Mưa đá là gì? Nguyên nhân hình thành mưa đá

CẬP NHẬT 24/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Mưa đá là một hiện tượng thời tiết tự nhiên diễn ra hầu hết ở khắp các địa phương trên cả nước. Bởi vì lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực bán sơn địa, đặc biệt những tỉnh phía Bắc thường chịu tác động của những đợt không khí lạnh, kết hợp gió tây nam hội tụ ở trên cao đã gây ra những cơn mưa đá. Vậy mưa đá là gì? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ở trong bài viết này!

Tìm hiểu về mưa đá là gì đầy đủ và chi tiết nhất
Tìm hiểu về mưa đá là gì đầy đủ và chi tiết nhất

1. Mưa đá là gì?

Mưa đá là một hiện tượng mưa ở dưới dạng hạt hoặc cục băng có nhiều hình dáng và kích thước nguyên nhân do đối lưu cực mạnh gây ra từ các đám mây dông. Mưa đá thường có hình cầu không cân đối, kích thước dao động rất lớn khoảng từ 5mm đến hàng chục cm. Mưa đá thường rơi xuống cùng với các đợt mưa rào. Trận mưa đá thường diễn ra rất nhanh chóng trung bình từ 5 – 10 phút, lâu nhất cho cả một trận mưa thường 20 – 30 phút.

Mưa đá sẽ thường xảy ra hơn ở vùng bán sơn địa, vùng núi hay khu vực tiếp giáp biển và ít xảy ra hơn ở khu vực đồng bằng. Vì vậy, với đặc điểm địa hình ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra khắp các miền hay cả trong mùa hè. Ở miền núi phía Bắc, mưa đá có thể diễn ra thường xuyên từ tháng 1 đến tháng 5 nguyên nhân do các đợt không khí lạnh tràn về.

Mưa đá thường diễn ra trong các đợt dông mạnh, mưa đá sẽ rơi từ các khối mây dông đồ sộ, khi xảy ra mưa đá sẽ thường kèm theo mưa rào cường độ lớn. Tuy nhiên không phải cơn dông nào cũng xảy ra mưa đá, tỷ lệ cơn dông có kèm mưa đá chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% số cơn dông. Mưa đá được chia làm 2 dạng:

  • Mưa đá nhỏ: là dạng những hạt băng nhỏ rơi từ những đám mây, thường có hình cầu hoặc hình nón, đường kính chỉ khoảng 5mm.
  • Mưa đá: đây là dạng các hạt nước đá trong suốt hoặc đục, thường có hình cầu, hình nón hoặc không đều. Đường kính có thể từ 5m đến 50mm. Mưa đá có thể rơi rời rạc, từ đám mây hoặc kệt thành màn. Cục mưa đá trọng lượng thường từ 5gram đến vài trăm gram. Vận tốc rơi khá lớn và gia tăng trọng lượng cũng như tỷ lệ kích thước của cục đá. Tốc độ rơi thường dao động từ 30 – 60 m/s. Với vận tốc lớn nên khi rơi xuống đất hay là các thảm thực vật có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.
Mưa đá thường có màu đục hoặc trong suốt
Mưa đá thường có màu đục hoặc trong suốt

2. Nguyên nhân hình thành mưa đá

Mưa đá xảy ra do áp cao cận nhiệt đới lấn tây dẫn đến một lượng ẩm lớn từ biển đổ về đất liền, đồng thời áp cao cận nhiệt cũng làm thời tiết nắng nhiều, nhiệt độ trong không khí cao. Với độ ẩm cao làm không khí bất ổn định lớn, sự xáo trộn mạnh, dòng không khí di chuyển đi lên đẩy khối mây nóng và ẩm lên cao qua khỏi tầng đối lưu. Khi càng lên cao nhiệt độ càng giảm, khi tới mức 0 độ C hơi nước sẽ bị ngưng kết và bắt đầu đóng băng. Khi tích tụ đủ lớn, lớn hơn lực trọng trường sẽ rơi xuống tạo thành mưa đá.

Vì vậy mưa đá thường diễn ra trong các tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang nóng như tháng 4, tháng 5 và tháng 6 hoặc là từ mùa nóng sang mùa lạnh như các tháng 9, tháng 10, tháng 11. 

3. Tác hại của mưa đá đối với cuộc sống con người

Mưa đá có thể gây ra mối nguy hiểm đối với đời sống con người, động vật, thực vật cũng như gây ra thiệt hại lớn về của cải.

Tác hại đối với thực vật: Sau trận mưa đá các loại hoa quả, cây trồng có thể bị dập nát, gãy cành, gãy cây hoặc là ảnh hưởng đến sự phát triển. Ngoài ra do không khí lạnh cũng ảnh hưởng đến đất trồng làm cây khó sinh sôi nảy nở vì vậy có thể ảnh hưởng đến cân bằng thảm thực vật.

Tác hại đối với động vật: Bởi không khí lạnh cũng như mưa đá rơi trúng khiến động vật chết hàng loạt.

Tác hại đối với con người: Trận mưa đá lớn khi rơi xuống sẽ là mối nguy hại đối với con người thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra mưa đá có thể là thủng mái tôn, bể ngói, sập nhà cửa, làm hư hỏng các phương tiện giao thông, các công trình đang thi công cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn. Ngoài ra, mưa đá còn khiến đường trơn trượt có thể dẫn đến tai nạn giao thông nguy hiểm đến tính mạng con người.

tác hại của mưa đá
Mưa đá gây nhiều thiệt hại đến đời sống con người, khiến hoa màu dập nát

4. Dấu hiệu sắp xảy ra mưa đá và cách giảm thiểu tác hại

Chúng ta đã tìm hiểu ở trên, mưa đá là các hạt băng trong suốt hoặc đục được hình thành từ các đám mây do đối lưu (các đám mây từ cơn dông mạnh). Do vậy, dấu hiệu để nhận biết sắp xảy ra mưa đá cũng tương tự cách nhận biết các trận mưa dông mạnh.

Thực tế cũng rất khó để dự báo hay nhận biết sắp có mưa đá xảy ra. Nếu bạn đang ở nơi không thể tiếp cận được thông tin dự báo thời tiết để biết sắp diễn ra mưa đá bạn có thể để ý một vài đặc điểm sau để phòng tránh: khi bầu trời bắt đầu nổi gió và dông lớn, mây đen bắt đầu bao phủ che hết tầm, có dạng như bầu vú và bắt đầu dông, gió bắt đầu mạnh lên tạo ra tiếng ầm ù liên tục thì bạn bắt đầu nên cảnh giác.

Nếu sau đó bắt đầu lác đác mưa rào vào nhiệt độ của không khí thay đổi đột ngột lạnh nhanh chóng thì có thể sắp xảy ra mưa đá.

Con người không thể ngăn chặn được cơn mưa đá vì nó là hiện tượng thời tiết tự nhiên do sự bất thường của những luồng không khí nóng, lạnh. Đồng thời việc có thể dự đoán chính xác mưa đá là rất khó, vì vậy người dân ở những khu vực thường xuyên có mưa đá xảy ra cần theo dõi dự báo thời tiết để biết sớm thông tin mưa đá có thể diễn ra để từ đó có phương án trú ẩn an toàn cho con người và động vật, giảm thiểu tối đa những thiệt hại đối với đồ dùng, máy móc,..

  • Những người dân ở khu vực địa lý thường xảy ra mưa đá có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu những thiệt hại không đáng có từ những trận mưa đá:
  • Đối với những loại hoa màu hay cây trồng dễ bị dập nát do mưa đá, bạn có thể đầu tư xây dựng hệ thống giàn che dọc theo luống hoa màu, nên lập dàn che dạng tam giác sẽ giúp các hạt mưa đá khi rơi xuống sẽ trượt xuống hai bên luống cây, đồng thời giảm đáng kể tác động của hạt mưa đá khi va chạm hạn chế gây thủng màn che. 
  • Đối với mái nhà, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra tình trạng mái nhà và gia cố ngay nghi có dấu hiệu xuống cấp. Ở những vị trí trọng yếu nên sử dụng vật liệu có khả năng chịu va đập cao. Vật liệu được đề xuất là các tấm polycarbonate được làm từ vật liệu bền bỉ với thời gian, chịu được va đập mạnh, cách âm, có tính kháng cháy, kháng tia UV và không bị vỡ. Mái nhà nên thiết dốc xuống hai bên như vậy sẽ là giảm lực rơi của của mưa đá khi tiếp xúc với mái nhà.
  • Nếu đang ở ngoài đường và bất chợt gặp mưa đá, bạn hãy lập tức tìm nơi trú ẩn an toàn, đội nón bảo hiểm để tránh mưa đá rơi trúng đầu, chờ các hạt mưa đá trên đường tan hết mới tiếp tục di chuyển để tránh trơn trượt dẫn đến tai nạn. 
  • Ngoài những biện pháp nêu trên, nếu trận mưa đá quá lớn, để đảm bảo an toàn và tránh thiệt hại về người, các bạn nên ẩn trốn dưới gầm bàn, gầm giường, dùng những vật cứng để che đầu. 
Nên tìm chỗ trú ẩn an toàn khi mưa đá xảy ra
Nên tìm chỗ trú ẩn an toàn khi mưa đá xảy ra

Ngoài những mối nguy hại nêu trên, mưa đá có thể mang theo độc tố hoặc acid,.. nếu đám mây này được hình thành từ khu vực ô nhiễm, vùng nước độc. Các chất bẩn có trong nước mưa có thể gây tổn hại đến làn da, gây dị ứng,…. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm nước mưa đá khuyến cáo người dân nên lấy mẫu nước tới các trung tâm để kiểm tra chất lượng của nước. 

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM