Từ lâu, bình gốm phong thủy đã trở thành món vật dụng trang trí không thể thiếu trong ngôi nhà của nhiều gia đình. Việc lựa chọn, bài trí bình gốm phong thủy được xem là chuyện hệ trọng vì nó không chỉ đếm đến sự sang trọng, trang nghiêm cho căn phòng mà còn ảnh hưởng đến tài lộc, vận may của gia chủ. Dưới đây, Vua Nệm đã tổng hợp tất cả những kiến thức liên quan đến món vật phẩm phong thủy này. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
1. Bình gốm phong thủy là gì?
Bình gốm phong thủy là các loại bình gốm được thiết kế với các chi tiết mang yếu tố tâm linh như rồng, phụng, hạc,… trên thân bình nhằm cầu chúc may mắn, bình an và sự sung túc cho gia chủ. Bên cạnh các hình dạng cơ bản là những chiếc lọ, một số loại bình gốm phong cách thủy còn được chế tác với các chi tiết cách điệu vô cùng nghệ thuật. Hầu như các loại bình sứ/gốm phong thủy đều được sử dụng như vật dụng trang trí căn phòng, bày biện ở những vị trí trang nghiêm nhất trong không gian.
Bình gốm phong thủy được làm nguồn đất sét tự nhiên cao cấp. Để có được sản phẩm hoàn hảo nhất, đất sét thô sẽ trải qua nhiều công đoạn khác nhau, bắt đầu từ ngâm ủ, pha trộn, chuốt gốm, tráng men,… theo bí quyết riêng. Đồ gốm phong thủy giá trị càng cao thì càng được chăm chút từng li từng tý, công phu từ màu men cho đến họa tiết nhỏ nhất.
Dưới đây là các khâu sản xuất một chiếc bình gốm phong thủy:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Ở nước ta hiện nay, chất lượng đất sét tốt nhất đều có nguồn gốc từ Côn Sơn Kiếp Bạc, Đất Tổ Hùng Vương, đem đến độ ổn định và độ bền cao cho bình gốm, đồng thời đây cũng là các vùng đất cổ xưa mang giá trị văn hóa nguồn cội cao, tăng thêm ý nghĩa tâm linh cho sản phẩm.
Bước 2: Thấu Đất
Đất sét sau đó được trải qua quá trình thấu đất để tạo độ mịn dẻo. Cụ thể, các thợ gốm sẽ tưới nưới lên đất sét rồi dùng mai thái mỏng nhiều lần. Trong lúc đó, đất cũng sẽ được loại bỏ hết các tạp chất, tăng độ sánh mịn cho nguyên liệu trước khi đi vào bước tạo hình.
Bước 3: Tạo hình – đắp nổi
Đây là giai đoạn đòi hỏi tay nghề cao của người thợ gốp, yêu cầu sự tỉ mỉ, chi tiết trong từng thao tác. Từng nét đắp nổi (nét 3D) đều được hoàn thành một cách hảo, tạo nên sự sống động cho sản phẩm. Bên cạnh đắp nổi, việc trang trí hoa văn cho sản phẩm gốm cũng được thực hiện bằng nhiều phương pháp khách nhau như vẽ trực tiếp hoặc in hoa văn bằng khuôn
Bước 4: Tráng men – đi màu
Công đoạn tráng men, dội men, đi màu được thực hiện một cách nhuần nhuyễn, hoàn hảo để mặt gốm giữ được sự mềm mịn và tránh tình trạng màu men phủ không đều, chỗ đậm chỗ nhạt loang lổ.
Bước 5: Nung lò
Bước cuối cùng là nung bình gốm thành phẩm ở nhiệt độ cao để tạo độ rắn cho sản phẩm phẩm, tăng độ đanh bền, đồng thời khử các tạp chất còn sót lại. Sau bước này, chúng ta sẽ có được một sản phẩm hoàn mỹ, từ hình dáng cho đến màu sắc.
2. Các loại bình gốm phong thủy hiện nay trên thị trường
2.1 Bình gốm phong thủy Mai Bình Tích Lộc
Đây là chiếc bình gốm phong thủy được yêu thích nhất trong các loại bình gốm dùng để trang trí nhà cửa. Bởi Mai Bình Tích Lộc phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nhà ở và ít quy tắc, kiêng kỵ khi sử dụng hơn so với các loại bình gốm phong thủy khác. Mặt khác, thị trường hiện nay có khá nhiều mẫu Mai Bình Tích Lộc giúp cho việc tìm mua trở nên vô cùng dễ dàng, thuận tiện.
Mai Bình Tích Lộc có dáng cổ nhỏ, tròn, thân bình phình to và nhỏ dần về đáy. Để đảm bảo khả năng giữ thăng bằng cũng như sự hài hòa cho bố cục, đáy bình sẽ được nặn loe ra. Về họa tiết, mẫu bình gốm phong thủy này thường được đắp nổi 3D các họa tiết mang ý nghĩa tâm linh và các mẫu câu đối, thành ngữ xưa, phổ biến nhất là cặp đối “Thuận Buồm Xuôi Gió – Mã Đáo Thành Công”.
Các câu này mang ý nghĩa cầu chúc bình an, vận may đến với ngôi nhà. Bên cạnh đó, nhu cầu mua bình gốm phong thủy Mai Bình Tích Lộc làm quà chúc tân gia cũng được ưa chuộng trong những năm gần đây.
2.2 Bảo Bình An
Tương tự như Mai Bình Tích Lộc, Bảo Bình An cũng là mẫu bình dễ dàng sử dụng, bố trí và ít quy tắc so với các loại bình phong thủy khác. Chính vì vậy, nó là lựa chọn an toàn dành cho những ai không quá sành về bình gốm. Mẫu bình này có thiết kế thanh mảnh với phần cổ được làm nhỏ và phình dần về phía thân bình, sau đó tiếp tục thu nhỏ nhiều về đáy. So với Mai Bình Tích Lộc, đáy bình Bảo Bình An gọn và ít loe hơn.
Chiếc bình này hợp nhất với không gian phòng khách hoặc trang trí bàn làm việc, giúp cho không gian trở nên thanh lịch, nhẹ nhàng, không quá phô trương, lòe loẹt.
2.3 Bình Hút Tài Lộc
Bình này có thiết kế dáng lùn thấp, cổ bình nhỏ, loe dần về phía thân bình đến đáy bình. Họa tiết sử dụng trên thân bình thường có nội dung xoay quanh các tích cổ như Khổng Tước Đài Hoa, Tứ Cảnh, Mã Đáo Thành Công, Sơn Thủy Hữu Tình,… nhằm mục đích cầu may, bình an đến với cuộc sống gia chủ. Đối với các gia đình có điều kiện, họa tiết trên bình còn được vẽ vàng hoặc dát vàng để tăng tính thẩm mỹ cũng như độ sang trọng cho sản phẩm.
Khác với Mai Bình Tích Lộc và Bảo Bình An thường được trưng bày ở các vị trí nổi bật nhất trong căn phòng, mẫu bình Hút Tài Lộc phù hợp đặt tại các vị trí cao và kín đáo trong ngôi nhà. Như vậy, công dụng phong thủy của chúng sẽ được phát huy cao hơn.
2.4 Bình sứ phong thủy Lộc Bình
Lộc Bình có dáng cao, cổ dài, miệng bình rộng dần về thân bình và vừa ôm về đáy. Mẫu bình này là lựa chọn phù hợp cho không gian thờ cúng. Về kích cỡ, Lộc Bình thường cao từ 1m6 trở lên, ưa chuộng nhất là từ 1m8 -2m1.
Loại bình gốm phong thủy này cũng không bày lẻ bao giờ, thay vào đó, chúng sẽ đi thành cặp, bày 2 bên cạnh vật chú để giúp không gian trở nên cân đối, thẩm mỹ hơn. Phổ biến nhất là cách bày đối xứng 2 bên bàn thờ.
3. Nên đặt bình gốm phong thủy ở đâu?
Bình gốm phong thủy nên được đặt ở những nơi uy nghiêm, trang trọng nhất trong ngôi nhà hoặc văn phòng vì đây đều là những món đồ có giá trị. Hơn nữa, việc đặt như vậy còn giúp đem đến hiệu quả phong thủy cao nhất. Dưới đây là các không gian tốt nhất để đặt bình gốm phong thủy:
- Đặt trên kệ có chân vững chắc, vị trí cao ráo, hứng nhiều ánh sáng
- Đặt trong phòng tiếp khách
- Đặt trên bàn làm việc ở những nơi có không gian thoáng đãng.
- Đặt ở gian thờ, tốt nhất là ở hướng Tây Nam của ngôi nhà.
Gia chủ tránh đặt bình gốm phong thủy ở những nơi gần đường đi lối lại của ngôi nhà chẳng hạn như cửa ra vào. Không nên đặt bình gồm dưới mặt đất mà nên sử dụng thêm đế gỗ để tăng tính trang nghiêm cho sản phẩm. Nếu nhà có trẻ em, nên đặt ở vị trí cách xa tầm tay của bé.
4. Lựa chọn bình gốm phong thủy theo bản mệnh
Lựa chọn bình gốm theo bản mệnh sẽ đem đến nguồn năng lượng tốt, giúp gia chủ gặp được nhiều vận khí tích cực. Tiêu chí để chọn bình sẽ dựa trên màu sắc của bình gốm phong thủy. Cụ thể:
- Nếu gia chủ thuộc mệnh Hỏa, thì nên chọn tông màu bình gốm chủ đạo là màu vàng chẳng hạn men sứ Hoàng Yến hoặc men sứ Lửa Hoàn Nguyên.
- Nếu gia chủ thuộc mệnh Thủy, thì bình gốm phong thủy có màu xanh dương, đen là hợp mệnh nhất, chẳng hạn như men sứ Bích Lưu Ly, men sứ Kim Sa.
- Gia chủ mệnh Mộc có thể cân nhắc lựa chọn bình gốm có màu xanh lục hoặc xanh bích để được hỗ trợ phong thủy tốt nhất, chẳng hạn như Men sứ Kim Sa, men sứ Ngọc Lục Bảo.
- Người có năm sinh thuộc mệnh Thổ nên chọn bình gốm màu nâu đất hoặc vàng, ví dụ như men sứ Kim Sa, men sứ Hoàng Yến.
- Người thuộc mệnh Kim sẽ được phù hợp nhất với các loại bình gốm có màu vàng ánh kim hoặc trắng, chẳng hạn như men sứ Hoàng Yến.
Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn có được thông tin chuẩn xác nhất về bình gốm phong thủy cũng như có được những gợi ý mua sắm tuyệt vời cho không gian sống của mình.