Chiếc gối là một trong những vật dụng quan trọng nhưng ít ai trong chúng ta quan tâm đến chúng. Gối là thứ chúng ta thường xuyên dùng hàng ngày, chọn gối sai và không biết cách vệ sinh gối, giặt gối không chỉ khiến ta bớt ngon giấc mà lâu dần còn có thể làm trầm trọng hơn một số vấn đề về sức khỏe (đau lưng, đau cổ, đau vai, tê tay…). Trong bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn, vệ sinh gối sao cho đúng cách nhé!
Nội Dung Chính
1. Chọn gối thế nào cho đúng?
Để có một giấc ngủ thật ngon, chuẩn bị cho một ngày mới thật tràn đầy năng lượng, hãy chú ý hơn đến chiếc gối của mình. Nhưng chọn thế nào cho chuẩn đây, bạn hãy cùng Vua Nệm tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhé:
1.1. Chọn gối theo dáng nằm
Chiếc gối sẽ giữ cho đầu bạn (khá nặng đấy) ở đúng tư thế khi bạn ngủ – tức sẽ vuông góc trên vai bạn, không bị ngật hẳn về sau và cũng không bị gập về trước – và hỗ trợ giữ những đường cong tự nhiên của cột sống của bạn một cách tốt nhất. Vậy nên với mỗi dáng nằm khác nhau thì lại có một tiêu chuẩn về gối khác nhau.
Tất nhiên có nhiều người khi ngủ cứ quay ngang quay dọc chứ không nằm hẳn một tư thế nào; bạn cũng thế ư, hãy xác định xem bạn thường nằm ở tư thế nào và cảm thấy thoải mái ở tư thế nào nhất để tiếp tục cùng chúng tôi chọn gối ngủ nhé:
1.1.1. Tư thế nằm nghiêng
Vậy bạn sẽ cần một chiếc gối ngủ đầy đặn một chút để bảo đảm bù đắp được khoảng trống từ tai bạn xuống giường. Tuy nhiên nếu gối quá cứng và cao, đầu bạn sẽ bị đẩy lên, gây khó chịu cho cổ và đau đầu. Ngoài ra, nếu bạn ngủ nằm nghiêng, một số chuyên gia cũng khuyên bạn nên có thêm một chiếc gối kê giữa 2 đầu gối để có lợi hơn cho cột sống.
1.1.2. Tư thế nằm ngửa
Nếu nằm ngửa, bạn cần một chiếc gối ngủ mỏng hơn để đầu không bị nâng lên cao quá; và tốt nhất là gối có thể lõm xuống (tính từ khoảng 1/3 chiếc gối, phần bên dưới cổ của bạn) để làm một vùng đệm thật tốt.
1.1.3. Tư thế nằm sấp
Tư thế ngủ như thế này không được khuyến khích vì có thể khiến đường thở của bạn bị cản trở, dễ đau cổ, phần lưng dưới phải chịu nhiều áp lực… Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà bạn phải nằm sấp thì hãy chọn gối ngủ cực thấp, chỉ cần đủ để nâng đầu bạn lên một chút và thẳng với cột sống. Bạn cũng nên có một chiếc gối mỏng dưới bụng để tránh bị đau lưng dưới.
1.2. Chọn gối theo giường
Độ mềm – cứng của nệm giường ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn gối của bạn. Độ dày dặn của gối ngủ tỷ lệ với độ cứng của tấm nệm, bởi những tấm nệm mềm có xu hướng khiến cơ thể bạn bị lún xuống, do đó, để có được sự cân bằng, bạn cần “trừ hao”, chọn cho mình một chiếc gối mỏng và thấp hơn.
1.3. Chọn gối theo chất liệu
Phần lớn gối được nhồi bằng chất liệu tổng hợp dễ giặt rửa và có thể hỗ trợ cho hầu hết các nhu cầu được nâng đỡ đầu và cổ khi ngủ của mọi người. Ngoài ra còn có các loại gối nhồi bông, gối len, gối nước, gối hạt đậu, gối lông mềm mại và sang trọng hơn (nhưng cũng dễ gây dị ứng hơn)… Mỗi loại gối có một mức giá khác nhau, bạn có thể dựa vào đó và sở thích của mình để lựa chọn.
2. Giữ vệ sinh gối ngủ hiệu quả
Bạn có biết rằng đến một thời điểm nào đó, chiếc gối của bạn sẽ tăng thêm 50% trọng lượng (đến từ các lớp da chết, mồ hôi, nấm mốc, bụi, vi khuẩn…). Chắc chắn việc đêm đêm áp má kề vai trên đó sẽ không tốt cho cả làn da và hệ hô hấp của bạn. Vậy nên hầu hết các nhà sản xuất khuyên bạn nên sử dụng hai lớp vỏ gối và thay chúng mỗi tuần.
Ruột gối có giặt được không? Câu trả lời là có. Tuy vậy, bạn hãy tham khảo cách vệ sinh gối đúng cách sau đây để giữ độ bền tốt nhất cho sản phẩm:
Bước 1: Đổ nước ấm ấm vào bồn hoặc chậu, hòa xà phòng loại dịu nhẹ để giặt gối;
Bước 2: Cho gối vào, ngâm ngập và để khoảng 30 phút;
Bước 3: Bạn đừng vò mà hãy dập dập gối vài lần để làm sạch các chất bẩn bên trong;
Bước 4: Xả xà phòng đi, thay nước sạch vào và tiếp tục dập xả thêm khoảng 3 lần nước để sạch hẳn xà phòng;
Bước 5: Vắt nhẹ rồi đặt gối lên một chiếc khăn tắm lớn và quấn lại cho ráo bớt nước trước khi để lên giá phơi hoặc sấy khô
Bên cạnh lưu ý về cách vệ sinh gối, có một điều nữa cũng không kém quan trọng: chiếc gối cần được phơi ít nhất 1-2 ngày để khô hoàn toàn nếu không muốn lợi bất cập hại bởi chiếc gối còn ẩm bên trong sẽ vừa tạo môi trường cho vi khuẩn và mốc sinh sôi, vừa tạo ra những mùi khó chịu. Sau khi đã vệ sinh gối xong, để chiếc gối ngủ được bông phồng trở lại, bạn có thể tranh thủ luyện tập thể thao một chút bằng cách lấy vợt đập vài lần lúc phơi hoặc cho thêm 1-2 quả bóng tennis vào lồng sấy cùng với chiếc gối.
Bên cạnh cách vệ sinh gối, vệ sinh gối, có 1 điều khác nữa về chiếc gối mà chúng ta cũng thường không để ý, đó là gối ngủ không phải loại tài sản dùng cả đời. Một chiếc gối cũ không chỉ tích tụ thêm rất nhiều vi khuẩn trên đó mà còn đã dần mất đi khả năng nâng đỡ cho giấc ngủ của bạn rồi. Vậy, bao lâu nên thay ruột gối 1 lần? Bạn nên thay gối khi cảm thấy khó chịu, khi nó đã méo mó xộc xệch, khi đã sử dụng quá 2 năm…
Trong trường hợp bạn không nhớ rõ “tuổi thọ” gối của mình thì hãy thử cách sau: gấp đôi chiếc gối lại (nếu bạn dùng gối lông vũ thì có thêm 1 bước nữa là ép không khí ra hết mức có thể) và đặt lên đó một vật có khối lượng tương đương 1 chiếc giày. Nếu chiếc gối tự bung ra, làm bật chiếc giày đi được thì còn tốt, còn nếu không thì đã đến lúc các bạn nên chia tay nhau rồi.
KẾT LUẬN
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đem đến cho bạn nhiều thông tin tham khảo về kinh nghiệm chọn gối, cách giặt và vệ sinh gối đúng cách bạn luôn sở hữu những chiếc gối thoải mái nhất !