Sống khỏe

Những bệnh thường gặp trong mùa mưa, nồm ẩm và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

CẬP NHẬT 06/09/2023 | BỞI Minh Anh

Thời tiết nồm ẩm không chỉ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên để đảm bảo luôn khỏe mạnh, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu những bệnh thường gặp trong mùa mưa, nồm ẩm và cách phòng tránh bệnh đến từ chuyên gia nhé!

1. Những bệnh thường gặp trong mùa mưa, nồm ẩm

Khi thời tiết trở nên nồm ẩm, đây chính là thời điểm lý tưởng để các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc bắt đầu sinh sôi, từ đó gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây, Vua Nệm đã tổng hợp những bệnh thường gặp trong mùa mưa, nồm ẩm.

1.1. Thủy đậu

Bệnh thủy đậu có nguyên nhân từ virus Varicella Zoster, biểu hiện ban đầu là sự xuất hiện của các nốt tròn nhỏ mọc khắp cơ thể. Người bệnh bắt đầu xuất hiện cảm giác ngứa ngáy bởi các mụn nước. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu điều trị chậm trễ và không đúng cách, nốt thủy đậu có khả năng bị nhiễm trùng, từ đó để lại sẹo và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi. Do đó khi nồm ẩm, chúng ta cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và tăng đề kháng để ngăn ngừa bệnh.

các bệnh dễ mắc phải trong mùa mưa
Biểu hiện ban đầu của thủy đậu là sự xuất hiện của các nốt tròn nhỏ mọc khắp cơ thể

1.2. Sốt vi rút

Sốt vi rút thường diễn ra ở trẻ em, bệnh này dễ lây lan nên có thể tạo thành dịch. Vì thế, nếu trong nhà có bé bị sốt virus, gia đình nên cho trẻ nghỉ học và cách ly, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc hợp lý để tránh để bệnh kéo dài.

1.3. Bệnh sởi

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính mà trẻ nhỏ thường gặp phải. Bệnh này thường lây qua đường hô hấp khi chúng ta giao tiếp với người bệnh. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, sởi có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, thậm chí là tử vong. Khi thời tiết ẩm ướt, bệnh sởi thường dễ bùng phát nên cần cẩn trọng.

1.4. Bệnh đường hô hấp

Những vi rút, vi khuẩn gây bệnh, vi sinh vật phát tán mạnh trong không khí ẩm thường khiến các bệnh hô hấp tăng nhanh. Một số bệnh hô hấp thường gặp có thể kể đến như viêm phổi, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, phế quản cấp…

1.5. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng, người bệnh sẽ khỏi sau 4-5 ngày. Tuy vậy nếu chủ quan, điều trị sai cách, đau mắt đỏ dễ biến chứng thành viêm hoặc loét giác mạc, từ đó dẫn đến khó điều trị. 

những bệnh hay gặp trong mùa mưa
Đau mắt đỏ do do virus gây ra, dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc

Khi bị đau mắt đỏ, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị, tránh để bệnh diễn tiến lâu dài, trầm trọng và gây biến chứng nguy hiểm.

1.6. Viêm nhiễm vùng kín

Thời tiết ẩm ướt khiến quần áo vì thế mà luôn ẩm, mốc. Đây chính là điều kiện lý tưởng để  nấm mốc sinh sôi, miễn dịch suy giảm. Điều này cho nhiều người mắc các bệnh vùng kín như viêm nhiễm, ngứa ngáy…

1.7. Bệnh về da

Độ ẩm cao trong không khí cũng chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn lây lan và phát triển mạnh mẽ, từ đó gây ra các bệnh khó chịu như viêm da, dị ứng.

1.8. Bệnh tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp thường gây ra từ nhóm virus đường ruột, có thể như virut Rota, nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng. Bệnh thường gặp ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, khả năng lây nhiễm cao. Nếu không biện pháp điều trị kịp thời, trẻ dễ bị mất nước, thậm chí là dẫn tới tử vong.

1.9. Bệnh cúm

Vào mùa nồm ẩm, bệnh cảm cúm thường diễn ra ở cả người già, trẻ em, thậm chí là người trưởng thành. Khi bị cảm, hầu hết chúng ta thường lơ là hoặc tự điều trị bằng thuốc, có người còn tự mua kháng sinh để bệnh nhanh khỏi. Tuy vậy trong nhiều trường hợp, lạm dụng kháng sinh thường không mang lại kết quả, thậm chí là để lại hậu quả nhờn thuốc trong điều trị bệnh sau này. 

bị bệnh vào mùa mưa
Vào mùa nồm ẩm, bệnh cảm cúm thường diễn ra ở cả người già, trẻ em, thậm chí là người trưởng thành

Bệnh cúm theo mùa còn có khả năng lây lan thành dịch, đặc biệt là một số chủng cúm A như H5N1, H1N1… nên chúng ta không nên lơ là sức khỏe.

1.10. Đau xương khớp

Một trong những bệnh thường gặp trong mùa mưa, nồm ẩm đó là đau xương khớp. Biểu hiện thông thường là nhức mỏi, đau khớp. Nguyên nhân là vì khi thời tiết thay đổi, áp suất của khí quyển cũng sẽ thay đổi, mô trong cơ thể có xu hướng giãn nở, gây áp lực lên hệ thần kinh. Vì vậy, những cơn đau vào ngày nồm thường dễ nhận thấy hơn. Ngoài ra, không khí lạnh và ẩm còn khiến dịch khớp dày hơn, từ đó dẫn đến tình trạng khô cứng, gây ra các cơn đau nhức.

2. Cách phòng bệnh khi trời mưa, nồm ẩm hiệu quả 

Thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển, nhất là bệnh lây qua đường hô hấp. Trong đó, người già, trẻ nhỏ, người có đề kháng yếu thường dễ mắc bệnh. Vì vậy theo các chuyên gia, trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, để phòng chống bệnh, gia đình nên lưu ý:

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, làm sạch không gian trong nhà, không hút thuốc lá.
  • Làm khô không gian sống, không để độ ẩm quá cao bằng cách dùng điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, đặc biệt là không phơi quần áo ướt trong nhà, dùng khăn khô để lau sàn khô ráo.
  • Chúng ta nên dùng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo hoặc là bật điều hòa ở chế độ khô, từ đó giảm bớt độ ẩm quá cao, đồng thời duy trì độ ẩm không khí mức tốt nhất là 40 – 60%.
  • Sàn nhà, cửa kính là những nơi thường bị đọng nước, gây ẩm ướt, trơn trượt, nên cần được lau thường xuyên bằng khăn khô để di chuyển an toàn hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng nên hạn chế mở cửa để không khí ẩm nồm vào nhà.
  • Giữ sức khỏe thật tốt trong thời điểm giao mùa, chúng ta cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tập thể dục rèn luyện cơ bắp, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để nâng cao đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Đảm bảo vệ sinh thân thể và đồ dùng cá nhân, chú ý để quần áo khó khô hẳn rồi mới sử dụng tránh vi khuẩn sinh sôi, bạn có thể dùng máy sấy, bàn là làm khô đồ, tránh nấm mốc, bệnh ngoài da. 
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, độ dẻo dai cho cơ thể. 
  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hạn chế ăn đồ tái, đồ sống, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thức ăn ôi thiu, để lâu ngày để tránh nhiễm khuẩn, đảm bảo bát đũa sạch sẽ, không bị ẩm mốc.
  • Những người mắc bệnh mãn tính thì cần tuân thủ thực hiện đúng và đủ hướng dẫn của bác sĩ, duy trì đơn thuốc cùng với các biện pháp kiểm soát bệnh theo chỉ dẫn. Khi thấy biểu hiện bất thường trong cơ thể, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn. 
phòng chống bệnh vào mùa mưa hiệu quả
Thực hiện rèn luyện thể dục thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe

Thông qua bài viết trên đây, Vua Nệm hy vọng đã có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những bệnh thường gặp trong mùa mưa, nồm ẩm. Đặc biệt là giúp bạn nắm chắc cách phòng bệnh cho người trưởng thành và trẻ nhỏ.

>>>Xem thêm: Nước mưa có độc hại hay không? Cách xử lý nước mưa để sử dụng trong sinh hoạt

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh