Trẻ em dưới 3 tuổi thường mặc bỉm mỗi ngày nên rất dễ bị hăm, xuất hiện các vùng nổi đỏ, đau rát khó chịu. Điều này khiến bố mẹ không khỏi lo lắng và luôn tìm cách dùng bỉm không bị hăm để con luôn thoải mái nhất. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn cho các bậc cha mẹ đang có con nhỏ cách dùng bỉm cho con không bị hăm, giúp bảo vệ sức khỏe và làn da của trẻ tốt nhất.
Nội Dung Chính
- 1. Hăm bỉm là gì?
- 2. Tại sao trẻ nhỏ lại dễ bị hăm bỉm?
- 3. Cách dùng bỉm không bị hăm ở trẻ nhỏ
- 3.1. Lựa chọn bỉm chất lượng, thấm hút tốt cho bé
- 3.2. Chọn đúng size bỉm và mặc quần áo rộng rãi cho bé
- 3.3. Thay bỉm thường xuyên
- 3.4. Không dùng lại bỉm cũ
- 3.5. Giữ cho bé luôn sạch sẽ
- 3.6. Đảm bảo da bé khô thoáng
- 3.7. Hạn chế sử dụng các loại khăn lau, khăn ướt trên thị trường
- 3.8. Chú ý đến đồ ăn của bé
- 3.9. Rửa tay thật kỹ sau khi vệ sinh và thay bỉm cho bé
- 3.10. Sử dụng kem, thuốc mỡ chống hăm bỉm
1. Hăm bỉm là gì?
Hăm bỉm là một dạng da bị kích ứng (viêm da) rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó trông giống như những mảng da bị viêm, phát ban đỏ và xuất hiện ở vùng trẻ mặc bỉm như mông, đùi, bộ phận sinh dục…của bé. Bất cứ ai mặc tã thường xuyên đều có thể mắc bệnh này, nhưng trẻ nhỏ từ 4 – 15 tuổi thường bị hăm bỉm nhiều hơn.
Trẻ bị hăm bỉm trong trường hợp nhẹ sẽ xuất hiện các vùng phát ban đỏ trên da. Tình trạng này có thể điều trị tại nhà và khỏi trong vòng 3, 4 ngày. Trong khi đó, các trường hợp hăm tã nghiêm trọng hơn có thể có các mụn nước, vết loét hở, gây đau rát.
Nếu bị nhiễm trùng, vết phát ban có thể chuyển sang màu đỏ tươi và vùng da xung quanh có thể bị sưng tấy. Lúc này sẽ cần sự can thiệp y tế để chữa lành tổn thương trên da.
Hăm bỉm được chia làm nhiều loại, bao gồm:
- Hăm bỉm gây kích ứng: Hăm bỉm gây kích ứng hay viêm da tã lót, là loại hăm bỉm phổ biến nhất. Nó xảy ra khi vùng tã của bé quá ướt, bé tiếp xúc lâu với nước tiểu và phân dính trên bỉm.
- Hăm tã do nấm candida: Nấm candida có tự nhiên trong đường tiêu hóa của bé. Khi nó được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và phân của trẻ có thể phát triển quá mức và gây ra tình trạng hăm khi trẻ tiếp xúc.
- Hăm bỉm do vi khuẩn:Có một số loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn, có thể gây hăm. Người ta thường gọi kiểu hăm này là bệnh chốc lở.
- Phản ứng dị ứng hăm bỉm: Nếu trẻ có làn da nhạy cảm, chúng có thể bị dị ứng với các thành phần trong một số loại tã, trong khăn lau hoặc các loại kem bôi chống hăm.
2. Tại sao trẻ nhỏ lại dễ bị hăm bỉm?
Để biết được cách dùng bỉm không bị hăm hiệu quả cho trẻ nhỏ thì trước tiên cần biết được nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này. Dưới đây là một số yếu tố gây hăm bỉm ở trẻ:
- Để bỉm ướt hoặc bẩn quá lâu không thay: Làn da mỏng manh của trẻ có thể bị phát ban, mẩn đỏ nếu tiếp xúc quá lâu với tã ướt nước tiểu hoặc chất bẩn. Đặc biệt, nếu trẻ đi tiểu nhiều hoặc tiêu chảy mà không được thay bỉm thường xuyên sẽ rất dễ bị hăm.
- Da bị cọ xát nhiều: Tã hoặc quần áo bó sát cọ vào da và gây kích ứng.
- Dị ứng với các thành phần trong đồ dùng: Da của bé có thể phản ứng với một số thành phần có trong khăn ướt, tã lót mới hoặc chất tẩy rửa, thuốc tẩy hoặc nước xả vải, kem bôi da cho trẻ.
- Hăm tã do vi khuẩn hoặc nấm men: Những vùng tiếp xúc với tã có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn vì nó thường nóng bí và ẩm ướt. Môi trường nóng và ẩm sẽ rất lý tưởng đề hình thành và phát triển vi khuẩn và nấm men, gây ra hăm bỉm ở trẻ.
- Trẻ ăn các món mới, thức ăn đặc: Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, hàm lượng phân sẽ thay đổi. Vì những thay đổi trong chế độ ăn của bé sẽ làm tăng tần suất đi ngoài, dẫn đến hăm tã, đặc biệt là khi không thường xuyên thay bỉm. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ cũng có thể bị hăm bỉm do phản ứng với loại thực phẩm nào đó mà mẹ đã ăn.
- Trẻ có làn da nhạy cảm: Trẻ sơ sinh mắc các bệnh về da, chẳng hạn như viêm da dị ứng (chàm) hoặc viêm da tiết bã, có thể dễ bị hăm tã hơn vì da của chúng nhạy cảm hơn trẻ bình thường.
- Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, vốn có tác dụng ngăn cản sự phát triển của nấm men. Nên khi sử dụng thuốc kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ phát triển nấm, dẫn tới dễ bị hăm bỉm hơn. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ nên rất dễ bị hăm. Những mẹ đang cho con bú nhưng có sử dụng thuốc kháng sinh cũng khiến con có nguy cơ bị hăm tã cao hơn khi trẻ bú sữa mẹ.
3. Cách dùng bỉm không bị hăm ở trẻ nhỏ
3.1. Lựa chọn bỉm chất lượng, thấm hút tốt cho bé
Chất lượng bỉm rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, phòng tránh trẻ bị hăm. Nên lựa chọn loại bỉm có nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng. Những loại bỉm tốt được sử dụng nhiều thường sẽ có độ mềm mại vượt trội, thấm hút tốt, khô thoáng giúp ngăn ngừa hăm bỉm.
Đặc biệt, bỉm chất lượng sẽ được làm từ chất liệu an toàn và đã được chứng nhận lâm sàng, hạn chế tình trạng kích ứng hiệu quả.
3.2. Chọn đúng size bỉm và mặc quần áo rộng rãi cho bé
Bỉm hoặc quần áo quá chật sẽ cọ xát lên da trẻ và gây kích ứng da. Nó tạo nên những vết hằn đỏ rất dễ bị viêm, nhiễm trùng nếu tiếp xúc với nước tiểu và phân. Bên cạnh đó, bỉm hoặc quần áo quá chật sẽ khiến da trẻ bị bí bách, nóng ẩm làm tăng nguy cơ bị hăm.
Vì vậy, bố mẹ nên chọn bỉm có kích thước vừa vặn, không quá chật nhưng không quá lỏng lẻo để trẻ được thoải mái di chuyển và vận động. Nó cũng giúp tăng sự thông thoáng và tránh cho da bị kích ứng, chà xát tốt hơn. Quần áo cần mặc rộng rãi để tăng sự thoáng khí, dễ chịu, không cọ xát vào vùng da nhạy cảm của bé.
3.3. Thay bỉm thường xuyên
Giảm thiểu tiếp xúc với nước tiểu và phân sẽ là cách dùng bỉm không bị hăm cho trẻ dễ thực hiện nhất. Phải thay bỉm cho con ngay sau khi bị bẩn. Thông thường, cứ hai đến ba giờ thì trẻ cần được thay bỉm. Nếu trẻ bị hăm sẽ cần thay bỉm thường xuyên hơn.
Đôi khi chúng ta không biết bỉm của bé bị bẩn hoặc đã quá ẩm ướt, nên cách tốt nhất là thường xuyên kiểm tra bỉm của bé để kịp thời phát hiện. Ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ cần liên tục kiểm tra và thay bỉm nhiều hơn.
3.4. Không dùng lại bỉm cũ
Nhiều cha mẹ sau khi kiểm tra bỉm thấy bỉm vẫn sạch sẽ và chưa quá ướt nên thường để trẻ mặc lại mà không thay bỉm mới. Điều này có thể khiến trẻ phải tiếp xúc lâu với môi trường ẩm, nóng và gây hăm. Vì vậy, ngay cả khi bỉm vẫn còn sạch thì vẫn nên thay bỉm nếu đã cảm thấy bỉm bị ướt hoặc sau 2 – 3 giờ một lần.
3.5. Giữ cho bé luôn sạch sẽ
Nếu bạn sử dụng khăn lau khi thay tã, hãy chọn loại khăn mềm, dịu nhẹ và chuyên dụng cho bé. Nên ưu tiên sử dụng những loại khăn lau đã được chứng minh là dịu nhẹ, không gây kích ứng với trẻ.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng nước ấm để lau cho trẻ sẽ có tác dụng khử khuẩn tốt hơn. Nếu cần dùng chất tẩy rửa thì nên chọn loại nhẹ nhàng để tẩy sạch phân và nước tiểu bám trên da trẻ.
Khi lau rửa cho trẻ cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận không chà xát mạnh lên da để tránh gây kích ứng.
3.6. Đảm bảo da bé khô thoáng
Cách dùng bỉm không bị hăm tiếp theo là để cho da của bé khô ráo nhất có thể. Sau khi bạn đã vệ sinh xong phần mông của bé, hãy dùng vải mềm và thấm khô nước trên da bé một cách nhẹ nhàng.
Sau đó có thể vỗ thêm một lớp kem có tác dụng chống hăm, không nên dùng các loại bột, phấn rôm vì trẻ có thể hít phải bột phấn, ảnh hưởng tới hô hấp. Nếu có thể, hãy để cho bé không mặc tã trong một thời gian để da của bé khô ráo và thoáng mát tự nhiên.
3.7. Hạn chế sử dụng các loại khăn lau, khăn ướt trên thị trường
Một số thành phần trong khăn lau, khăn ướt cho trẻ có thể gây phản ứng dị ứng cho da. Khi lau chùi quá mạnh hoặc chà xát lên da bé quá nhiều có thể loại bỏ vi khuẩn lành mạnh để kiểm soát nấm men và vi khuẩn có hại, càng làm tăng nguy cơ hăm bỉm ở trẻ.
Vì vậy, khi có thể hãy sử dụng khăn mặt và nước ấm thay vì khăn ướt trên thị trường. Hạn chế sử dụng các loại khăn này sẽ giúp loại bỏ nguy cơ bị hăm tốt hơn.
3.8. Chú ý đến đồ ăn của bé
Đối với những trẻ đã bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc dùng các loại nước trái cây họ cam quýt và các thực phẩm làm từ cà chua có thể bị hăm tã nhiều hơn. Nếu trẻ bị hăm, hãy ngừng cho bé sử dụng các loại thức ăn này cho đến khi bé hết hăm.
3.9. Rửa tay thật kỹ sau khi vệ sinh và thay bỉm cho bé
Bạn nên rửa tay thật sạch sau khi vệ sinh và thay bỉm cho bé. Bằng cách này có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn hoặc nấm men sang các bộ phận khác trên cơ thể của bé. Đồng thời, nó cũng giúp bảo vệ bạn và những đứa trẻ khác khỏi sự lây lan của vi khuẩn.
3.10. Sử dụng kem, thuốc mỡ chống hăm bỉm
Một số loại kem bôi da và thuốc mỡ sẽ làm sạch nhiễm trùng do nấm men gây ra. Các bố mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại kem và thuốc như: Nystatin, miconazole, clotrimazole và ketoconazole. Đây là những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị hăm tã do nấm men ở trẻ nhỏ. Đối với trường hợp bị hăm nặng có thể bôi thuốc mỡ steroid, chẳng hạn như hydrocortisone 1%.
XEM THÊM:
- Hướng dẫn cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh được bác sĩ nhi khoa khuyến nghị
- Bạn đã biết gì về cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh?
- Cách làm mát cho trẻ vào những ngày hè nóng bức
- Hướng dẫn cách mát xa cho trẻ sơ sinh khoa học
Trên đây là 10 cách dùng bỉm không bị hăm mà Vua Nệm đã tổng hợp để chia sẻ với các bậc cha mẹ có con nhỏ. Hãy áp dụng những biện pháp này để phòng ngừa hăm bỉm cho trẻ. Nếu bé bị hăm nặng, hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để trẻ bị viêm nhiễm nặng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con nhé.
Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/cham-soc-be/6-cach-tri-ham-ta-tu-nhien/