Mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày chính là khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, sau khi sinh ra, quá trình chăm sóc con yêu cũng phần nào khiến ông bà cha mẹ cực kỳ lo lắng vì không biết phải làm sao cho đúng.
Cơ thể trẻ sơ sinh, đặc biệt là làn da, rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc kỹ. Trong bài viết hôm nay, Vua Nệm gửi tới gia đình có con nhỏ những lời khuyên bổ ích để có thêm cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh.
Nội Dung Chính
1. Da trẻ sơ sinh cần được bảo vệ
Để chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh được tốt nhất, trước hết chúng ta phải hiểu rõ một số đặc điểm chính sau:
- Da của trẻ sơ sinh rất mỏng: Quan sát da trẻ bằng mắt thường chúng ta hoàn toàn có thể thấy được những mạch máu nằm ngay bên dưới, đó là bởi da trẻ sơ sinh thường chỉ mỏng bằng 1/5 da người trưởng thành. Vì da mỏng như vậy, cộng thêm cấu trúc da chưa hoàn thiện nên da của trẻ mới sinh rất dễ bị dị ứng và tổn thương.
- Da trẻ sơ sinh thường đỏ và nhăn nheo: Giải thích theo khoa học là vì lúc này da trẻ sơ sinh chưa có lớp mỡ tích lũy bên dưới nên tạm thời chưa thể căng mọng được. Tuy nhiên, ba mẹ của trẻ cũng đừng quá lo lắng, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất và thay bằng một lớp mềm mại chỉ sau vài tuần.
- Có nhiều lớp da mỏng bị bong: Để bảo vệ cơ thể bé khỏi phần nước ối khi còn trong bụng mẹ, da trẻ sơ sinh sẽ được bao bọc bởi một lớp màng màu trắng và dần bong ra nhờ quá trình cọ xát sau khi cháu chào đời.
- Làn da trẻ sơ sinh có nhiều lông: Trên thực tế, lông đã có sẵn khi em bé còn ở trong bụng mẹ, có bé sẽ rụng hết trước khi chào đời, có bé sẽ vẫn giữ nguyên rồi biến mất dần trong giai đoạn phát triển từ 1 đến 4 tuổi.
- Da trẻ sơ sinh mọc nhiều mụn sữa: Mụn sữa thường mọc theo từng vùng chứ không mọc riêng lẻ làm cha mẹ trẻ đôi khi hoang mang. Những mụn này sẽ chẳng hề nguy hiểm cho đến khi quá 3 tháng mà vẫn chưa biến mất, lúc này phụ huynh hãy đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra ngay nhé.
Những biểu hiện như da nhăn nheo, mụn sữa, mỏng lộ mạch máu,… đều bình thường và biến mất sau khoảng thời gian nhất định
2. Những cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh
Làm thế nào để chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh, nói thì dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì lại xuất hiện hàng tá thứ phải lo. Sau đây là một số chỉ dẫn để các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
2.1. Chọn lựa quần áo, chăn ga gối đệm phù hợp
Chất liệu làm nên những vật dụng như quần áo và chăn ga gối đệm là rất quan trọng vì chúng gắn liền và tiếp xúc trực tiếp với làn da của trẻ sơ sinh hằng ngày.
2.1.1. Quần áo
- Chọn thương hiệu uy tín, tuy giá tương đối cao nhưng đây lại là cách an toàn đảm bảo da trẻ được khỏe mạnh.
- Chọn quần áo theo mùa, mùa hè thì dùng chất liệu 100% cotton do nhẹ, thoáng và thấm hút tốt; mùa đông thì chọn thêm vài chiếc áo gile hay áo nỉ để đề phòng con bị nhiễm lạnh.
- Nếu mua quần áo vải cotton thì nên mua lớn hơn 1 size so với cơ thể của bé bởi loại vải này rất dễ co lại sau một thời gian dài sử dụng.
- Tốt nhất nên chọn sản phẩm có màu trắng để đảm bảo không có chất nhuộm màu gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ.
2.1.2. Chăn ga gối đệm
Đối với chăn ga, bạn nên chọn loại làm từ 100% cotton hay tơ tằm vì chúng sờ vào cảm giác rất mềm mượt, khi trẻ vận động cũng không làm làn da bị cọ xát hay tổn thương quá nhiều.
Sản phẩm gợi ý:
Đối với đệm, độ cứng và chất liệu là hai điểm cần quan tâm nhất. Trong quá trình ngủ, xương của trẻ vẫn không ngừng phát triển, do đó nếu chọn loại đệm quá mềm dễ làm xương bị cong, nếu quá cứng lại khiến con bị mệt mỏi sau khi ngủ. Vậy đâu là loại nệm tốt cho làn da lẫn cơ thể trẻ sơ sinh?
Sản phẩm gợi ý:
Ngoài ra, để tránh cho trẻ không bị nóng và dẫn đến bị rôm sảy, bố mẹ nên cân nhắc mua thêm Chiếu cao su điều hòa Doona Pachira – 1266 hay Chiếu điều hòa 3D Amando – 1057 để giúp làn da nhạy cảm của con thoải mái hơn.
2.2. Chú ý tới độ ẩm trên da bé
Thời tiết khô hanh khiến cho trẻ sơ sinh cảm thấy bức rức và chỉ khi được tắm mới dễ chịu hơn. Tuy vậy, việc tắm nhiều vô tình dẫn đến tình trạng da khô và thiếu độ ẩm hay nóng quá làm da mất nước. Mẹ bỉm hãy chú ý quan sát và thoa kem dưỡng cho bé ở những nơi bị khô như tay, chân hay lưng nhé.
Mang bỉm/ tã trong thời gian dài nhưng lại không được vệ sinh thường xuyên dễ làm vùng da này bị nhiễm khuẩn, do đó khi chăm trẻ phải cực kỳ chú ý đến điểm này, rửa sạch với chất tẩy rửa mang thành phần dịu nhẹ.
Bên cạnh đó, việc cho con nằm trước quạt cả ngày hay ở trong phòng máy lạnh thời gian dài cũng khiến làn da trẻ mất đi độ ẩm tự nhiên, chính vì vậy mẹ hãy chia những khung giờ phù hợp để con luân phiên tiếp xúc được không khí ngoài trời, quạt máy và điều hòa nhé.
2.3. Hạn chế chất kích ứng từ môi trường
Tuổi thơ của các em bé có thể nói đều gắn liền với tã, phụ huynh cần chú ý chọn loại phù hợp với cơ địa từng bé, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hơn nữa, phải thay tã thường xuyên, nhất là trong trường hợp tã đã dính nước tiểu hoặc phân.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị dơ, nên dùng các dung dịch tẩy rửa lành tính, đã được kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo là không gây kích ứng hay làm hại gì đến da.
2.4. Hạn chế thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trên da trẻ
Trên da của trẻ sơ sinh từ khi mới sinh ra vốn đã chứa một số chủng vi khuẩn và chúng vô hại cho tới khi da xuất hiện những vết thương hở hay mất đi sự cân bằng pH. Do đó mà phụ huynh luôn cần phải:
- Giữ sạch cuống rốn cũng như vết thương hở của bé, tốt nhất là không nên để các vết thương ấy xuất hiện.
- Sản phẩm sữa tắm hay kem dưỡng phải thật sự lành tính, dịu nhẹ, chỉ dành riêng cho da của trẻ sơ sinh và có khả năng cân bằng độ pH.
2.5. Chống nắng
Làn da ở độ tuổi nào cũng cần chống nắng chứ không riêng gì em bé mới sinh. Lựa chọn kem chống nắng phù hợp để da của trẻ sơ sinh có một lớp bảo vệ hoàn hảo. Ngoài ra, không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ khoảng 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Tuy nhiên, ngày nay do biến đổi khí hậu nên ba mẹ của trẻ có thể cân nhắc điều chỉnh khoảng thời gian này sớm hoặc muộn hơn.
Lời kết
Chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh chưa bao giờ là việc dễ dàng, tuy nhiên Vua Nệm tin rằng với tình yêu thương bao la, bố và mẹ bỉm sữa sẽ luôn tìm ra cách, nhất là khi đã có sự hỗ trợ từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Nguồn:
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/luu-y-khi-cham-soc-da-cho-tre-so-sinh-ngay-sau-khi-sinh/
- https://vuanem.com/blog/top-nem-cao-su-cho-be-so-sinh.html