Tổng hợp thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về biến thể Omicron

CẬP NHẬT 13/08/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn còn là mối hiểm họa lớn ở trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số ca mắc mới hay vắc xin phòng ngừa đã không còn là tiêu điểm nóng trong ngày nữa.

Thay vào đó, sự xuất hiện của biến thể mới sau Delta với tốc độ lây lan nhanh chóng khiến cho cả thế giới phải lo ngại. Đó là biến thể Omicron, vậy biến thể Omicron là gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh là gì? Đừng bỏ lỡ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

biến thể Omicron
Tìm hiểu về biến thể Omicron

1. Biến thể Omicron là gì?

Biến thể Omicron là tên của một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 đã được phát hiện lần đầu tiên ở mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11 tháng 11 năm 2021 và tại Nam Phi vào ngày 14 tháng 11 cùng năm. Ban đầu, biến thể này được gọi là B.1.1529 nhưng đến ngày 26 tháng 11 năm 2021, chúng đã được WHO đặt tên là Omicron.

Thêm vào đó, WHO cũng đã phân loại biến thể này là “biến thể đáng lo ngại”, đồng thời yêu cầu quốc gia tăng cường giám sát và giải trình tự gen virus biến thể mới này.

Biến chủng Omicron được phát hiện có khoảng 60 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai. Những thay đổi này chứng minh SARS-CoV-2 đã thích nghi tốt hơn ở trên cơ thể người. Với lượng đột biến nhiều gai đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người cùng diện tích tiếp xúc rộng hơn, các chuyên gia cảnh báo đã xuất hiện biến chủng Covid-19 mạnh hơn Delta về khả năng lây lan. Hơn nữa, biến chủng mới này cũng dễ kháng vắc-xin và né tránh phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

2. Biến thể Omicron có nguy hiểm không?

Ngay từ khi mới phát hiện, WHO đã đánh giá Omicron là một biến thể đáng lo ngại bởi sự phát triển cũng như tốc độ lây lan của nó cho đến hôm nay đã tăng lên cấp số nhân mỗi ngày.

So với biến thể Vũ Hán ban đầu thì biến thể Omicron đã có đến 60 đột biến với tốc độ lây lan nhanh ở trong cộng đồng. Đến nay đã có hơn 89 quốc gia trên thế giới xuất hiện biến thể này. Tệ hại hơn, tại Gauteng, Nam Phi, vào ngày 11 tháng 11 năm 2021 phát hiện 120 mẫu xét nghiệm biến chủng Omicron đầu tiên và tăng vọt lên đến 2038 ca chỉ sau 17 ngày.

Nam Phi là một trong những quốc gia minh chứng cho tốc độ lây lan biến thể mới này. Kể từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 năm 2021, số bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đã tăng gần 7 lần, đỉnh điểm lên hơn 16.000 ca/ngày.

Đối với Delta hay Beta, nguy cơ tái nhiễm của biến thể Omicron cũng cao hơn 3 lần. Nói cách khác, những người đã từng nhiễm COVID và đã phục hồi có thể bị mắc bệnh lại với biến thể này.

Biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh chóng
Biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh chóng

3. Những triệu chứng Covid-19 do biến chủng Omicron gây ra

Ở những người bị nhiễm biến thể Omicron, đa số báo cáo triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, ít khi bị mất khứu giác hơn người nhiễm các biến thể khác. Những biểu hiện của F0 càng trở nên giống cảm lạnh hơn khi chủng virus Alpha phát triển lên Omicron, nhất là ở người đã tiêm chủng đầy đủ. Theo đó, biến chủng Omicron gây ra triệu chứng chủ yếu cho người bị nhiễm bệnh là:

  • Ho
  • Sổ mũi.
  • Mệt mỏi.
  • Viêm họng.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Sốt.
  • Hắt xì.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Giảm khả năng vị giác.
  • Giảm khả năng khứu giác.
  • Thở nặng nhọc.
  • Đau bụng.
Ho và sổ mũi là triệu chứng phổ biến khi nhiễm biến thể Omciron
Ho và sổ mũi là triệu chứng phổ biến khi nhiễm biến thể Omciron

4. Biến thể Omicron ủ bệnh trong bao lâu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, biến thể Omicron hiện có thời gian ủ bệnh ngắn hơn rất nhiều so với các biến thể trước đó, chỉ khoảng 3 ngày (So với biến thể Delta là 5 ngày). Các triệu chứng thường bao gồm ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Hiện nay vẫn chưa rõ thời gian người bệnh có thể lây lan virus cho người khác là trong bao lâu.

5. Biến thể Omicron có gây ra hội chứng Covid-19 kéo dài

Tháng 10/2021, WHO đã đưa ra định nghĩa mới về hội chứng Covid-19 kéo dài – Đây là tình trạng có thể xuất hiện sau đợt nhiễm Covid-19 cấp tính hoặc kéo dài từ khi F0 nhiễm bệnh đến lúc khỏi bệnh, các triệu chứng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Covid-19 kéo dài bao gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức. Song, cũng có nhiều triệu chứng biểu hiện khác nhau và thường ảnh hưởng hoạt động hàng ngày. Hội chứng này có thể xuất hiện ngay cả với F0 bị bệnh nhẹ và không triệu chứng.

Theo chuyên gia y tế cho biết, hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra F0 nhiễm Omicron gặp phải các triệu chứng khác thường sau khi khỏi bệnh. Omicron gây mắc Covid-19 có xu hướng bệnh nhẹ, nhưng không có nghĩa tỷ lệ người nhiễm chủng này mắc hội chứng Covid kéo dài sẽ giảm hơn so với biến thể trước đó là Delta hay Alpha.

6. Giải pháp bảo vệ mình trước biến thể Omicron

Biến thể Omicron có tốc độ lây lan đến “chóng mặt” và nguy cơ tái nhiễm cao nên tất cả mọi người cần phải chủ động chăm sóc sức khỏe và bảo vệ chính mình cùng người xung quanh.

6.1. Tiêm đủ liều vacxin cơ bản, bổ sung và nhắc lại

Các nghiên cứu chỉ ra rằng vắc-xin COVID-19 hoạt động có hiệu quả chống lại cả biến thể Alpha và biến chủng Delta. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể đánh giá được hiệu quả của vắc-xin chống lại biến thể COVID Omicron mới này là như thế nào.

Dù các loại vacxin có thể hoạt động kém hiệu quả hơn nhưng trong khi nhà khoa học vẫn đang “chạy đua” với việc nghiên cứu biến thể mới thì vacxin là vũ khí duy nhất để bảo vệ bản thân và tạo miễn dịch cộng đồng.

Do đó, bạn cần đảm bảo tiêm đủ 2 liều vacxin cơ bản theo đúng thời hạn. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia ở trên thế giới tiến hành liều tăng cường. Trong đó, vacxin và liều tăng cường cho mũi bổ sung và nhắc lại sẽ dựa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tiêm đủ liều vacxin cơ bản, bổ sung và nhắc lại
Cần tiêm đủ liều vacxin cơ bản, bổ sung và nhắc lại

6.2. Tự test nhanh kháng nguyên tại nhà

Test nhanh kháng nguyên chính là “công cụ” hữu ích giúp bạn an tâm hơn khi sống chung với dịch. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, tự test nhanh kháng nguyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm khi nhiễm bệnh. Từ đó chủ động báo với trung tâm y tế địa phương để kịp thời xây dựng phương án cách ly theo quy định.

Lưu ý rằng, hãy sử dụng test nhanh kháng nguyên đã được sự phê duyệt của Bộ Y tế và báo ngay với cơ quan chức năng để xử lý kịp thời khi phát hiện dương tính.

Tự test nhanh kháng nguyên tại nhà
Tự test nhanh kháng nguyên tại nhà

6.3. Tuân thủ 5K

Để bảo vệ bản thân trước sự lây nhiễm của biến thể Omicron, mọi người nâng cao ý thức và tuân thủ 5K của Bộ Y tế, đó là:

  • KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  • KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
  • KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác ít nhất 2m.
  • KHÔNG TẬP TRUNG: không tập trung đông người.
  • KHAI BÁO Y TẾ: Thực hiện khai báo Y tế.

6.4. Chăm sóc sức khỏe của bản thân

Ngoài ra, chúng ta cần tự chăm sóc sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, rèn luyện thể dục, thể thao và ngủ đủ giấc.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Ngủ đúng giờ và đủ giấc

XEM THÊM: 

Trong đó, giấc ngủ trọn vẹn là nền tảng để cơ thể xây dựng hàng rào miễn dịch mạnh khỏe, do đó, bạn nên ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng giấc ngủ, hãy đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, chăn ga gối – nệm sạch sẽ, êm ái. Nếu bộ nệm & phụ kiện giấc ngủ của bạn đã cũ, đừng ngần ngại đầu tư cho mình vật dụng chất lượng, chính hãng. Đến Vua Nệm để được tư vấn chi tiết nhất!

Nguồn tham khảo: moh.gov.vn

Đánh giá post