Vào buổi tối, các loại cây thường thải khí CO2 và hấp thụ O2, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, sẽ có một số loại cây có cách quang hợp ngược lại so với thông thường, đó là thải khí O2 và hấp thụ vào CO2. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giới thiệu cho bạn top 10 loại cây sinh ra khí oxy vào buổi tối mà bạn có thể đặt trong phòng ngủ.
Nội Dung Chính
1. Cây nha đam
Cây nha đam, lô hội hay cây bất tử theo cách gọi ưu ái của người Ấn Độ là một loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, lại khá dễ trồng. Đặc biệt, với chúng, bạn không cần tốn quá nhiều công chăm sóc, chỉ cần tưới nước đầy đủ là được.
Thêm vào đó, cây nha đam còn có khả năng thải khí oxy vào ban đêm, giúp cải thiện giấc ngủ con người rất tốt. Đây chính là lý do mà nhiều người lựa chọn loại cây này để trồng trong phòng ngủ của mình và gia đình.
2. Cây cỏ nhện
Một nghiên cứu của NASA đã kết luận rằng, cây cỏ nhện hay cây lan chi sẽ giúp loại bỏ đến 90% formaldehyde – chất hóa học có khả năng gây ra ung thư, thường được tìm thấy bên trong một số sản phẩm gia dụng, khói thuốc hay các chất bảo quản,….
Thêm vào đó, cây cỏ nhện còn đảm nhận vai trò cung cấp khí O2 vào buổi tối, lại rất dễ trồng. Nhờ đó, chúng không chỉ cải thiện chất lượng không khí, mà còn giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.
3. Cây cau cảnh
Một loại cây sinh ra khí oxy vào buổi tối khác đó là cây cau cảnh. Cây cau cảnh với màu xanh mướt mát, không chỉ có khả năng lọc sạch không khí, trong lành, mà còn giúp sản sinh ra khí oxy hút khí CO2 vào ban đêm. Từ đó, tạo ra môi trường sống thông thoáng, nâng cao chất lượng giấc ngủ của con người.
Không chỉ vậy, cây cau cảnh rất dễ trồng và không tốn quá nhiều công sức chăm sóc. Bạn chỉ cần giữ đất luôn ẩm và giữ cây ở những nơi có ánh sáng mặt trời không quá gay gắt là được.
4. Cây lan ý
Một nghiên cứu của NASA đã kết luận rằng, cây lan ý có khả năng loại bỏ một số chất độc thường xuất hiện trong đồ da, xe máy, hay sơn,… như benzen, formaldehyde và trichloroethylene. Không chỉ có khả năng thải oxy và hấp thụ CO2, loài cây cảnh này còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Cây lan ý được xem là biểu tượng của sự khởi sắc, mới mẻ.
5. Cây trầu bà
Cây trầu bà là một loại cây dây leo phổ biến và phát triển nhanh, mạnh mẽ. Mặt khác, trầu bà còn mệnh danh là loại cây cảnh có khả năng lọc không khí tốt nhất. Bởi lẽ, NASA qua những cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng cây trầu bà có thể hút được những chất độc gây hại đến con người như fomandehit, trichloroethylene, benzen,…
Ngoài ra, loài cây này còn sở hữu khả năng quang hợp ngược tốt khi hít khí CO2 và nhả ra khí O2. Do đó mà trầu bà trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình để trồng trong nhà.
6. Cây lưỡi hổ
Vì là một loại cây sinh ra khí oxy vào buổi tối nên lưỡi hổ cũng là một gợi ý hoàn hảo cho những ai muốn tô điểm màu xanh cho không gian sống của mình.
Lưỡi hổ ngoài khả năng quang hợp ngược thì theo NASA, cây lưỡi hổ còn hút được 107 loại khí độc. Một số khí độc trong đó có nguy cơ gây nên bệnh ung thư như nitrogen oxide, formaldehyde,… thường xuất hiện ở những thiết bị điện tử chẳng hạn như laptop, TV, tủ lạnh,…
7. Cây oải hương
Cây oải hương ngoài ưu điểm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà thì còn có khả năng khử độc không khí ở trong nhà, nơi làm việc. Ngoài ra, nó còn hút khí CO2 và những mùi khó chịu sau đó thải ra khí O2 vào ban đêm. Từ đó không gian sống trở nên trong lành hơn, thấm đẫm mùi hương hoa và có tác dụng đẩy lùi những căng thẳng, giúp giấc ngủ của bạn trở nên thoải mái, dễ chịu.
8. Cây phú quý
Ngoài tác dụng sản xuất ra một lượng lớn khí O2 thì cây phú quý theo ý nghĩa phong thủy còn đem đến giàu sang, tài lộc cho gia chủ. Mặt khác, lá cây phú quý cũng như những điểm màu đỏ rất đẹp gợi lên sự may mắn, phú quý nên được nhiều gia chủ ưa thích.
9. Cây hương nhu tía
Một gợi ý khác cũng hoàn hảo cho không gian sống đó chính là cây hương nhu tía. Ngoài khả năng quang hợp ngược để sản sinh ra khí oxy vào ban đêm, cây hương nhu tía còn tỏa ra một mùi hương nhè nhẹ, khoan khoái và dễ chịu. Mùi hương này có tác dụng xua tan đi những căng thẳng, khiến giấc ngủ của bạn được thư giãn, dễ chịu hơn.
Mặt khác, cây hương nhu tía gây ấn tượng bởi màu tím nhẹ mang cảm giác giản dị, mộc mạc. Khi trưng loại cây cảnh trong nhà này, hoa hương nhu tía sẽ tạo một điểm nhấn riêng bắt mắt cho phòng ngủ.
10. Cây thường xuân
Cây thường xuân là một loại cây dây leo xuất hiện phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở khả năng sản sinh ra khí oxy thời điểm ban đêm, NASA theo nghiên cứu của mình cũng đã chứng minh rằng loại cây này có thể hỗ trợ làm giảm đi những triệu chứng của hen suyễn, dị ứng,…. từ đó giúp chất lượng giấc ngủ của người bệnh được tốt hơn.
Mặt khác, một số nghiên cứu thực hiện vào năm 2015 bởi đại học nghiên cứu Dị ứng, Suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ đã chứng minh rằng: Chỉ trong vòng 12 tiếng đồng hồ, cây thường xuân có thể lọc được đến 95% cặn không khí, 78% hơi ẩm hình thành nên nấm mốc. Như vậy, hoàn toàn thích hợp để gia chủ đặt loại cây này ở không gian sống của mình!
11. Cây dương xỉ
Dương xỉ là một trong những loại cây sinh ra khí oxy vào buổi tối được NASA khuyến khích nên đặt trong nhà. Ngoài sản sinh ra O2 thì cây còn có vai trò thanh lọc những chất độc hại trong không khí như Asen, Toluene, Xylen, Fomandehut,… Tuy nhiên, vì dương xỉ sẽ sống tốt trong môi trường có độ ẩm cao nên gia chủ cần định kỳ phun sương cho cây.
12. Cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh là loại cây đã quá quen thuộc khi xuất hiện phổ biến trong đời sống, cụ thể là ở văn phòng, phòng khách,… Cây có vai trò hút đi những khí độc chẳng hạn như Formaldehyde xuất phát từ thiết bị điện tử nhằm làm sạch, cải thiện chất lượng không khí,…
Vào ban đêm, cây sẽ sản xuất ra một lượng lớn khí O2 cho giấc ngủ dễ chịu. Trưng vạn niên thanh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy cực tốt cho gia chủ.
>> Xem thêm:
- 10+ loại cây cảnh phong thủy trong văn phòng thêm may mắn, thịnh vượng
- 7 loại cây cảnh nên trồng để hút tài lộc cho cả gia đình
Trên đây là tổng hợp 10+ loại cây sinh ra khí oxy vào buổi tối nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ và đảm bảo sức khỏe cho những thành viên trong gia đình. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn sẽ có phương án phù hợp để xây dựng một không gian sống trong lành, thư giãn nhé!