Cách tính vải may rèm cửa dễ hiểu, đơn giản ngay tại nhà

CẬP NHẬT 14/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Cách tính vải may rèm cửa là một trong những thông tin được chị em đặc biệt quan tâm. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn tìm hiểu cách tính vải may rèm cửa chi tiết và những bước may rèm cửa cơ bản dễ làm nhé! 

1. Lý do cần biết cách tính vải may rèm cửa 

Việc nắm được cách tính vải may rèm cửa chính xác giúp chúng ta:

  • Tính được số mét vải cần sử dụng để may rèm
  • Dễ dàng may rèm dài, ngắn, rộng, hẹp và nếp gấp tùy theo ý thích 
  • Tính được chi phí cho một bộ rèm và toàn bộ rèm cần may. Dựa vào giá thành, bạn có thể lựa chọn chất liệu vải phù hợp với tài chính. Ngoài ra, khi biết cách tính vải may rèm cửa, bạn cũng có thể tự may để tiết kiệm chi phí.
Tìm hiểu về cách tính vải may rèm cửa đơn giản và dễ dàng nhất
Tìm hiểu về cách tính vải may rèm cửa đơn giản và dễ dàng nhất

2. Cách tính vải may rèm cửa cơ bản cho các loại rèm

2.1. Cách tính vải để may rèm cửa rủ (Rèm ly, rèm ore)

2.1.1 Cách tính chiều cao và chiều rộng của rèm thành phẩm

Nếu nhà bạn dùng ô cửa lớn thì bạn nên cộng thêm từ 20 – 25cm cho chiều cao so với khung cửa, độ dài rèm cách sàn từ 0 – 3cm tùy theo mong muốn. Đối với chiều rộng thì bạn nên cộng thêm khoảng 40 – 50cm so với khung cửa.

Nếu không gian nhà bạn có khoảng tường 2 bên khung cửa không quá lớn, bạn có thể làm rèm phủ kín mảng tường, chiều cao tính từ trần tới sát sàn. Điều này vừa hạn chế cảm giác bị hụt, vừa tăng thêm độ mềm mại cho rèm cửa.

Đối với những không gian dùng ô cửa nhỏ thì chúng ta có thể đo chiều cao của rèm cao hơn ô cửa khoảng từ 20 – 25cm đến gần chạm mặt nền, hoặc bạn cũng có thể may rèm chỉ dài hơn ô cửa từ 30 – 40cm, không cần sát nền. Đối với chiều rộng, bạn nên cộng thêm 40 – 50cm so với khung cửa để bộ rèm thành phẩm khi treo lên sẽ có được sự cân đối nhất.

Nếu nhà bạn dùng ô cửa lớn thì độ dài rèm cách sàn từ 0 - 3cm tùy theo mong muốn
Nếu nhà bạn dùng ô cửa lớn thì độ dài rèm cách sàn từ 0 – 3cm tùy theo mong muốn

Bên cạnh đó, tùy theo kích thước cửa mà chúng ta cộng thêm vải cho chiều cao và chiều ngang cân đối hài hòa. Cửa càng rộng thì rèm càng nên may dài hoặc chạm sàn nhà để tăng tính thẩm mỹ.

Nếu nhà bạn sử dụng cửa sổ vuông, nhỏ thì chân rèm nên cách ngưỡng cửa sổ từ 5 – 10cm.

Nếu nhà dùng cửa chữ nhật ngang, rộng vừa thì nên  may rèm dài quá ngưỡng 20 – 50cm.

Nếu cửa sổ và cửa ra vào chiếm toàn bộ diện tích tường thì nên may rèm gần chạm sàn, cách sàn từ 2.5 – 10cm.

Đối với độ dài của thanh kéo rèm (thường làm bằng hợp kim nhôm) thì độ dài sẽ bằng chiều ngang cửa cộng thêm 20 đến 30cm.

>>>Xem thêm: Bật mí cách tính vải may quần áo chuẩn xác đến từng centimet

2.1.2 Cách tính chiều rộng, chiều cao của mảnh vải may rèm

Thứ nhất, chiều rộng mảnh vải may rèm được tính dài gấp 2 – 2.5 lần chiều dài thanh kéo hoặc từ 2 – 2,5 lần chiều ngang của rèm thành phẩm mà bạn muốn.

Một số lưu ý khi tính vải theo chất liệu đó là với vải nặng, dày, màu tối như nhung, gấm, nỉ… thì không cần xếp nếp nhiều, chiều rộng có thể chỉ gấp 2 lần.

Như vậy, công thức chung của chiều rộng vải tính như sau:

Chiều rộng vải = (chiều ngang của cửa + 20cm) x 2 + vải may vắt sổ

Chiều rộng mảnh vải may rèm được tính dài gấp 2 - 2,5 lần chiều ngang của rèm thành phẩm bạn muốn
Chiều rộng mảnh vải may rèm được tính dài gấp 2 – 2,5 lần chiều ngang của rèm thành phẩm bạn muốn

Đối với vải mỏng, nhẹ, sáng màu như voan, đăng ten, lụa… thì chiều rộng sẽ gấp 1.8 – 2 lần.

Thứ hai, chiều dài mảnh vải may rèm được tính bằng với chiều cao của rèm thành phẩm dự kiến. Tuy nhiên, bạn nên chừa phần dư để vắt sổ và làm đường may, như vậy công thức cụ thể sẽ là:

Chiều dài vải may rèm = chiều cao của cửa + mép trên muốn cộng thêm + mép dưới cộng thêm + vải vắt sổ

Ví dụ cụ thể:

Cửa sổ nhà bạn có chiều ngang là 1m, chiều cao là 1,2m. Chiều dài và chiều rộng của vải may rèm được tính như sau:

  • Chiều dài vải = chiều cao cửa sổ + mép trên cửa sổ + mép dưới cửa sổ + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = 120 + 10 + 20 + 20 = 170cm
  • Chiều rộng vải = chiều ngang cửa sổ 20 cm) x 2 phần chừa để làm đường may và vắt sổ = (100 *20) x 2 10 = 250cm

2.2. Cách tính vải may rèm cửa roman (rèm xếp lớp)

Rèm roman hay còn gọi là rèm xếp lớp, đây là loại rèm hiện đại, gọn gàng giúp tối ưu không gian nội thất, đồng thời đảm bảo được tính mềm mại từ chất liệu vải.

Với rèm roman, chúng ta có 2 cách đo và may rèm thành phẩm như sau:

  • Rèm roman lọt lòng khung cửa thì kích thước rèm thành phẩm sẽ bằng với kích thước khung cửa.
  • Rèm roman bắt ngoài khuôn cửa thì kích thước rèm bằng với kích thước cửa cộng thêm tối thiểu 20cm cho chiều dài và rộng để đạt được độ cản sáng tối ưu.
Rèm roman lọt lòng khung cửa thì kích thước rèm thành phẩm sẽ bằng với kích thước khung cửa
Rèm roman lọt lòng khung cửa thì kích thước rèm thành phẩm sẽ bằng với kích thước khung cửa

Cách tính vải cho rèm roman khá đơn giản. Cụ thể, chúng ta cần hai tấm vải bằng với kích thước rèm thành phẩm cộng thêm 5 – 10cm đường may. Một tấm vải sẽ làm mặt chính của rèm, một tấm còn lại làm lót để lồng các thanh ngang tạo sóng cho rèm. Lưu ý rằng với rèm roman thì đẹp nhất là khi màn được may 2 lớp để độ cứng cáp, lên được form rèm. 

Ví dụ khi đo vải may rèm roman:

Cửa sổ có chiều cao là 1.5 và chiều rộng là 1.8m thì cách tính vải may rèm cửa như sau:

  • Chiều dài thanh kéo rèm là: 180 + 30 = 210cm.
  • Chiều dài của vải may rèm = chiều cao của cửa + mép trên thêm + mép dưới thêm + vải may vắt sổ = 150 + 10 + 35 + 5 = 200cm.
  • Chiều rộng tấm vải = (chiều ngang cửa + 20cm) x 2 + vải may vắt sổ = (180 + 20) x 2 + 10 = 410cm.

3. Cách tính khối lượng vải để may rèm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải may rèm đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Từ hàng trong nước đến các hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu,… Khổ vải của dòng vải cao cấp nhập khẩu thường khá nhỏ, từ 140 – 150cm. Đối với khổ vải Trung Quốc thì thường là 280cm – 320cm. Còn về chi phí thì mức giá các loại vải rèm thường từ 100.000VNĐ – 360.000VNĐ/m.

Với các loại vải có khổ lớn từ 280cm – 320cm thì việc tính vải may rèm cửa cao dưới 280cm khá đơn giản. Để có bộ rèm vừa vặn, chúng ta chỉ cần lấy chiều rộng của rèm x2.5 sẽ ra được khối lượng vải cần có. Đối với voan mỏng, chúng ta chỉ cần lấy chiều rộng rèm nhân 2.4 là đảm bảo độ nhún cho rèm. Thông thường các khổ vải voan đều khá lớn, từ 280cm – hơn 300cm.

Đối với voan mỏng, chúng ta chỉ cần lấy chiều rộng rèm nhân 2.4 để có được khổ vải cần thiết
Đối với voan mỏng, chúng ta chỉ cần lấy chiều rộng rèm nhân 2.4 để có được khổ vải cần thiết

Đối với các loại vải khổ nhỏ, chúng ta lấy chiều rộng của rèm x2.5 rồi chia với chiều rộng khổ vải sẽ ra được số khổ vải ta cần có (K). Tiếp đó, chúng ta lấy chiều cao rèm cần may (cộng thêm 30cm để may gấu rèm và chừa chỗ cho đường may) nhân với K (số khổ vải). Lúc này, chúng ta đã có được lượng vải để may rèm.

Ví dụ: Bạn cần may rèm có chiều cao là 2.8m, chiều rộng là 2.9m, chiều rộng khổ vải là 1.5.

  • Số khổ vải bằng: 2.9 x 2.5 : 1.5 = 4.833… (khoảng 5 khổ vải).
  • Lượng vải cần có = 5 (khổ vải) x (2.8 + 0.3) = 15.5m vải

Như vậy với bài viết trên đây, Vua Nệm vừa hướng dẫn bạn đọc cách tính vải may rèm cửa chi tiết nhất. Tuy nhiên tuỳ vào loại vải may rèm cửa mà cách tính vải có thể sẽ khác nhau nên bạn cần tham khảo kỹ những người có kinh nghiệm để tính được lượng vải chính xác nhé!

>>>Đừng bỏ lỡ: Top 9 mẫu rèm cửa hiện đại, sang trọng, tín đồ mê nội thất không thể bỏ qua

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM