Chuyên gia nệm

10+ cách vệ sinh nệm cao su đúng cách ngay tại nhà

CẬP NHẬT 18/06/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Nệm cao su ngày càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi vì những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người e ngại khi dùng dòng nệm này chính là làm thế nào vệ sinh nệm cao su đúng cách. Bởi nệm được làm từ chất liệu cao su không dễ vệ sinh như các dòng nệm thông thường, thậm chí có thể phá hỏng luôn một tấm nệm cao cấp nếu phạm phải sai lầm. 

Do đó, để giúp khách hàng giải quyết được vấn đề này, Vua Nệm sẽ gợi ý cho bạn những cách vệ sinh nệm cao su hiệu quả nhất ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 Cách vệ sinh nệm cao su tại nhà

Cách vệ sinh nệm cao su tại nhà

1. Nệm cao su là gì?

Nệm cao su hiện được chia làm 2 loại chính là nệm cao su thiên nhiên và nệm cao su nhân tạo.

  • Nệm cao su thiên nhiên được làm hoàn toàn từ mủ cao su tự nhiên, trải qua công nghệ sản xuất Dunlop hoặc Talalay để tạo thành những tấm nệm có độ đàn hồi cao, mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho người nằm.
  • Nệm cao su nhân tạo là dòng nệm được làm từ các hợp chất hóa học như polyurethane kết hợp với các chất phụ gia khác.

Như vậy, có thể nói điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại nệm cao su này chính là ở thành phần cấu tạo của chúng. Tuy nhiên, cả 2 đều có những ưu điểm tương đối giống nhau, chẳng hạn:

 Nệm cao su thiên nhiên

Nệm cao su thiên nhiên

  • Nệm cao su có độ đàn hồi vô cùng tốt: khi có lực tác động, nó sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu. Điều này rất có ích cho người dùng, giúp bảo vệ người nằm khỏi tình trạng cong vẹo cột sống do nằm sai tư thế, đồng thời mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho người nằm.
  • Nệm có độ êm ái cao, giúp người nằm cảm thấy được thư giãn, nghỉ ngơi đúng nghĩa sau một ngày làm việc vất vả.
  • Nệm cũng có độ thoáng khi rất cao, nên có thể sử dụng cho cả 4 mùa trong năm. Đây là ưu điểm giúp nệm cao su ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn, nhất là khi thời tiết vào hè.
  • Nệm cũng được tích hợp công nghệ kháng khuẩn để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và nấm mốc gây hại, giúp bảo vệ sức khỏe người dùng một cách toàn diện nhất.
  • Nệm có độ bền cao, tuổi thọ của nệm cao su có thể lên tới 15 – 20 năm, nếu người dùng biết sử dụng và vệ sinh đúng cách.
  • Cuối cùng là nệm cao su nhân tạo có giá thành rẻ hơn nệm cao su tự nhiên. Nhưng nếu bạn là người yêu thích nệm cao su thiên nhiên nhưng chưa đủ khả để sở hữu nệm cao su tự nhiên thì mua nệm trả góp là một lựa chọn hợp lý.

Ngoài ra, chúng cũng có những nhược điểm nhất định như sau:

  • Giá thành cao hơn các dòng nệm khác như: nệm bông ép, nệm lò xo,… và chắc chắn nệm cao su tự nhiên đắt hơn nệm cao su nhân tạo.
  • Một số tấm nệm cao su hiện nay (cả nệm cao su tự nhiên và nhân tạo) do công nghệ sản xuất chưa được cải thiện nên vẫn có mùi hôi nhất định ở giai đoạn đầu sử dụng, gây khó chịu cho người dùng.
  • Nệm có khối lượng khá nặng, thiết kế dạng phẳng rất cồng kềnh nên quá trình vận chuyển hoặc vệ sinh sẽ gây ra nhiều khó khăn.

2. Những việc cần chú ý khi vệ sinh nệm cao su

 Những lưu ý khi vệ sinh nệm cao su

Những lưu ý khi vệ sinh nệm cao su

Với một tấm nệm cao su có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm thì chắc chắn trong quá trình sử dụng sẽ cần được vệ sinh thường xuyên để làm sạch vết bẩn, mùi hôi, ẩm mốc gây khó chịu. 

Tuy nhiên, vệ sinh nệm cao su lại không đơn giản như các dòng nệm thông thường khác. Cho nên, để việc vệ sinh nệm cao su không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, bạn cần lưu ý những điều sau:

2.1. Không giặt nệm cao su trực tiếp với nước

Có lẽ phần lớn người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng nước để giặt nệm cao su. Tuy nhiên, đây là một sai lầm bạn cần biết để tránh phạm phải. Bởi, khi sử dụng nước để giặt nệm cao su tức là bạn đang làm mất đi tính đàn hồi của sản phẩm, cũng đồng nghĩa với việc tuổi thọ của nệm bị giảm xuống nhanh chóng.

Vì vậy, bạn chỉ được phép dùng khăn ẩm để lau và làm sạch nệm cao su.

2.2. Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh

Khi gặp các vết bẩn cứng đầu, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới việc sử dụng: xăng, dầu hoặc hóa chất có tính tẩy rửa mạnh,… Tuy nhiên, các chất này sẽ khiến nệm cao su bị mất đi ưu điểm nổi bật nhất của mình là độ đàn hồi tốt, và trở nên chai cứng.

 Không sử dụng các hóa chất mạnh để vệ sinh nệm

Không sử dụng các hóa chất mạnh để vệ sinh nệm

2.3. Không vệ sinh nệm bằng cách dùng máy móc chà mạnh lên mặt nệm

Sử dụng những thiết bị máy móc chà mạnh lên bề mặt nệm, giúp loại bỏ vết bẩn cứng đầu nhanh hơn có vẻ là giải pháp được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nó sẽ để lại hậu quả là bề mặt nệm cao su bị bong tróc, rách, hỏng, do mất khả năng liên kết giữa các hợp chất của đệm, từ đó làm giảm tuổi thọ của nệm.

Lời khuyên của Vua Nệm là bạn hãy dùng tay hoặc các máy móc nhẹ nhàng để làm sạch bề mặt nệm cao su.

2.4. Không phơi đệm cao su dưới ánh nắng mặt trời

Làm khô nệm là bước cuối cùng trong quá trình vệ sinh nệm. Ở bước này, thông thường chúng ta sẽ phơi đệm ra nắng để chúng nhanh khô nhất. 

Tuy nhiên, với nệm cao su bạn tuyệt đối không được sử dụng cách làm này. Bởi khi nệm cao su tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm nệm bị oxy hóa, co lại, mất đi tính đàn hồi và giảm tuổi thọ.

Vậy để làm khô nệm cao su sau khi vệ sinh, bạn có thể phơi chúng ở nơi thoáng gió nhưng râm mát và không có ánh nắng chiếu vào.

3. Những cách vệ sinh nệm cao su hiệu quả ngay tại nhà

Vua Nệm sẽ gợi ý cho bạn 4 cách vệ sinh nệm cao su tại nhà vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả mà ai cũng có thể tự làm được. Cụ thể như sau:

3.1. Sử dụng baking soda

 Baking soda còn có khả năng khử mùi và hút ẩm hiệu quả

Baking soda còn có khả năng khử mùi và hút ẩm hiệu quả

Ngoài tác dụng làm sạch, baking soda còn có khả năng khử mùi và hút ẩm hiệu quả nên đây là sản phẩm rất được ưa chuộng để vệ sinh nệm cao su.

Khi sử vệ sinh nệm cao su, bạn hòa bột baking soda với nước, sau đó dùng bình xịt xịt trực tiếp lên mặt nệm (nếu không có bình xịt, bạn có thể dùng tay để vẩy dung dịch lên mặt nệm). Đợi 30 phút để baking soda phát huy hết tác dụng của mình, làm sạch vết bẩn và mùi hôi, bạn hãy dùng máy hút bụi hoặc khăn để làm sạch lại một lần nữa là hoàn thành.

3.2. Sử dụng nước và cồn

Cách làm này dùng cho các vết bẩn cứng đầu, khó tẩy rửa.

Bạn sẽ pha loãng cồn với nước, sau đó đổ chúng lên bề mặt nệm tại các vị trí có vết bẩn. Dùng khăn khô đậy lên các vết bẩn đó và bắt đầu ấn mạnh để các chất bẩn được ép ra ngoài cùng dung dịch cồn và nước. Dùng khăn sạch để lau lại nệm một lần nữa. Cuối cùng, hãy dùng quạt để làm khô nệm.

3.3. Sử dụng bột giặt tẩy

 Bột giặt cũng là cách làm sạch nệm hiệu quả được nhiều người sử dụng

Bột giặt cũng là cách làm sạch nệm hiệu quả được nhiều người sử dụng

Bột giặt cũng là cách làm sạch nệm hiệu quả được nhiều người sử dụng. Bạn chỉ cần pha hỗn hợp bột giặt, nước theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành dung dịch làm sạch. Dùng khăn mềm để thấm dung dịch này và chà chúng lên vết bẩn, có thể lặp lại nhiều lần với những vết bẩn cứng đầu. Sau đó, dùng khăn lau sạch nước và bọt. Cuối cùng là làm khô nệm bằng quạt hoặc phơi ở nơi thoáng mát.

3.4. Sử dụng phấn rôm

 Sử dụng phấn rôm để làm sạch nệm

Sử dụng phấn rôm để làm sạch nệm

Nếu vết bẩn là chất lỏng và bạn có thể xử lý ngay, hãy sử dụng phấn rôm để làm sạch chúng bằng cách: dùng khăn lau qua vết bẩn, rắc phấn rôm lên toàn bộ bề mặt các vết bẩn, đợi khoảng 30 phút để vết bẩn được làm sạch và khử mùi. Sau đó, dùng máy hút bụi để hút toàn bộ phần phấn rôm trên bề mặt nệm, bạn sẽ thấy vết bẩn đã được làm sạch. 

Ngoài ra, nếu không có thời gian vệ sinh nệm, bạn có thể sử dụng dịch vụ giặt là, vệ sinh công nghiệp của các công ty chuyên dụng.

4. Các bước vệ sinh nệm cao su tại nhà

Khi vệ sinh nệm tại nhà, bạn cần làm theo trình tự các bước như sau:

  • Bước 1: Tháo bỏ phần ga bọc nệm, gối ôm, gối nằm, chăn,… để giặt riêng bằng tay hoặc máy giặt. Dùng khăn khô để lau sạch các bụi bẩn trên mặt nệm, có thể dùng thêm gậy hoặc que dài đập lên mặt nệm để bụi bẩn rơi ra nhanh hơn.
  • Bước 2: Kiểm tra và xử lý các vết bẩn cứng đầu có trên bề mặt nệm cao su. Ở bước này, bạn cần xác định được đó là vết bẩn gì, để có cách xử lý hiệu quả nhất. Sau đó, dựa vào các gợi ý ở phần 3 để chọn phương pháp làm sạch những vết bẩn cứng đầu. Cuối cùng, làm sạch lại toàn bộ bề mặt nệm cao su.
  • Bước 3: Sử dụng máy hút bụi để làm hút sạch các bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt nệm, đặc biệt tại các vị trí có kẽ hở, lỗ thông hơi của nệm. Với những tấm nệm có lỗ thông hơi quá sâu, máy hút bụi không thể hút hết, bạn có thể lật ngược nệm lại và dùng gậy đập nhẹ lên nệm để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Bước 4: Sử dụng tinh dầu hoặc các loại nước hoa dành riêng cho đệm để xịt lên nệm, giúp loại bỏ mùi hôi và tăng thêm hương thơm cho nệm. Nên chọn các mùi hương dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Bước 5: Phơi khô nệm tại nơi khô thoáng, có gió hoặc sử dụng quạt để giúp nệm khô nhanh hơn. Chú ý, không phơi đệm cao su dưới ánh nắng mặt trời. Cần để nệm được khô hoàn toàn trước khi đem vào sử dụng lại, để tránh tình trạng ẩm mốc xảy ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.

 Cần phơi nệm khô trước khi đem vào sử dụng

Cần phơi nệm khô trước khi đem vào sử dụng

5. Tổng kết

Tóm lại, Vua Nệm vừa giới thiệu đến bạn những cách vệ sinh nệm cao su tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất, đồng thời chỉ ra những điểm cần tránh để không ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của nệm. Hy vọng, với những chia sẻ này, quý khách hàng sẽ có thể tự mình vệ sinh nệm cao su ngay tại nhà mà không cần tốn kém quá nhiều chi phí.

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team