Bỉm có hạn sử dụng không? Một số tác hại khi dùng bỉm hết hạn

CẬP NHẬT 07/10/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Bỉm tã cho bé là một sản phẩm không thể thiếu với trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn thắc mắc về việc bỉm có hạn sử dụng không cũng như tác hại khi cho trẻ dùng bỉm hết hạn. Trong bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ lần lượt giải đáp từng câu hỏi nhé!

1. Cấu tạo của bỉm

Trước tiên, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của bỉm. Với cơ chế hoạt động an toàn, hiệu quả với bé, cấu tạo của sản phẩm bỉm tã cũng cực kỳ được chú trọng.

1.1. Lớp bề mặt 

Lớp bề mặt tã là nơi da bé trực tiếp tiếp xúc khi dùng. Những loại tã có bề mặt bằng bông sẽ đem lại cho bé sự mềm mịn, thông thoáng, không đau rát nhưng lại có nhược điểm là dễ thấm ngược. Trong khi đó, những loại tã có bề mặt làm từ vải không dệt tuy không êm ái bằng loại bông nhưng lại có khả năng thấm hút tốt hơn, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

1.2. Lõi thấm hút

So với những loại tã vải thì tã giấy có lõi thấm hút khác biệt nhất. Thông thường, tã giấy sẽ bao gồm hạt thấm hút, bột giấy và bông đều giúp thấm hút chất thải. Căn cứ vào số lượng hạt thấm hút và chất lượng bông để bố mẹ biết được tã giấy đó có tốt hay không. Những chiếc tã có hạt thấm hút nhiều sẽ giữ cho mông bé luôn được khô thoáng.

cấu tạo của bỉm
Bỉm của bé được cấu tạo từ nhiều thành phần an toàn

1.3. Lớp đáy thoát ẩm, chống thấm nước

Hiện nay, đa phần các loại tã đều trang bị một lớp chống thấm nước ở lớp vỏ ngoài cùng. Lớp này thường được làm từ những chất liệu đặc trưng plastic. Mặt khác, những loại tã cao cấp còn được thiết kế thêm màng đáy có khả năng thoát hơi ẩm, đem lại sự dễ chịu, thoải mái cho trẻ khi mang tã.

1.4. Một số bộ phận khác

Ngoài những bộ phận chính kể trên, tã giấy còn có thêm một vài bộ phận phụ khác chẳng hạn như vách chống tràn, đai thun, đai dán,… Những bộ phận này giúp cho tã ôm sát vào cơ thể bé hơn, hạn chế xô lệch, giúp trẻ thoải mái hơn khi vận động.

2. Bỉm có hạn sử dụng không?

Sau khi tìm hiểu về cấu tạo của các loại bỉm tã, chúng ta cùng phân tích thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh ngày nay rằng bỉm có hạn sử dụng không. Với đặc tính là một sản phẩm được làm bằng giấy, nên về mặt kỹ thuật thì bỉm sẽ không hết hạn sử dụng. Dẫu vậy, đa số các nhà sản xuất đều khuyến cáo bố mẹ nên dùng bỉm trong vòng 2 năm kể từ ngày mua, để tránh việc sản phẩm mất tác dụng và bắt đầu có những dấu hiệu hư hỏng. 

bỉm có hết hạn sử dụng không
Nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng bỉm trong vòng 2 năm từ lúc mua

3. Một số tác hại khi dùng bỉm hết hạn

Như đã nói ở trên thì mặc dù bỉm không hết hạn sử dụng, nhưng nếu để quá 2 năm thì bỉm sẽ bắt đầu hư hỏng và có thể gây ảnh hưởng không tốt lên bé. Hầu hết trên bao bì của bỉm đều sẽ có ngày sản xuất, nên bố mẹ chỉ cần cộng thêm 2 năm là biết ngay ngày quá hạn sử dụng. Ngoài ra, để nhận biết bỉm bị cũ, bố mẹ có thể tham khảo những mẹo dưới đây:

3.1. Màu sắc thay đổi

Thông thường, bỉm của trẻ sẽ có màu trắng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá lâu với không khí và ánh sáng mặt trời có thể khiến bỉm của bé bị oxy hóa và bắt đầu có hiện tượng ngả vàng. Chính vì vậy, khi bố mẹ quan sát bằng mắt thường và thấy bỉm bắt đầu thay đổi màu, thì có thể kết luận rằng chúng đã cũ, và tốt hơn hết là không nên cho bé sử dụng nữa.

3.2. Bỉm kém đàn hồi hơn và dễ bị rò rỉ

Lớp trong và lớp ngoài của bỉm sẽ được kết dính lại với nhau thông qua một lớp keo polyme siêu hấp thụ hoặc chất dính kết nhựa. Tuy nhiên, về lâu dài, lớp keo này dần mất tác dụng, khiến cho mặt trước và sau của bỉm không còn liên kết chặt chẽ lại với nhau. Điều này sẽ khiến cho bé khó chịu, quấy khóc, nghiêm trọng hơn có thể gây ra một số bệnh về da liễu. 

tác hại khi dùng bỉm hết hạn
Khi bỉm hết hạn, lớp keo có thể mất tác dụng, không còn kết dính

3.3. Khả năng hấp thụ kém hơn

Lớp bên trong của bỉm thường chứa bông, cùng với một số hạt có khả năng hút chất ẩm hiệu quả. Tuy nhiên, không khí có thể làm cho hạt hút lấy chất ẩm này mất hết tác dụng, nếu bạn để bỉm quá lâu mà không dùng. Khi đó, chất thải có thể bị rò rỉ bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với làn da mỏng manh của bé, khiến bé bị hăm, mẩn ngứa, viêm nhiễm.

3.4. Không còn ôm sát cơ thể bé

Những loại bỉm mới có khả năng ôm sát cơ thể bé hơn. Từ đó, giúp cho việc sử dụng bỉm đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, độ co giãn của bỉm sẽ bị hạn chế, dễ xảy ra hiện tượng chảy xệ và không còn ôm sát với cơ thể bé nữa, nếu bạn dùng các loại bỉm cũ.  

4. Cách xem hạn sử dụng của bỉm

Để biết bỉm có hạn sử dụng không, ngoài việc hỏi nhân viên tư vấn trong lúc mua thì bố mẹ cũng có thể tự tìm kiếm thông tin ngay trên sản phẩm. Thông thường, sẽ có sự khác nhau trong thông tin liên quan đến hạn sử dụng, lô sản xuất in trên bao bì sản phẩm của mỗi hãng. Chẳng hạn như tã lót Bobby được quy định thời hạn sử dụng cụ thể là 4 năm tính từ ngày sản xuất. Những thông tin này sẽ được in ở trên bao bì, gần với phần “Hướng dẫn sử dụng”. Bố mẹ cũng có thể kiểm tra gần mép bao bì xem có in date sản phẩm hay không.

Đối với những loại tã không cung cấp rõ những thông tin trên thì hạn sử dụng mặc định thường là 2 năm. Vì thế, bố mẹ có thể tìm thông tin trực tiếp ở trên bao bì hoặc dùng trong vòng 2 năm tính từ khi sản xuất. 

cách xem hạn sử dụng của bỉm
Hạn sử dụng thường là 2 đến 3 năm kể từ ngày mua

5. Hướng dẫn cách bảo quản bỉm để sử dụng lâu dài

Nhiều bố mẹ thường có thói quen mua cùng lúc nhiều bỉm tã cho bé để tiết kiệm phần nào thời gian, công sức. Tuy nhiên lúc này lại nảy sinh tình trạng bố mẹ không biết làm sao bảo quản bỉm để có thể sử dụng lâu dài. Dưới đây là một số bí quyết mà Vua Nệm muốn chia sẻ:

  • Tã là món đồ chỉ sử dụng một lần, vì vậy cần được bảo quản tại những vị trí thoáng mát, khô ráo, hạn chế ánh nắng mặt trời cũng như những nơi ẩm ướt để không làm giảm đi chất lượng của tã.
  • Để tã được sử dụng lâu dài hơn thì bạn nên bảo quản nó trong trong phòng có nhiệt độ thấp hơn 29 độ C.
  • Một mẹo nhỏ là bố mẹ có thể dùng máy hút chân không để hút không khí trong tã. Lúc này, tã sẽ được bảo quản lâu hơn.
  • Khi chọn mua sản phẩm, bố mẹ nên đọc kỹ những thông tin liên quan đến hạn sử dụng được in ở trên bao bì sản phẩm trước khi mua. Đặc biệt, tránh tình trạng tích trữ quá nhiều tã vì sẽ rất lãng phí nếu không sử dụng hết. 

Trên đây là những giải đáp về cho thắc mắc bỉm có hạn sử dụng không cũng như những tác hại có thể xảy ra khi cho bé dùng bỉm, tã hết hạn. Hy vọng những thông tin mà Vua Nệm vừa cung cấp sẽ giúp bố mẹ đảm bảo chất lượng tã cho bé. Có như vậy, bé yêu mới thỏa sức khám phá, vui chơi trong những cột mốc đầu tiên của cuộc đời!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM