Co giật đột ngột trong giấc ngủ là hiện tượng gì? 

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Bạn gặp những cú giật mình (hypnic) khi mới thiếp ngủ vài giây hoặc đang ngủ thì bị tỉnh dậy bởi một cơn co giật cơ thể khá mạnh. Điều này có đáng ngại hay không? Là lành tính hay bệnh lý? Có cách nào để ngăn ngừa hay giảm thiểu những cú co giật đột ngột trong giấc ngủ không? Cùng đi tìm các câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Cơn co giật đột ngột trong khi ngủ là gì?

Cơn co giật trong giấc ngủ (tên tiếng anh: hypnagogic jerk) là một cơn co thắt cơ bắp vô thức xảy ra khi chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Đây là hiện tượng khi cơ thể thiếp ngủ thì đột nhiên bị giật mạnh, đôi khi kèm theo đó là cảm giác như bị rơi, hụt chân.

Cơn co giật trong giấc ngủ
Cơn co giật trong giấc ngủ là một cơn co thắt cơ bắp vô thức xảy ra

Bên cạnh đó, cơn co giật vô thức này cũng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, khi đang ngủ hoặc khi chuẩn bị tỉnh giấc (hypnic jerk). Những cơn co giật này nếu xuất hiện thường xuyên có thể khiến chúng ta lo lắng, bất an và khó ngủ lại. Cơn co giật đột ngột khi ngủ thường xảy ra không rõ nguyên nhân.

2. Các biểu hiện của cơn co giật trong khi ngủ

Đôi khi, chúng ta cũng trải qua một số cú giật khá nhẹ khi ngủ và hầu như không đáng chú ý, để tâm. Một số người kể lại họ trải qua cảm giác này khi đang gần ngủ thiếp đi và sau đó cảm thấy một cú giật mạnh bất ngờ đánh thức họ dậy.

Mọi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau với cơn co giật, chẳng hạn như: cảm giác như thể đang rơi, tim đập loạn nhịp, thở gấp, đổ mồ hôi, mơ thấy mình bị ngã… Nhìn chung, những cảm giác này không phải là dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào.

Theo một nghiên cứu năm 2016, các cơn hypnic trong giấc ngủ xảy ra ngẫu nhiên và xuất hiện ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Ước tính 60 – 70% số người trải qua các cơn co giật đầu giấc ngủ.

3. Nguyên nhân gây ra co giật đột ngột trong giấc ngủ

Nguyên nhân gây ra tình trạng co giật đột ngột trong giấc ngủ
Nguyên nhân gây ra tình trạng co giật đột ngột trong giấc ngủ.

Có nhiều giả thuyết giải thích cho nguyên nhân gây ra tình trạng co giật đột ngột trong giấc ngủ. Trong đó giả thuyết nhận được nhiều sự đồng tình nhất là nguyên nhân do não bộ không nhận được tín hiệu cơ thể đang đi vào trạng thái ngủ mà tưởng rằng cơ thể đang bị “rơi tự do”.

Khi này, bộ não sẽ phát ra tín hiệu co giật mạnh cơ thể nhằm lấy lại trạng thái cân bằng. Một số trường hợp việc co giật mạnh khiến họ tỉnh giấc đi kèm trạng thái hoảng loạn, tim đập mạnh. 

Hiện tượng co giật đột ngột trong giấc ngủ thường xảy ra khi bạn đi ngủ trong tình trạng kiệt sức hoặc căng thẳng quá mức. 

Một cách giải thích khác của tình trạng co giật đột ngột trong khi ngủ được nhiều chuyên gia ủng hộ là do tứ chi con người chịu sự điều khiển của não bộ. Khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ, não bộ sẽ tiết ra các chất gây bất động tứ chi để đưa cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi.

Mặc dù cơ thể đã ngủ say, nhưng các dây thần kinh trong cơ bắp vẫn hoạt động cộng với tuần hoàn máu trong cơ thể giảm xuống khiến các vận động nhỏ của cơ thể càng dễ cảm thụ. Tức là, chúng bị giật mình bởi chính những cử động vô thức của cơ thể mình.

hiện tượng Co giật đột ngột trong khi ngủ
Co giật đột ngột trong khi ngủ là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe

Nhìn chung, co giật đột ngột trong khi ngủ là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện của hiện tượng này: 

  • Tập thể dục: Tập thể dục sẽ kích thích cơ thể, trong đó, thói quen tập thể dục vào buổi tối muộn có thể khiến cơ thể khó thư giãn hơn khi đến giờ đi ngủ. Sự kích thích quá mức này có thể gây ra hiện tượng co giật đột ngột. 
  • Chất kích thích: Bao gồm caffeine (có trong cafe, trà), nicotine (có trong thuốc lá) hoặc một số loại thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ, ngu li bi hoặc cũng có thể gây khó ngủ suốt đêm. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể tăng nguy cơ xuất hiện các cơn co giật.
  • Căng thẳng và lo lắng: Một lối sống căng thẳng cao hoặc lo lắng kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc vào giấc, bạn cũng dễ giật mình tỉnh giấc hơn khi những cơn co giật cơ xảy ra.

XEM THÊM: Lo lắng vào ban đêm ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ

  • Thói quen ngủ không khoa học: Ngủ không đúng giờ, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ không có biện pháp điều kiện có thể dẫn đến chứng co giật đột ngột trong khi ngủ.
Co giật về đêm
Co giật về đêm thường xảy ra nhất là khi đang mơ màng vào giấc

Co giật về đêm thường xảy ra nhất là khi đang mơ màng vào giấc và giai đoạn mơ màng chuẩn bị thức dậy. Bạn có thể kiểm tra xem mình và người thân của bạn có từng bị co giật khi ngủ hay không thông qua các dấu hiệu như có cảm giác vừa cắn vào lưỡi, đi tiểu mất kiểm soát nhức đầu hoặc bầm tím tay, chân không rõ nguyên nhân khi thức dậy.

Động kinh trong khi ngủ cũng có thể gây ra các cử động không chủ ý, chẳng hạn như cơ thể co giật, chân tay cứng đờ, khóc/nói mớ hoặc phát ra tiếng động bất thường, ngã ra khỏi giường. Sau cơn động kinh, nhiều người gặp phải tình trạng buồn ngủ liên tục vào ngày hôm sau, một số khác có thể không thể tỉnh lại mà rơi vào trạng thái mê man.

Tình trạng co giật khi ngủ có nguy cơ xuất hiện cao ở những người mắc các bệnh sau:

  • Bệnh động kinh myoclonic vị thành niên: Co giật bắt đầu trong thời thơ ấu và được đặc trưng bởi các cơn co thắt cơ đột ngột, không chủ ý.
  • Cơn co giật tonic-clonic: 1 cơn động kinh xảy ra khi trong giai đoạn mơ màng chuẩn bị tỉnh giấc, gây ra hiện tượng cô giật không kiểm soát và cứng của cánh tay, chân hoặc cơ thể. Thường bị đánh đồng với “bóng đè”. 
  • Co giật rolandic lành tính: 1 chứng rối loạn co giật ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
  • Hội chứng Landau-Kleffner: 1 hội chứng hiếm gặp về giọng nói, ngôn ngữ, hành vi, học tập và co giật ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
  • Động kinh thùy trán: 1 dạng động kinh phổ biến bắt nguồn từ việc các tế bào não gửi các xung động bất thường ở thùy trán.

4. Mẹo ngăn ngừa, giảm thiểu co giật cơ khi ngủ

Tập thể dục trước khi ngủ
Tập thể dục là một thói quen lành mạnh, nhưng việc tập quá nặng và sát giờ đi ngủ

Dưới đây là các mẹo có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ co giật đột ngột trong giấc ngủ, bao gồm:

  • Tránh tập thể dục đêm khuya: Tập thể dục là một thói quen lành mạnh, nhưng việc tập quá nặng và sát giờ đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ co giật cơ bắp. Thay vào đó, bạn hãy sắp xếp tập thể dục sớm hơn trong ngày, như vậy, cơ thể sẽ có nhiều thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Tránh chất kích thích: Caffeine (cà phê, trà, socola hay bánh kẹo chứa caffeine, socola) có thể giúp chúng ta giữ tỉnh táo vào buổi sáng, nhưng việc hấp thụ các chất này sau buổi chiều có thể kích thích cơ thể và não bộ khiến bạn khó ngủ vào buổi tối. 
  • Xây dựng thói quen đi ngủ điều độ, đúng giờ để không làm xáo trộn đồng hồ sinh học trong cơ thể. 
 tắt tất cả các nguồn sáng không cần thiết trong ngôi nhà
Bạn nên tắt tất cả các nguồn sáng không cần thiết trong ngôi nhà
  • Tắt đèn: Ánh sáng phát ra đèn kích thích não bộ tỉnh táo hơn. Bên cạnh đèn thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử quá gần giờ đi ngủ. Vì ánh sáng xanh – loại ánh sáng phát ra từ một số bóng đèn, tivi, màn hình máy tính và điện thoại thông minh – sẽ phát ra tín hiệu đánh lừa cơ thể rằng bây giờ đang là ban ngày, đó đó khiến bạn không thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Tốt hơn hết, bạn nên tắt tất cả các nguồn sáng không cần thiết trong ngôi nhà hoặc tránh sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi ngủ.
  • Thiền: Thiền và các bài tập thở được chứng minh giúp cơ thể thư giãn, ngủ ngon hơn.

Tóm lại, co giật đột ngột trong giấc ngủ là hiện tượng bình thường và không phải tiềm ẩn một nguy cơ bệnh lý nào. Tuy nhiên, nó vẫn có thể làm phiền giấc ngủ của bạn khi chứng co giật này có tần suất cao, mạnh.

Nếu nhận thấy hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và chất lượng sống của bạn, thì hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có được những chẩn đoán chuyên sâu cũng như biện pháp khắc phục kịp thời nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/epilepsy/nocturnal-seizures

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM