Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? Hướng dẫn mặc bỉm đúng cho trẻ bị hăm

CẬP NHẬT 09/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải tình trạng hăm da do vào những giai đoạn đầu đời, da của trẻ còn mỏng và nhạy cảm. Lúc này, nhiều người mẹ sẽ chú trọng hơn đến việc chăm sóc da cho bé yêu để tình trạng không trở nên quá nghiêm trọng mà bé vẫn được thoải mái. Vậy trẻ bị hăm có nên đóng bỉm không? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết sau của Vua Nệm!

1. Tìm hiểu về tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh

1.1. Hăm da ở trẻ nhỏ là gì?

Hăm da là một tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, dễ nhận biết với những dấu hiệu như phát ban đỏ/nâu đỏ dẫn đến ngứa rát. Tình trạng này xuất hiện nhiều ở những vùng da bị gấp nếp như tay, chân, mông, cổ, bẹn,…

Bản chất của hăm da chính là sự mất cân bằng về độ pH trong da. Thông thường, da bé sẽ có độ pH rơi vào khoảng 5.8 – 6.4. Khi độ pH quá thấp sẽ hình thành nên môi thường acid khiến cho da bé bị bỏng rát. Ngược lại, nếu độ pH quá cao thì sẽ tạo ra môi trường kiềm thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Ngoài ra, khi bạn không vệ sinh cho trẻ thường xuyên cộng với việc ra nhiều mồ hôi, hệ bài tiết ở da bé sẽ bị bịt kín. Lúc này, môi trường ẩm ướt và không sạch sẽ trên da sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn – những tác nhân gây nên bệnh hăm da – xuất hiện. Tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm những bé yêu sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu.

Tình trạng hăm da rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè
Tình trạng hăm da rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè

1.2. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị hăm da

Dễ nhận biết nhất, hăm da là lúc mẹ nhìn thấy những vết đỏ da xung quanh bộ phận sinh dục trẻ. Kèm theo đó là tình trạng da căng, có mùi khai và xuất hiện lốm đốm đỏ. Những trẻ sơ sinh dễ bị hăm da hơn trẻ đã có nhiều tháng tuổi vì sở hữu làn da mỏng hơn.

Đối với tình trạng hăm da nặng sẽ xuất hiện mụn nước hoặc mụn cứng, khi mụn nước vỡ thì dịch chảy ra sẽ có mùi hôi, gây lở loét. Trẻ hăm da sẽ bị quấy khóc, khó ngủ và thường hay giật mình giữa đêm. Điều này còn dẫn đến tình trạng trẻ bỏ bú, kém ăn, khi chạm vào phần da bị hăm sẽ vô cùng khó chịu.

2. Nguyên nhân của việc trẻ bị hăm khi đóng bỉm

2.1. Dùng lại bỉm cũ

Nhiều mẹ vẫn có suy nghĩ rằng khi bé chưa đi vệ sinh tức là bỉm vẫn sạch, vì vậy mà chờ bỉm đã thấm nhiều rồi thì mới thay cho bé. Đây chính là lý do khiến một số vi khuẩn bắt đầu sinh sôi, gây hại đến làn da. Bé cũng sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi mặc lại bỉm cũ.

2.2. Đóng bỉm cho bé 24/24

Tuy việc đóng bỉm cho bé 24/24 sẽ nhanh gọn, tiết kiệm nhiều thời gian nhưng lại chính là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã, nhất là vào mùa hè. Do đó, mẹ nên cho trẻ được thả rông tối thiểu vài tiếng để da bé được thoải mái tiếp xúc với không khí bên ngoài.

2.3. Trẻ mặc bỉm hơn 8 tiếng

Trẻ càng mặc bỉm lâu thì da càng trở nên ẩm ướt, do đó vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập gây ra tình trạng hăm, mẩn. Tốt nhất, mẹ cần giữ cho da trẻ được khô thoáng và cách 3 – 4 tiếng mới thay bỉm. Trong trường hợp bé đi tiểu hay đi ngoài trong bỉm thì mới nên thay ngay.

2.4. Cho bé dùng bỉm kém chất lượng

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều dòng bỉm khác nhau với đa dạng mẫu mã, giá thành. Nếu mẹ không tìm hiểu kỹ có thể mua phải những sản phẩm kém chất lượng, không an toàn với trẻ. Những sản phẩm này không đảm bảo về khả năng thấm hút dẫn đến gây bí bách, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi. Nghiêm trọng hơn, bé sẽ bị lở loét, dị ứng,… nếu sử dụng bỉm không có nguồn gốc rõ ràng.

Bỉm kém chất lượng gây bí bách dẫn đến hăm da
Bỉm kém chất lượng gây bí bách dẫn đến hăm da

2.5. Chọn sai kích thước bỉm

Nhiều mẹ vẫn có tư tưởng cho con mặc bỉm rộng để thoải mái hơn hay mặc bỉm chật để nước tiểu không chảy ra. Đây là những quan điểm cực kỳ sai lầm và có thể gây ra tình trạng hăm da cho bé. Bởi lẽ, bỉm size lớn sẽ không ôm kín mông, khiến nước tiểu bị tràn ra, trong khi đó bỉm size chật lại bí bách, gây tổn thương và hăm da cho bé.

2.6. Vệ sinh không đúng cách

Trước khi thay tã mới, bé cần được vệ sinh da sạch sẽ. Bởi lẽ trong quá trình mặc bỉm, da của bé thường dính nước tiểu hay phân. Nếu không vệ sinh ngay thì vi khuẩn có thể sinh sôi gây hăm nặng. Mặt khác, mẹ cũng nên lau rửa vùng kín cho con thật nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước da bé.

2.7. Lạm dụng phấn rôm

Phấn rôm tuy đem đến nhiều lợi ích cho bé nhưng nếu lạm dụng quá nhiều ở vùng da đóng bỉm thì dễ bị phản tác dụng. Bản chất phấn rôm cũng chỉ là những hạt mịn, do đó khi cọ xát vào da dễ gây xước và tổn thương. Chưa hết, phấn rôm còn làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, khó cân bằng độ ẩm trên da.

Lạm dụng phấn rôm khiến tình trạng hăm da nghiêm trọng hơn
Lạm dụng phấn rôm khiến tình trạng hăm da nghiêm trọng hơn

3. Cách xử lý với trẻ bị hăm khi đóng bỉm

3.1. Với tình trạng hăm nhẹ

Tuy trẻ bị hăm nhẹ thường sẽ tự động khỏi nhưng mẹ vẫn nên vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng vùng bị hăm, tránh việc làm bé đau hay trầy xước. Sau khi trẻ đi vệ sinh hãy nhanh chóng làm sạch vùng kín bằng nước ấm, sau đó thấm khô và thay tã mới. Đối với những vết hăm, mẹ chỉ cần dùng kem chống hăm, tránh dùng phấn rôm khiến bé bị khô da, bong vảy.

3.2. Với tình trạng hăm nặng

Nếu bé bị hăm nặng hay xuất hiện mủ, mẹ không được tự ý sử dụng kem trị hăm. Tốt nhất, hãy đưa bé đến bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp tùy vào tình trạng hăm. Áp dụng phương pháp tương tự nếu vết hăm có dấu hiệu nhiễm nấm kết hợp sử dụng kem chống nấm. Việc sử dụng kem chống hăm lúc này sẽ khiến nguy cơ dị ứng tăng lên.

Làm sạch vùng da đóng bỉm của trẻ trước khi thay bỉm mới
Làm sạch vùng da đóng bỉm của trẻ trước khi thay bỉm mới

4. Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm?

4.1. Lý do mẹ nên đóng bỉm cho trẻ bị hăm

Vậy trẻ bị hăm có nên đóng bỉm hay không? Việc đóng bỉm cho trẻ bị hăm là một giải pháp hữu ích, tuy nhiên mẹ tuyệt đối không được đóng bỉm 24/24 hay trong thời gian quá lâu. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để hạn chế hăm nặng hơn ở trẻ khi đóng bỉm:

  • Chọn bỉm tốt, chất lượng, có độ thấm hút cao và kích thước, chất liệu phù hợp.
  • Chỉ thật sự mang bỉm cho bé khi cần thiết.
  • Có thể cho bé mang bỉm cả ngày và đêm nhưng cần thường xuyên thay bỉm cách 3 – 4 giờ. Trước đó, hãy vệ sinh nhẹ nhàng để tránh tổn thương da ở trẻ. 

4.2. Những trường hợp tuyệt đối không đóng bỉm khi trẻ bị hăm

Khi vết hăm của trẻ bắt đầu có dấu hiện nghiêm trọng như mụn mủ, lở loét, ửng đỏ thì mẹ tuyệt đối không đóng bỉm. Bởi lẽ, việc đóng bỉm lúc này chỉ khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, tình trạng hăm tã khó cải thiện. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho trẻ mặc bỉm vào ban đêm để trẻ không quấy khóc và cách 3 – 4 tiếng thì lại thay bỉm. Ban ngày chỉ nên thả rông hoặc dùng miếng lót để giữ khô thoáng vùng da bị hăm.  

Khi xuất hiện những dấu hiệu sau, mẹ không nên đóng bỉm:

  • Da ửng đỏ, có mụn mủ rải rác.
  • Vết thương hở do mụn mủ, mụn nước vỡ ra.
  • Trẻ đau rát, bỏ ăn, quấy khóc, có thể sốt hơn 38 độ C.
Không đóng bỉm khi trẻ đau rát, quấy khóc, da bị tổn thương do mụn mủ
Không đóng bỉm khi trẻ đau rát, quấy khóc, da bị tổn thương do mụn mủ

5. Bí quyết hạn chế tình trạng trẻ bị hăm khi đóng bỉm

5.1. Chọn bỉm đúng kích thước

Như đã trả lời cho thắc mắc trẻ bị hăm có nên đóng bỉm không, mẹ luôn phải chú ý đến chất liệu, bề mặt thoáng khí cũng như khả năng thấm hút của bỉm. Tốt nhất và hãy lựa chọn những loại bỉm có kích thước vừa vặn, vừa hạn chế hăm da vừa cho trẻ được thoải mái.

5.2. Đóng bỉm đúng cách

Để mông bé được che phủ hoàn toàn, mẹ cần đóng bỉm đúng cách sao cho vừa khít, ôm sát cơ thể. Đối với bé gái thường ướt ở giữa hay sau bỉm khi đi tiểu thì nên chọn bỉm có khả năng thấm hút tốt ở phần sau. Đối với bé trai thì thường ướt ở phần trước nên chọn bỉm thấm hút tốt ở phía trước.

5.3. Thường xuyên thay tã 

Thay tã thường xuyên là điều vô cùng cần thiết để hạn chế việc da trẻ tiếp xúc với chất bẩn quá lâu. Bên cạnh đó, trước khi thay tã mới thì mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, nếu dùng khăn lau thì phải chọn những chiếc khăn mịn sạch, không dùng khăn có cồn hay hương liệu. Đồ sơ sinh thì nên chọn chất liệu cotton để thoáng khí, hút mồ hôi tốt hơn.

Thay tã thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng hăm da
Thay tã thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng hăm da

5.4. Giữ sạch sẽ, khô thoáng vùng da mặc tã

Việc giữ cho mông bé luôn được khô thoáng sẽ chống ẩm, chống hầm, hạn chế hăm da hay bí bách. Cần chú ý thay tã cho trẻ thường xuyên, nhất là sau khi tã bị bẩn, ướt.

5.5. Dùng phấn rôm/kem chống hăm

Trước khi dùng thuốc bôi hay kem chống hăm, tốt nhất mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để chọn được sản phẩm an toàn, phù hợp, không kích ứng da. Phấn rôm cũng là một phương án để cải thiện tình trạng hăm da ở trẻ em.

5.6. Chọn mua tã bỉm tốt

Lựa chọn những loại tã bỉm có thành phần an toàn, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng sẽ thích hợp nếu bé sở hữu làn da nhạy cảm. Có thể tham khảo những sản phẩm đến từ những thương hiệu lớn để yên tâm hơn.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm?” cũng như những bí quyết để cải thiện tình trạng hăm da ở trẻ. Hy vọng những chia sẻ mà Vua Nệm gửi gắm sẽ giúp các mẹ có phương pháp chăm sóc trẻ tốt hơn!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM