Đa số chúng ta đều hiểu rằng, bật ánh đèn sáng và ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử vào ban đêm có thể gây cản trở giấc ngủ. Trái ngược với đó, ánh sáng đỏ vào ban đêm có thể hỗ trợ sẽ hỗ trợ bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Vậy ánh sáng đỏ ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ và sức khỏe của bạn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
1. Ánh sáng đỏ là gì?
Ánh sáng đỏ là loại ánh sáng sinh học phát ra có bước sóng màu đỏ (bước sóng 630nm) và cũng là một phần của ánh sáng mặt trời, chúng có khả năng kích thích sản xuất melatonin – một loại hormone sản sinh tự nhiên giúp bạn cảm thấy buồn ngủ và dễ chìm vào giấc ngủ. Theo đó, não bộ sẽ tự động tiết ra nhiều melatonin khi bóng đêm buông xuống và có xu hướng tiết ra ít hơn khi tiếp xúc với nguồn ánh sáng.
Một trong những nguồn ánh sáng đỏ phổ biến được phát ra từ bóng đèn màu đỏ. Loại bóng đèn này có màu sắc dịu nhẹ, giúp cải thiện tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn, tuy nhiên chúng không tạo ra bước sóng ánh sáng đỏ. Vì vậy bóng đèn đỏ thường không có tác dụng thực sự tốt đối với giấc ngủ của bạn.
Dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, ánh sáng màu đỏ không chỉ có trong tự nhiên mà đã được chế tạo trong thiết bị phát sáng khác nhau như đèn led, tia laze…
2. Lợi ích của việc sử dụng ánh sáng đỏ
2.1. Sử dụng ánh sáng đỏ vào ban đêm hỗ trợ mang đến giấc ngủ ngon
Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2012 đã đánh giá được tác dụng của liệu pháp ánh sáng đỏ thực hiện trên 20 nữ vận động vine. Một số người tham gia được chỉ định trị liệu 30 phút bằng ánh sáng đỏ vào ban đêm trong suốt 13 ngày. Kết quả, họ đã cải thiện chất lượng giấc ngủ, mức melatonin và hiệu suất sức bền hơn so với nhóm dùng giả dược mà không sử dụng liệu pháp ánh sáng.
Cũng theo một nghiên cứu nhỏ thực hiện vào năm 2017 đã cho thấy, màu sắc ánh sáng có liên quan mật thiết đến khả năng chìm vào giấc ngủ. Chưa kể sở thích cá nhân cũng ảnh hưởng đến loại màu sắc nào sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Dù vậy vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu quy mô lớn hơn để hiểu hơn về ánh sáng đỏ vào ban đêm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ
2.2. Giảm sự mệt mỏi mỗi khi thức dậy
Nhiều người thường cảm thấy lơ mơ, chao đảo kéo dài sau khi tỉnh dậy. Tình trạng này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc của bạn.
Do đó, vào năm 2019, một nghiên cứu kéo dài 3 tuần trên 19 người làm việc ở môi trường văn phòng đã phát hiện ra: Việc sử dụng kết hợp ánh sáng đỏ và ánh sáng trắng vào buổi chiều đã giúp cải thiện sự tỉnh táo sau bữa trưa – bởi đây là giai đoạn mà nhiều người làm việc trong văn phòng bị suy giảm mức năng lượng.
Chưa dừng lại, một nghiên cứu cùng năm cũng cho cho thấy sử dụng ánh sáng đỏ chiếu nhẹ qua mí mắt đang nhắm nghiền có thể giúp giảm bớt cảm giác choáng váng, lảo đảo khi tỉnh dậy sau một giấc ngủ.
2.3. Gia tăng thị lực vào ban đêm
Vào ban đêm, mức độ chói của ánh sáng trắng có thể khiến bạn phải nheo mắt và khó có thể nhìn rõ, trong khi đó, ánh sáng đỏ không chói sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn vào ban đêm.
Đó cũng là lý do tại sao bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy ánh đèn màu đỏ trong buồng lái máy bay và tàu ngầm, cũng như tại sao nhà thiên văn học và người ngắm sao thường dùng đèn pin phát ra thứ ánh sáng màu đỏ.
Đặc biệt theo một nghiên cứu khác đã chỉ ra, ánh sáng đỏ có khả năng giúp ngăn ngừa giảm thị lực ở người già. khi càng lớn tuổi, cụ thể sau năm 40 tuổi trở đi, khả năng thị lực về màu sắc của đôi mắt sẽ bị suy giảm. Do đó, khi chiếu đèn có ánh sáng đỏ, khả năng thị lực cũng dần được phục hồi, nhận diện về màu sẽ dần được cải thiện.
2.4. Tác dụng gia liễu của ánh sáng màu đỏ
Ánh sáng màu đỏ có tác dụng hiệu quả sinh học ở trên da đã được chứng minh như kích thích tế bào, tăng tuần hoàn máu, tăng cường việc sản sinh tế bào, sản sinh collagen dưới da, đồng thời thay thế các tế bào cũ bằng tế bào mới.
2.5. Ánh sáng đỏ có tác dụng giảm béo
Một trong những lợi ích từ ánh sáng đỏ mà nhiều người trông đợi chính là khả năng giúp giảm béo.
Theo nghiên cứu từ chuyên gia Tiến sĩ L. Lohmeier, Đại học bang Mississippi chỉ ra rằng: “Dưới tác động của ánh sáng đỏ, cơ thể tiết ra hormone serotonin- một loại nội tiết vui vẻ. Hormone này đã được chứng minh giúp tạo cảm giác hưng phấn, vui vẻ cho con người. Điều này giúp làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn. Nhờ vậy, hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm cân mà không phải tác động, can thiệp dao kéo, công nghệ cao đến da.”
Bên cạnh đó, ánh sáng đỏ còn có khả năng kích thích tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy việc bài tiết của da, đào thải độc tố. Nhờ vậy, cơ thể sẽ dần cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn, giúp giảm béo rất hiệu quả.
2.6. Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm
Nhờ vào khả năng kích thích tạo ra hormon vui vẻ – serotonin mà ánh sáng đỏ còn giúp người bệnh mắc chứng trầm cảm cảm thấy thoải mái, vui vẻ và bớt buồn rầu, âu lo hơn.
3. Hướng dẫn sử dụng ánh sáng màu đỏ tốt cho sức khỏe và giấc ngủ
Ánh sáng màu đỏ không ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn như ánh sáng màu xanh mà ngược lại, chúng còn giúp cải thiện sức khỏe và giấc ngủ.
Theo đó, vào ban đêm nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, hãy ưu tiên lựa chọn thiết bị phát ra bước sóng màu đỏ thay vì bóng đèn có màu đỏ đơn thuần. Bên cạnh đó, ánh sáng vàng và cam sẽ ít ảnh hưởng đến nhịp đồng hồ sinh học của bạn, vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng hai màu sắc này vào ban đêm.
Đồng thời, bạn cần ngăn tất cả nguồn sáng có hại như ánh sáng trắng, ánh sáng xanh… chúng có thể khiến bạn trở nên tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ hơn đấy. Các thiết bị phát ra ánh sáng xanh phổ biến là đèn huỳnh quang, đèn led, TV, thiết bị di động, màn hình máy tính, thiết bị chơi game… Cụ thể, hãy tắt TV và cất điện thoại, máy tính ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ và giảm dần độ sáng trong nhà vào buổi tối.
Mời bạn đọc thêm: [ BẠN CÓ BIẾT] Ánh sáng xanh ảnh hưởng gì đến giấc ngủ?
Vào ban ngày, hãy cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng, chúng sẽ giúp cơ thể tiếp nhận nguồn ánh sáng đỏ có trong tự nhiên, góp phần cải thiện tâm trạng hiệu quả, đồng thời rất tốt cho làn da.
Ngoài tận dụng nguồn ánh sáng để cải thiện giấc ngủ, chẳng hạn như tránh caffeine, rượu và vận động mạnh trước khi đi ngủ. Nếu bạn vẫn gặp những vấn đề rối loạn giấc ngủ, hãy đến gặp bác sĩ để xem liệu mình có đang mắc một loại bệnh nào đó cần điều trị hay không?
Trên đây là những thông tin về ánh sáng đỏ vào ban đêm ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ và sức khỏe của bạn. Chúc bạn có thêm kiến thức hữu ích!
Tài liệu tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/anh-sang-do-vao-ban-dem-anh-huong-nao-den-giac-ngu-va-thi-luc-cua-ban/