Bánh tráng trộn là món yêu thích của các tín đồ ăn vặt. Tuy nhiên có không ít chị em dù mê mẩn món ăn này nhưng vẫn không dám ăn nhiều vì sợ béo. Vậy thực tế một bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng trộn có béo không? Món ăn này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Trước khi tìm hiểu bánh tráng trộn bao nhiêu calo thì trước tiên chúng ta cần biết món ăn vặt này làm từ nguyên liệu gì. Bánh tráng trộn thực chất là những phần thừa được cắt bỏ của những chiếc bánh tráng nguyên bản, hoặc cũng có thể là những chiếc bánh tráng bị vỡ không thể dùng được. Với sự sáng tạo trong ẩm thực, người ta đã dùng phần bánh tráng này trộn với ít muối tôm, sa tế, thêm chút hành phi, trứng cút, xoài nạo… lâu dần trở thành món ăn vặt quen thuộc của giới trẻ. Vậy bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Theo nhiều nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi phần 100gr bánh tráng trộn sẽ cung cấp khoảng 300 calo, ngoài ra còn có:
- 16g chất béo
- 33g carbohydrate
- 5g protein
- Đồng thời chứa đến 94,5% chất bột đường
Tuỳ vào mỗi nơi, bánh tráng trộn sẽ được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì lượng calo trong mỗi phần bánh tráng thay đổi không đáng kể. Điều này chỉ phụ thuộc vào số lượng bạn ăn nhiều hay ít. Cụ thể, nếu bạn ăn 100gram bánh tráng trộn thì sẽ nạp 300 calo, nhưng 200gram sẽ là 600 calo.
2. Ăn bánh tráng trộn có béo không ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành mỗi ngày cần nạp khoảng 1.800 – 2.000 calo. Có như vậy cơ thể mới có đủ năng lượng để hoạt động.
Tuy nhiên khi chúng ta ăn 200gram bánh tráng trộn thì cơ thể đã nhận được khoảng 600 calo. Chưa kể đến lượng calo cơ thể nhận được từ các món ăn khác. Như vậy có thể thấy rằng, lượng calo từ 200gram bánh tráng trộn tương đương với ⅓ lượng calo cơ thể cần mỗi ngày. Vậy nên có thể nói món ăn này gây tăng cân nhanh chóng.
Bên cạnh hàm lượng calo cao, bánh tráng trộn còn không chứa chất xơ, lại có nhiều axit béo no – là một loại chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng xấu đến việc giữ gìn vóc dáng. Vậy nên nếu đang muốn giảm cân, duy trì sắc vóc thì không nên đưa món ăn này vào thực đơn mỗi ngày.
3. Ăn nhiều bánh tráng trộn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Bên cạnh việc nắm được bánh tráng trộn bao nhiêu calo thì bạn cũng cần nắm những ảnh hưởng của món ăn này đến sức khỏe.
3.1. Hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả
Bánh tráng trộn chứa có thể chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, món ăn này cũng chứa nhiều axit no khiến chúng ta bị chướng bụng, khó chịu. Đặc biệt nếu chúng ta ăn quá nhiều, hàm lượng axit béo này càng tăng lên dẫn đến rối loạn hệ tiêu hoá khiến bạn có thể mệt mỏi và buồn nôn.
3.2. Các vấn đề về gan thận
Một số nơi bánh tráng trộn sẵn sàng vì lợi nhuận mà sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Trong đó, dầu ăn là nguyên liệu thường được làm kém chất lượng nhiều nhất, thường là dầu ăn không có thương hiệu hoặc được sử dụng nhiều lần.
Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tích tụ các chất độc trong cơ thể và phá huỷ cấu trúc tế bào. Về lâu về dài, bạn có thể mắc một số bệnh suy gan, sỏi thận, viêm túi mật,…
3.3. Ảnh hưởng đến vị giác
Bánh tráng trộn có vị chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn khiến bạn có cảm giác khát nước và thèm ăn nhiều hơn. Điều này khiến bạn bị nê bụng no suốt 4 – 5 giờ đồng hồ và không muốn ăn thêm bất kỳ món nào khác.
3.4. Nguy cơ gây ung thư cao
Một trong những gia vị tạo nên sự hấp dẫn của bánh tráng trộn đó là hành phi, bột ớt… Tuy nhiên, những gia vị này thường được sơ chế sơ sài, số lượng lớn để bán trong thời gian dài. Điều này dẫn đến tình trạng oxy hoá các chất dinh dưỡng, trong khi đó nếu sử dụng các chất dinh dưỡng bị oxy hoá lâu dài sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, tăng khả năng gây bệnh ung thư.
3.5. Nguy cơ ngộ độc cao
Bánh tráng trộn thường được được bày bán ở vỉa hè, cổng trường dành cho học sinh, sinh viên. Môi trường khói bụi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Những vi khuẩn này từ món ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể và triệt tiêu lợi khuẩn. Điều này khiến chúng ta bị giảm đề kháng, dễ bị ngộ độc thức ăn.
3.6. Dễ bị táo bón
Nếu bạn ăn nhiều bánh tráng vào lúc đói bụng, vitamin C trong xoài xanh có thể khiến bạn bị táo bón. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến chúng ta bị trĩ và mắc các bệnh liên quan đến ruột thừa.
3.7. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Một số nơi khi làm bánh tráng trộn sẽ cho thêm muối ớt, khô bò hoặc khô mực. Đây thường là những thực phẩm được tẩm ướp chất tạo màu để giúp bánh tráng trộn có màu sắc hấp dẫn hơn. Chất tạo màu này cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó bạn nên cân nhắc nếu ăn món này quá thường xuyên nhé.
Đọc thêm: Bơ bao nhiêu calo? Ăn nhiều bơ có béo không?
4. Những lưu ý khi ăn bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là món ăn vặt hấp dẫn, giá rẻ nên được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên không chỉ có hàm lượng calo cao, bánh tráng trộn còn có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó ngoài việc nắm rõ bánh tráng trộn bao nhiêu calo, ăn nhiều có tốt không thì bạn cần lưu ý một số thông tin sau đây:
- Một tuần bạn chỉ nên ăn bánh tráng trộn từ 1 đến 2 lần để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, mỗi lần bạn chỉ nên ăn khoảng 50gram bánh tráng trộn
- Nên uống nhiều nước khi ăn món ăn vặt này
- Luôn ăn bánh tráng trộn ít nhất 1 giờ trước khi ăn bữa chính
- Khi ăn món ăn vặt này thì nên kết hợp cùng nhiều rau củ giàu chất xơ
- Không nên ăn bánh tráng trộn vào buổi tối vì chúng có thể gây khó tiêu và ngủ không ngon giấc.
- Bạn nên tự học cách làm bánh tráng trộn ngay tại nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm
- Dù bánh tráng trộn là món ăn vặt dễ “ghiền” nhưng nếu muốn giữ gìn sắc vóc và sức khỏe, bạn cần hạn chế và siêng năng rèn luyện thể dục thể thao
5. Cách làm bánh tráng trộn thơm ngon, an toàn ngay tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bánh tráng vụn với lượng vừa ăn. Bạn lưu ý không nên chọn bánh tráng quá nát sẽ không ngon. Nếu không có bánh tráng vụn thì sử dụng bánh tráng thông thường
- Tép khô
- Khô bò
- Hành phi
- Lạc rang
- Xoài xanh chua
- 3 quả quất hoặc chanh
- Ớt bột
- Muối ớt
- Dầu điều
Cách làm:
Bước 1: Nếu dùng bánh tráng thông thường, bạn có thể dùng kéo cắt chúng thành những sợi dài vừa ăn.
Bước 2: Bạn cho bánh tráng vào nồi để trộn, thêm chút sa tế, dầu điều, muối ớt, tép khô, khô bò, hành phi vào rồi trộn đều tay.
Bước 3: Vắt quất vào và tiếp tục trộn đều tay, nếm thấy vị chua thấm đều bánh tráng là được.
Bước 4: Bạn cho xoài thái sợi vào trộn cùng, sau đó nêm lại gia vị lần cuối cho vừa ăn. Cuối cùng thêm đậu phộng rang để tăng độ béo bùi của bánh tráng trộn.
Nếu bạn đang giảm cân thì có thể giảm lượng hành phi, dầu điều, tôm khô để hạn chế calo cho món ăn. Bởi một món ăn ít dầu mỡ sẽ tốt cho sức khỏe cũng như cân nặng hơn.
>>> Đừng bỏ lỡ:
Bài viết trên đây vừa giúp bạn nắm được bánh tráng trộn bao nhiêu calo và những thông tin thú vị xoay quanh món ăn này. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích, có thể cân đối bữa ăn mỗi ngày, từ đó kiểm soát cân nặng và giữ gìn vóc dáng tốt hơn.