Vệ sinh tai cho bé tưởng chừng như là 1 nhiệm vụ đơn giản nhưng thực tế có không ít ba mẹ cảm thấy căng thẳng khi làm điều này. Phần lớn là do tâm lý sợ lấy không đúng cách gây đau cho bé yêu, thậm chí gây viêm tai hay ảnh hưởng tới thính lực của bé. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh đúng cách theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa.
Nội Dung Chính
1. Vì sao cha mẹ cần vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh?
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt chưa hoàn thiện. Vì vậy, bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài rất dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây nhiễm trùng. Nếu không vệ sinh kỹ cho bé mỗi ngày thì rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé yêu.Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh về tai cao.
Thông thường, khi vệ sinh tắm rửa cho bé sơ sinh, ba mẹ vô tình bỏ qua những chi tiết nhỏ như việc vệ sinh tai cho bé. Theo các bác sĩ nhi khoa, tai là cơ quan tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, dễ tạo thành môi trường lý tưởng cho các loại nấm khuẩn gây hại cho bé. Chính vì thế, tốt nhất là ba mẹ nên tìm hiểu về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh cũng như tần suất phù hợp. Lý tưởng nhất là vệ sinh vùng tai đều đặn hàng ngày cho bé.
Việc vệ sinh tai cho trẻ cần thật cẩn thận, tránh để ráy tai hình thành quá nhiều, từ đó ngăn ngừa tối đa ảnh hưởng tới thính giác. Tuy vậy, ba mẹ không nên lấy ráy tai cho trẻ hàng ngày. Nguyên nhân do ráy tai là chất nhầy tự sinh ra trong ống tai, nó thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai.
Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ ống tai sạch sẽ, ngăn ngừa sự xâm nhập của bụi bẩn,.. Nếu lấy ráy tai thường xuyên, sẽ khiến tai trẻ vô tình mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên. Ba mẹ chỉ nên vệ sinh phía bên ngoài tai để đảm bảo tai bé luôn sạch sẽ, khô ráo. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng không nên ngoáy tai cho bé hàng ngày nhé!
2. Vai trò của ráy tai
Mặc dù ráy tai có rất nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nhiều người thường cho rằng đây là chất bẩn, khiến cho vùng tai mất vệ sinh và có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng tai. Chính vì thế mà dẫn đến việc chăm sóc vệ sinh tai sai cách. Một số lợi ích khác của ráy tai là:
- Ráy tai đóng vai trò như 1 chất sấp bảo vệ tự nhiên của ống tai, giúp chống nhiễm trùng và làm ấm tai.
- Ráy tai giúp bôi trơn cho ống tai để thực hiện nhiệm vụ bắt giữ bụi bặm, vi khuẩn và các con vi trùng nhỏ khi chúng cố gắng xâm nhập vào ống tai. Từ đó giữ môi trường sạch sẽ cho khu vực này.
- Thực tế, ráy tai hoàn toàn có thể tự rơi ra ngoài mà không cần chúng ta tác động đến. Qua cử động nhau của xương hàm thì các lông mao trong ống tai sẽ thực hiện các chuyển động nhẹ nhàng hướng từ trong ra ngoài, từ đó đẩy các khối ráy ra ngoài gần lỗ tai. Khi này, ráy tai sẽ khô hơn và bong ra khỏi tai.
Khi thực hiện lấy rai cho bé hoặc ngoáy tai, nếu không biết cách, có thể làm cho ráy đo sâu hơn bên trong gây ù hoặc tắc nghẽn lỗ tai. Chưa kể nguy cơ vật dụng lấy ráy có thể gây tổn thương tai.
3. Ráy tai có gây nguy hiểm cho bé không?
Ráy tai có thể gây nguy hiểm cho bé khi rơi vào trong 3 trường hợp này:
- Trường hợp 1: Ráy tai tích tụ quá nhiều, gây khó khăn cho việc quan sát ống tai, màng nhĩ,
- Trường hợp 2: Ráy tai gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai người, khiến cho thính lực trẻ bị giảm hoặc có tiếng ù khó chịu. Cảm giác giảm thính lực hoặc tắc nghẽn này rõ ràng nhất khi trẻ tắm hoặc đi bơi di nút ráy tai gặp nước sẽ trương to lên.
- Trường hợp 3: Nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ khiến trẻ mất khả năng nghe tạm thời. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu có thể khiến bé chậm nói.
Trong các trường hợp trên, ba mẹ đều cần cho bé đến thăm khám và được hỗ trợ điều trị nhanh chóng. Thông thường bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy ráy tai cho bé để loại bỏ ráy tai. Trường ráy tai quá khô, cứng, khó lấy, dễ gây chảy máu thì phương án là ba mẹ sẽ làm mềm ráy tai tại nhà trước rồi cho trẻ đến thăm khám lại.
4. Cách lấy ráy tai cho bé không đau
Ba mẹ tuyệt đối không dùng các vật sắc nhọn như móng tay, tăm bông để lấy ráy tai cho bé yêu. Bác sĩ nhi khoa cho biết phương pháp có thể khiến ráy đi sâu vào bên trong ống tai, ảnh hưởng đến màng nhĩ bên trong tai và khiến bé bị đau.
Nếu tai bé đang bị trầy xước hoặc bé đang mắc chứng viêm tai giữa, ba mẹ càng không nên dùng bông ráy tai hay bất kỳ dụng cụ lấy ráy tai nào vì nó có thể gây đau, thậm chí ảnh hưởng tới thính giác của bé.
Sau đây là cách để lấy ráy tai cho không đau, an toàn:
Ba mẹ dùng 1 chiếc khăn bông mỏng, mềm. Thấm nhẹ xung quanh vành tai bé sau đó xoắn nhẹ 1 góc của chiếc khăn và từ từ đưa sâu vào bên trong tai, tiếp tục động tác xoăn khăn lại. Khi này ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn mà rơi ra ngoài. Lợi ích của việc dùng khăn là do tính chất mềm mại của khăn sẽ không làm hại đến ống tai của bé mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch.
Với trường hợp ráy tai nhiều và khó lấy, ba mẹ cần làm mềm ráy tai trước bằng dung dịch nước oxy già, rồi thực hiện theo 5 bước sau:
- Bước 1: Mẹ đặt bé nằm nghiêng sao cho phần tai cần vệ sinh nằm ở phía trên. Để bé không quấy khóc, mẹ có thể bật tivi, đọc truyện cho bé nghe.
- Bước 2: Mẹ dùng bơm tiêm nhựa không kim hút hỗn hợp làm mềm ráy tai sau đó nhỏ hỗn hợp này vào tai cho đến khi ngập ống tai ngoài, từ 5-10 giọt là đủ.
- Bước 3: Mẹ nhỏ từ từ, từng giọt 1 để mỗi giọt có thể đi sâu vào trong và làm mềm ráy tai.
- Bước 4: Mẹ giữ bé nằm yên trong 5 phút. Nếu trẻ quấy khóc, khó chịu thì có thể kết thúc trong thời gian ngắn hơn.
- Bước 5: Nghiêng đầu bé theo hướng ngược lại để các giọt thuốc chảy ra ngoài. Lặp lại động tác này 1 lần mỗi ngày trong vòng 3-5 ngày.
Vào ngày cuối cùng, mẹ đã có thể tiến hành rửa tai cho bé.
Khi này, mẹ đặt bé ngồi thẳng, nghiêng đầu vào bồn rửa tay hay chậu nước, sau đó dùng bơm tiêm nhựa không kim để bơm nhẹ 1 chút nước ấm vào tai con. Nước đủ ấm, không quá nóng hoặc lạnh. Những ráy tai sẽ từ từ trôi ra ngoài.
Nếu ráy tai chưa rã nhiều thì mẹ có thể tiếp tục nhỏ tai cho con thêm 1 vài ngày nữa cho tới khi chùn ra hết và đẩy được hoàn toàn ra khỏi ống tai.
Nếu ráy tai mềm đi nhưng chưa rã ra và vẫn còn nằm trong ống tai thì ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tiến hành lấy/hút ráy tai ra ngoài mà không khiến bé bị đau rát hay đẩy ráy tai vào sâu bên trong.
XEM THÊM:
- Bạn đã biết gì về cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh?
- Có nên tắm lá cho trẻ? Top 10 các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, dịu nhẹ
- Trẻ sơ sinh nằm nệm được không? Làm thế nào để chọn được nệm phù hợp nhất?
Trên đây là những chia sẻ về cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn. Nhìn chung, các bậc phụ huynh không nhất thiết lấy ráy tai cho bé quá thường xuyên. Trường hợp tai bé bị bịt kín bởi ráy tai khô cứng hoặc có hiện tượng chảy mủ, có mùi hôi khí chịu kèm dịch chảy ra ngoài khiến con đau nhức, kéo tai hoặc khóc, ba mẹ nên nhanh chóng cho con thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/parenting/how-to-clean-baby-ears