Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Trẻ đang độ tuổi đi học mầm non cần chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn so với giai đoạn trước đó vì con cần nhiều năng lượng hơn để học tập và vui chơi tại trường lớp. Cha mẹ có thể xây dựng chế độ ăn uống cho con dựa trên mô hình tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non để đảm bảo con khoẻ mạnh, lớn nhanh. 

1. Chi tiết tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non 

Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non là một kim tự tháp thể hiện các loại thực phẩm trẻ nên bổ sung nhiều, thực phẩm nên tránh. Thông qua đó, cha mẹ sẽ có cơ sở để lên thực đơn ăn uống cho con đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng giúp trẻ hình thành được thói quen có thể ăn uống được đa dạng loại thực phẩm, không kén chọn, kén ăn. 

Dưới đây là chi tiết tháp dinh dưỡng dành cho trẻ mầm non:

1.1 Nước

Do đến tuổi này con có nhu cầu hoạt động, vui chơi nhiều hơn nên việc đảm bảo con uống đủ nước mỗi ngày luôn là mối quan tâm của cha mẹ. Đối với trẻ mầm non, nước là thực phẩm cần được ưu tiên hàng đầu. Trung bình, trẻ tuổi mầm non cầm phải nạp ít nhất 1,3 lít nước mỗi ngày, tính cả sữa và nước ép trái cây. Những ngày thời tiết oi nực thì nhu cầu uống nước của con có thể sẽ tăng lên.

1.2 Ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cấp năng lượng chính cho trẻ trong ngày dài, bao gồm các loại thực phẩm như bún, cháo, phở, bánh,… Trung bình, trẻ độ tuổi mầm non cần ăn khoảng 5-6 đơn vị ngũ cốc mỗi ngày, 1 đơn vị ngũ cốc tương đương với 1 ổ bánh mì 27g hoặc một nửa chén cơm 55g. 

nhóm ngũ cốc tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Ngũ cốc là nguồn cấp năng lượng chính cho trẻ trong ngày dài

1.3 Rau củ quả

Rau củ quả là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, rau củ quả còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của con. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ trong độ tuổi đi mầm non nên nạp ít nhất 4 đơn vị rau quả mỗi ngày, mỗi đơn vị tương đương khoảng 80g thực phẩm.

1.4 Chất đạm

Chất đạm hay còn được gọi là protein, là chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển mô, cơ cũng như giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ba mẹ có thể tìm thấy chất đạm ở nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Chất đạm trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Chất đạm hay còn được gọi là protein, là chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng

Đạm động vật là chất đạm có nguồn gốc từ thịt, cá, trứng, trong khi đạm thực vật chứa nhiều trong các loại đậu và hạt như đậu nành, hạnh nhân, óc chó,… Trẻ nên nạp đầy đủ cả 2 loại đạm này trong bữa ăn hàng ngày. Trẻ mầm non cần phải tiêu thụ 3,5 đơn vị đạm/ngày, 1 đơn vị đạm tương đương với 30 – 35g thịt lợn, cá hoặc 40 – 45g trứng, thịt gà. 

Chất đạm hay còn được gọi là protein, là chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển mô, cơ cũng như giúp tăng cường hệ miễn dịch

1.5 Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa giúp cho hệ xương và răng của trẻ chắc khỏe hơn. Cụ thể, trẻ độ tuổi này cần phải uống khoảng 4 đơn vị sữa mỗi ngày để đảm bảo đủ chất, 1 đơn vị tương đương với 100ml sữa tươi hoặc 100g sữa chua hoặc 15g phô mai.  

nhóm sữa trong tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Sữa và các sản phẩm từ sữa giúp cho hệ xương và răng của trẻ chắc khỏe hơn.

1.6 Chất béo, dầu

Chất béo cũng quan trọng với cơ thể trẻ nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều. Trung bình trẻ độ tuổi này chỉ nên tiêu thụ 5 đơn vị dầu mỡ, tương đương 25g dầu ăn hoặc 30g bơ một tháng.

Cha mẹ cũng nên chọn các loại dầu tốt cho sức khỏe của trẻ như dầu hạt cải dầu, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương hoặc dầu ngô. Ba mẹ tuyệt đối không nên chiều trẻ mà cho con ăn quá nhiều đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Ngoài ra, nên hạn chế dùng quá nhiều các loại nước sốt salad hoặc mayonaise. 

1.7 Đường và muối

Thức ăn cho trẻ tuổi mầm non nên được nêm nếm nhạt, ít sử dụng gia vị, đặc biệt là đường và muối. Cụ thể, lượng đường và muối trẻ nạp vào chỉ nên ở mức dưới 15g đường và 3g muối mỗi ngày. Tuy vậy, cũng không nên cắt bỏ hoàn toàn lượng muối vì đây là nguồn cung cấp iot chính cho trẻ.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dựa vào tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi lên thực đơn ăn uống cho trẻ đi mẫu giáo: 

  • Thực phẩm cung cấp đa dạng các nhóm dinh dưỡng: Đặc biệt là các chất cơ bản gồm tinh bột, chất xơ, protein, chất béo, một số loại vitamin và khoáng chất khác. Một chế độ ăn dinh dưỡng đa dạng sẽ giúp trẻ đủ năng lượng để vui chơi, học tập, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện. Cụ thể, nhu cầu năng lượng của trẻ 3 – 5 tuổi là khoảng 1.230 – 1.320 kcal/ngày.
  • Thức ăn chế biến đa dạng để kích thích cảm giác ngon miệng: Nhờ vậy trẻ sẽ ăn được nhiều hơn, không có cảm giác bị ép phải ăn, đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Mẹ cũng cần lưu ý rằng tháp dinh dưỡng dành cho trẻ em khác với người lớn, vì vậy, có những thực phẩm rất tốt đối với người lớn nhưng lại không phù hợp với trẻ nhỏ, có thể gây khó tiêu đầy bụng. Chính vì vậy, mẹ nên tìm hiểu thật kỳ để có được thực đơn ăn uống hợp lý cho con.
Thức ăn chế biến đa dạng
Thức ăn chế biến đa dạng để kích thích cảm giác ngon miệng
  • Thực đơn xây dựng theo mùa và sở thích của con: Ngoài ra việc đa dạng hóa các món ăn, thì cha mẹ còn có thể lựa chọn giải pháp xây dựng thực đơn theo mùa hoặc sở thích của con. Đặc biệt là với các loại trái cây, rau, củ, quả.
  • Thực phẩm có nguồn gốc an toàn: Khi mua thực phẩm, cha mẹ nên chọn các cửa hàng uy tín, siêu thị, tránh ham rẻ mà lựa chọn thực phẩm không rõ nguồn gốc, bị hưng hỏng, ôi thiu hoặc chứa nhiều hóa chất. Trước khi chế biến, nên rửa lại thật sạch bằng muối hoặc nước để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 
  • Theo dõi nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng: Có một số đứa trẻ bị dị ứng với hải sản, trứng, sữa… Ba mẹ cần theo dõi phản ứng của con khi lần đầu ăn các món ăn này. Nếu có dấu hiệu dị ứng thì tuyệt đối không cho con ăn tiếp trong các bữa ăn sau. 

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết

Bữa ăn của trẻ từ 3-5 tuổi
Bữa ăn của trẻ từ 3-5 tuổi đi học mầm non nên được chia thành nhiều bữa

Bữa ăn của trẻ từ 3-5 tuổi đi học mầm non nên được chia thành nhiều bữa, cụ thể là 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Trong đó, bữa sáng và bữa tối nên chiếm tỷ trọng 25% hàm lượng thực phẩm cần nạp mỗi ngày, bữa trưa chiếm tỷ trọng 40%, 10% dành cho các bữa còn lại.  Trong mỗi bữa ăn, tỷ trọng các nhóm chất được phân bổ như sau: tinh bột chiếm từ 52 – 60%, chất đạm chiếm 13 – 20%, chất béo chiếm 25 – 35%.

  • 1 thực đơn chuẩn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non: 
  •  Bữa sáng: Mì ý sốt bò băm  – sữa
  • Bữa phụ sáng:  Sữa – 200ml
  • Bữa trưa; Thịt kho trứng cút – Mướp xào – Canh rong biển thịt gà – Cơm trắng – Hoa quả
  • Bữa phụ chiều:  ly sữa chua 100ml
  • Bữa chiều-tối: 1 chén cơm, gà kho, canh rau ngót nấu nấu tôm, chuối
  • Bữa phụ tối: 1 ly sữa 200ml 

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng sẽ là yếu tố tiên quyết giúp cho cơ thể con có thể phát triển tốt, đạt được cân nặng và chiều cao lý tưởng cũng như đủ năng lượng để học tập, vui chơi tại trường lớp.

>> XEM THÊM: 

Trên đây là thông tin chi tiết về tháp dinh dưỡng nhằm giúp ba mẹ có cơ sở để xây dựng thực đơn cân đối và giúp trẻ hình được thói quen ăn uống lành mạnh từ bé.. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng đứa trẻ, giới tính, sở thích ăn uống và thói quen sinh hoạt mỗi ngày mà ba mẹ có được sự điều chỉnh hợp lý hơn. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM