1 tuổi là giai đoạn cha mẹ cần hết lưu ý trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ để đảm bảo con lớn khôn khoẻ mạnh. So với giai đoạn trước, đây là thời điểm trẻ bắt đầu cần nhiều calo và dinh dưỡng đa dạng hơn nên việc tham khảo và ứng dụng tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi để lên thực đơn ăn uống phù hợp rất được khuyến khích. Chi tiết về tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi sẽ được tiết lộ trong bài viết sau!
Nội Dung Chính
1. Chế độ ăn uống thích hợp với bé 1 tuổi
Giai đoạn con bước sang tuổi lên 1 là cột mốc quan trọng vì đây là thời điểm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con. Chính vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống đầy dinh dưỡng sẽ giúp con mau ăn, chóng lớn và luôn khỏe mạnh.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 cần được cung cấp đầy đủ 3 bữa chính, xen kẽ thêm là 3-4 cữ bú mỗi ngày. Dưới đây là thông tin chi tiết về tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi:
1.1 Sữa
Đối với trẻ 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Đối với các bà mẹ mất sữa sớm lựa chọn cuối cùng mới là các dòng sữa công thức chất lượng để thay thế cho sữa tự nhiên.
1.2 Lương thực
Bên cạnh sữa, mẹ bỉm có thể bắt đầu tập cho bé ăn các loại thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui và tập quen dần với việc ăn cơm.
1.3 Rau củ quả
Vào giai đoạn tuổi lên 1, rau củ quả cũng nên bắt đầu được bổ sung trong thực đơn ăn uống của trẻ để cung cấp cho con dinh dưỡng đa dạng. Ba mẹ có thể cho trẻ tập ăn rau củ luộc mềm và trái cây cắt nhỏ.
1.4 Chất béo, muối, đường
Nhóm chất béo, muối, đường không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng nhiều đối với trẻ 1 tuổi vì nó có thể đem lại nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài. Mặt khác, ở độ tuổi này, trẻ cũng không cần quá nhiều dinh dưỡng đến từ nhóm thực phẩm này vì thế, mẹ có thể gia giảm lượng muối, đường trong các bữa ăn.
2. Một số lời khuyên cho cha mẹ về chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Bởi vì trẻ em ở độ tuổi lên 1 có thói quen ăn uống rất thường, khó đoán nên việc bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ đôi khi trở thành thách thức đối với nhiều bà mẹ. Dưới đây là những lưu ý để việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trở nên dễ dàng hơn:
- Mẹ tránh ép trẻ ăn quá nhiều, điều này sẽ khiến con trở nên sợ và khóc nhiều khi đến giờ cho ăn, thay vào đó, hãy cố gắng tạo hứng cho trẻ khi đến bữa ăn. Nếu trẻ không chịu ăn thì tốt nhất bạn không nên ép con
- Bên cạnh các nhóm thực phẩm trên, ba mẹ cần chú ý bổ sung thêm đầy đủ vitamin cho con
- Hạn chế nêm nếm gia vị muối, đường quá nhiều trong thức ăn cho trẻ
- Không nên bỏ hoàn toàn chất béo trong thực đơn vì chúng cũng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con
- Không cho con ăn thức ăn quá nóng
- Không nên cho trẻ ăn một mình hoặc ăn các loại thực phẩm to, cứng như các loại hạt, cà chua bi, nho nguyên quả, cà rốt, cả chiếc xúc xích để tránh nguy cơ nghẹn. Thay vì đó, bạn nên nghiền nhuyễn hoặc chỉ cho bé ăn các loại thực phẩm dễ nhai, đã được cắt nhỏ
3. Lượng ăn cho trẻ 1 tuổi bao nhiêu thì hợp lý?
Trẻ em 1 tuổi nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ khác tùy vào nhu cầu của từng bé… Bữa phụ có thể bữa phụ sáng, phụ trưa, phụ chiều nhưng không nên có bữa phụ sau 21 giờ khuya. Lượng thực phẩm một ngày cho bé cần sẽ bao gồm:
- Tinh bột, ngũ cốc: 100-150g
- Thịt, cá, tôm: 100-120g (cha mẹ nên theo dõi để điều chỉnh thực đơn kịp thời nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng hải sản)
- Trứng: 3-4 quả/tuần (mỗi ngày chỉ ăn nhiều nhất 1 quả)
- Rau xanh: 50-100g
- Trái cây: 150-200g
- Sữa: 600-800ml/ngày
- Chất béo: 25-30g
Tùy vào nhu cầu của mỗi bé cũng như sức ăn của mỗi bé mà lượng thức ăn tăng giảm. Các bố mẹ không nên ép trẻ ăn hết tất cả thức ăn khi con đã thấy no.
4. Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
4.1 Cháo ếch
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Ếch
- Gạo nếp, Gạo tẻ
- Bột nêm
- Nước dashi rau củ
- Cà rốt
- Hành tím, hành tươi, rau mùi.
Các bước chế biến:
Bước 1: Ếch rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa miệng bé yêu, ướp bột nêm cùng các gia vị khác khoảng 20-30 phút
Bước 2: Vo sạch gạo và thái hạt lựu cà rốt , cho vào nồi đun cùng nước rau củ, để lửa nhỏ để nấu nhừ thành cháo
Bước 3: Phi thơm hành, cho ếch vào xào chín
Bước 4: Cháo chín múc ra bát, thêm thịt ếch xào và một ít hành khô hoặc hành tươi, rau mùi.
4.2 Cháo hạt sen
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bột gạo
- Hạt sen
- Thịt lợn
- 1 thìa dầu ăn trẻ em
- 250ml nước.
Các bước chế biến:
Bước 1: Rửa sạch và ngâm hạt sen, sau đó luộc chín và xay nhuyễn
Bước 2: Nấu chín thịt heo xay nhuyễn với 250ml nước
Bước 3: Thêm hạt sen vào nồi cháo, vặn lửa nhỏ
Bước 4: Cho bột gạo vào khuấy đều cho đến khi cháo mịn
Bước 5: Cho cháo ra bát, thêm một chút hành phi hoặc ngò để thơm hơn.
4.3 Cháo tôm rau mồng tơi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Tôm.
- Rau mồng tơi.
- Hành lá.
- Dầu ăn trẻ em.
Các bước chế biến:
Bước 1: Lọt vỏ tôm, bỏ gân đen ở sống lưng sau đó băm nhuyễn rồi thêm gia vị
Bước 2: Mồng tơi băm nhỏ.
Bước 3: Nấu cháo trắng, vặn lửa riu riu để cháo chín kỹ
Bước 4: Cho dầu ăn vào cháo trước khi bắc ra. Bỏ tiếp rau mồng tơi băm nhỏ và nêm nếm cho vừa miệng.
5. Thực đơn ăn dặm chỉ huy và thực đơn ăn dặm truyền thống
Thực đơn ăn dặm chỉ huy là phương pháp cho trẻ học cách nhai trước rồi mới nuốt. Phương pháp này giúp trẻ có thể lựa chọn được thức ăn mình thích cũng như lượng thức ăn mà con đưa vào miệng. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ tự có cảm nhận nhiều hơn về món ăn và hứng thú với bữa ăn hơn.
Mặc dù trẻ đã có thể nhai nhưng cha mẹ vẫn nên cắt nhỏ thức ăn, đặc biệt là các loại củ quả. Khối lượng thức ăn cũng kích thước thức ăn phù phù hợp với bàn tay bé để con có thể dễ dàng cầm nắm và không bị mắc nghẹn khi tự ăn.
Một phương pháp khác cũng được nhiều bà mẹ áp là thực đơn ăn dặm truyền thống. Với loại thực đơn này, cha mẹ sẽ lựa chọn các món cháo là chủ yếu và thực đơn cũng được đa dạng hóa nhiều loại thực phẩm để kích thích cảm giác thèm ăn của bé yêu.
Mặc dù trẻ đã có thể nhai nhưng cha mẹ vẫn nên cắt nhỏ thức ăn
Nhìn chung, nhu cầu dinh dưỡng cũng như nạp thực phẩm của trẻ tuổi lên 1 cao hơn so với thời điểm trước đó. Con cần được cung cấp đủ vi chất vi lượng để có thể phát triển nhanh về thể chất lẫn trí tuệ, cũng như đủ năng lượng cho các hoạt động vui chơi mỗi ngày. Chính vì vậy, việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học dựa trên tháp dinh dưỡng là một việc được khuyến khích.
Bên cạnh chế độ ăn dặm hợp lý, mẹ cũng cần lưu ý thường xuyên bổ sung thêm cho bé yêu các vi chất cần thiết như kẽm, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để tăng sức đề kháng, giúp trẻ ít ốm vặt cũng như gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Khi mua sắm thực phẩm, cha mẹ nên chọn các cửa hàng uy tín, ưu tiên các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, dễ nhai nuốt, không dùng đồng thời nhiều hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
> XEM THÊM:
- Xây dựng thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-6 tuổi
- Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những ý tưởng xây dựng thực đơn ăn uống cho bé yêu sao cho đầy đủ dưỡng chất và ngon miệng nhé!