và cổ họng bị kích ứng gây ra ho ngứa, buồn nôn và chóng mặt. Chỉ khi ra khỏi tòa nhà thì sức khỏe người bệnh mới dần được cải thiện. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hội chứng này xuất phát do không khí không tòa nhà không chất lượng. Để giảm bớt triệu chứng, bạn nên trồng cây lưỡi hổ với khả năng lọc không khí hiệu quả. 

2.4. Lọc formol

Hoạt chất formol thường được tìm thấy ở những sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng như giấy vệ sinh, khăn giấy, sản phẩm chăm sóc cá nhân,… Vì những sản phẩm này xuất hiện nhiều ở phòng tắm, phòng ngủ,… nên không khí có thể bị nhiễm formol. Để tránh tình trạng dư thừa formol, các chuyên gia đã khuyến khích nên trồng cây lưỡi hổ, nhất là trong phòng ngủ. 

2.5. Biểu tượng may mắn, tiền tài

Ngoài những tác dụng kể trên thì xét theo phong thủy, cây lưỡi hổ còn đem đến nhiều tiền tài, danh lộc. Chúng được cho rằng có thể trừ được tà, đẩy lùi những xui xẻo. Mặt khác, nhiều cặp vợ chồng cũng quan niệm trồng cây lưỡi hổ sẽ cải thiện đời sống hôn nhân. Những chiếc lá lưỡi hổ mọc ngay ngắn, thẳng tắp tượng trưng cho ý chí vươn lên, nỗ lực không ngừng của gia chủ. 

đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ
Nhiều người quan niệm cây lưỡi hổ đem lại tiền tài, may mắn

3. Đặt cây lưỡi hổ ở đâu trong phòng ngủ là hợp lý?

Sau khi bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc có nên để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ hay không, nhiều người cũng quan tâm đến vị trí để đặt cây lưỡi hổ ở trong phòng ngủ. Vốn dĩ loài cây này đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và thanh lọc không gian sống. Tuy nhiên, để chúng phát huy được hết hiệu quả thì bạn nên lựa chọn vị trí đặt cây thích hợp. Sau đây là một vài gợi ý:

  • Đặt lưỡi hổ trên bàn học, bàn làm việc hay bàn trang điểm ở phòng ngủ: Giúp bạn có thêm năng lượng làm việc, học tập và có tinh thần tập trung, sáng tạo hơn. Vì không gian không quá rộng nên hãy ưu tiên lựa chọn những chậu cây có kích cỡ nhỏ, màu sắc phù hợp với không gian. 
  • Đặt cây lưỡi hổ trên kệ, tủ sách, giá treo trong phòng ngủ. Với vị trí này, độ ẩm và nhiệt độ trong phòng sẽ được cân bằng, không gian cũng có thêm điểm nhấn. Nên lựa chọn những chậu cây cao hay có thể treo/để trên cao. 
  • Đặt trên cửa sổ ở phòng ngủ: Ánh sáng tự nhiên chiếu qua cửa sổ sẽ là điều kiện thuận lợi để cây lưỡi hổ phát triển tốt. Đồng thời, cây sẽ ngăn chặn được những tia nắng gây hại cho mắt và da đến bạn trong khi ngủ. Nên lựa chọn những chậu cây kích cỡ vừa phải, treo phía dưới hoặc để trên cửa sổ đều được. 
cây lưỡi hổ có nên để trong phòng ngủ
Có thể đặt cây lưỡi hổ gần cửa sổ để hấp thụ ánh nắng

4. Những lưu ý trong quá trình trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Như chúng ta đã biết, cây lưỡi hổ đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe lẫn phong thủy. Do đó, nó được nhiều gia chủ ưa chuộng làm cây cảnh trưng trong nhà, ngoài trời,… Tuy nhiên, nếu muốn trồng cây lưỡi hổ ở phòng ngủ thì gia chủ cần chú ý:

4.1. Lựa chọn chậu cây vừa vặn

Chậu cây phải có kích thước vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ. Bên cạnh đó, chậu cũng nên được trang bị lỗ thoát nước nhằm tránh tình trạng tích nước gây mục rễ. Nên ưu tiên những chậu cây có màu sắc hài hòa với màu của lá cây và phòng ngủ. 

4.2. Đặt chậu cây ở vị trí phù hợp

Cây lưỡi hổ thích nghi tốt với cả điều kiện ánh sáng lẫn bóng râm. Tuy nhiên, hãy ưu tiên đặt cây ở những vị trí vừa đủ nắng, bởi lẽ nắng quá gắt sẽ làm lá cây bị khô. Cũng lưu ý không đặt cây ở gần quạt, điều hòa hay cửa sổ mở. Điều này giúp hạn chế gió lùa và không khí khô có thể làm hại cây.

4.3. Tưới nước cho cây đúng cách

Cây lưỡi hổ là loại cây không ưa nước, chịu hạn tốt nên gia chủ không cần phải tưới nhiều nước. Mùa hè chỉ nên tưới khoảng 2-3 lần/tuần và mùa đông nên tưới 1-2 lần/tuần khi thấy đất trong chậu đã khô ráo. Thời điểm lý tưởng để tưới là vào sáng hoặc chiều, tuyệt đối không tưới vào giữa trưa khi thời tiết nắng gắt. Đừng quên dùng khăn ẩm hoặc phun sương để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá cây, giữ cho lá luôn được xanh tươi. 

để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ có tốt không
Cây lưỡi hổ không cần tưới nước quá nhiều vẫn phát triển tốt

4.4. Định kỳ bón phân cho cây

Bạn không nhất thiết phải bón phân thường xuyên cho cây lưỡi hổ. Chỉ cần duy trì tần suất bón phân 1-2 lần/năm vào mùa hè hoặc xuân, lúc cây đang phát triển mạnh. Phân bón có thể là phân hóa học loãng hoặc phân hữu cơ. 

4.5. Thay chậu khi thấy rễ cây lưỡi hổ quá dày

Khi thấy rễ cây lưỡi hổ phát triển quá dày và chật, tốt nhất là bạn nên thay chậu. Cần lựa chọn kích cỡ chậu lớn hơn, đồng thời cắt bỏ những rễ bị gãy hoặc mục, tỉa bớt lá cây héo vàng. Để tăng khả năng thoát ẩm, bạn nên thay đất mới trộn thêm với cát hay than hoạt tính. 

>> Xem thêm: 

Qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc có nên để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ hay không và vị trí lý tưởng để đặt cây lưỡi hổ. Hy vọng với những thông tin mà Vua Nệm vừa chia sẻ, gia chủ sẽ có tinh thần sảng khoái và sức khỏe dồi dào nhất khi trồng cây lưỡi hổ nhé!

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân