Golf Course là gì? Hướng dẫn cách phân loại sao cho phù hợp nhất!

CẬP NHẬT 22/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Golf Course là một thuật ngữ hết sức phổ biến với những người chơi Golf. Đây là một bộ môn thể thao quý tộc với các cách chơi và luật chơi riêng biệt. Vậy Golf Course là gì, bao gồm mấy loại phổ biến. Để tìm hiểu chi tiết về các loại Golf Course, mời bạn hãy theo dõi tại đây nhé!

1. Định nghĩa Golf Course là gì?

Golf course còn có một tên gọi khác là Golf-link, đây chính là nơi diễn ra các trận thi golf của hội đồng tổ chức. Thông thường, các khu đất được xây dựng thành một sân Golf sẽ có quy mô khoảng 9 hố, 18 hố, 36 hố hoặc 72 hố.

Đồng thời, một Golf course còn bao gồm nhiều thành phần chính, chẳng hạn như tee box, green, fairway, hazard và rough. Tuy mỗi thành phần thường sẽ có một đặc điểm và nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều được thiết kế nhằm gia tăng tính trải nghiệm, mang lại sự thử thách cho các trận đấu nhằm với mục đích chinh phục được người chơi.

golf course
Golf Course là gì? Làm sao để có thể phân biệt được các loại Golf Course

Thông thường, để tạo nên độ khó thì mỗi sân Golf sẽ bố trí, sắp xếp xen kẽ các địa hình khác nhau. Những địa hình đó có thể là vùng đất rộng, bụi cỏ, bụi cây. Tuy nhiên, chúng cũng cần được đảm bảo sẽ thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế gồm 18 hố tiêu chuẩn. Nếu như sân Golf có quy mô nhỏ, chỉ trong 9 hố thì người dùng phải đánh 2 vòng mới đủ 18 hố tiêu chuẩn.

2. Hướng dẫn cách phân loại Golf Course phù hợp

Theo luật Golf thì sân Golf thường sẽ được chia thành 3 loại chủ yếu bao gồm quyền hạn tham gia, loại hình sân, kích thước và độ dài của sân, cụ thể như sau:

2.1. Cách phân loại Golf Course dựa trên quyền hạn tham gia

Dựa vào quyền hạn tham gia của người chơi Golf thì Golf Course sẽ bao gồm hai loại chính là sân golf Publics và Semi – Private and resort:

  • Sân golf Publics: Đây là sân Golf dành cho cả người đến tham quan lẫn thi đấu. Thông thường, loại sân này không tính phí thành viên mà chỉ tính phí người chơi trên sân cỏ. Diện tích của sân cũng khá lớn, đủ để nhiều người có thể tham gia cùng lúc. Hiện nay, một số sân golf publics đã cho phép các golfer đăng ký hội viên để nhận được nhiều ưu đãi.
  • Sân Semi – Private and resort: Đây là sân Golf kết hợp giữ khu nghỉ dưỡng và sân Golf nhằm phục vụ các golfer có thu nhập cao. Để đến sân golf này, các hội viên thường phải bỏ ra một số tiền khá lớn để mua thẻ thành viên VIP nhằm đảm bảo quyền riêng tư tuyệt đối. Tuy nhiên, một số sân Golf theo loại hình này vẫn mở cửa đón khách vãng lai nên bạn có thể booking để trải nghiệm.
phân loại golf course
Hướng dẫn cách thức phân loại Golf Course dựa trên quyền hạn tham gia

2.2. Cách phân loại Golf Course dựa trên địa hình

Hiện nay, Sân Golf được phân chia theo địa hình cũng rất phổ biến, giúp cho người chơi có thể dễ dàng chọn lựa loại sân phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích của mình, bao gồm:

  • Links course: Đây chính là loại sân Golf gò cát hay sân Golf bãi biển
  • Parkland course: Đây được biết đến là một loại công viên sân Golf 
  • Health-land course: Đây chính là loại sân Golf cổ
  • Desert course: Loại sân Golf này chính là sân Golf sa mạc
  • Resort course: Đây chính là loại sân Golf nghỉ dưỡng.

2.3. Cách phân loại Golf Course dựa trên kích thước, độ dài sân

Dựa vào từng kích thước, độ dài khác nhau mà golf course sẽ được chia thành các loại sân khác nhau, bao gồm:

  • Sân golf 18 hố: Đây chính là loại sân Golf theo tiêu chuẩn, được sử dụng rộng rãi trong các giải đấu. Thông thường, chiều dài của loại sân này sẽ phụ thuộc vào các hố, bao gồm hố par 3, par 4 và par 5 với chiều dài mỗi hố khoảng 5200 yards, par 66.
  • Sân Golf 9 hố: Đây là một loại sân Golf có quy mô nhỏ nhưng vẫn có đầy đủ các dạng hố theo tiêu chuẩn par 3, par 4, par 5 tương ứng với số chiều dài theo quy định.
  • Sân Golf thực hành: Loại sân này thường được thiết kế với quy mô tương tự như sân Golf 9 hố nhưng sẽ có số lượng hố Golf par 3 nhiều hơn so với par 4 và par 5.
  • Sân golf par 3: Là loại sân được thiết kế tương tự so với sân Golf 9 hố, đồng thời cũng có nhiều hố Golf chuẩn par 3 hơn. Do đó, loại sân này rất thích hợp cho những ai đang trong quá trình luyện tập kỹ thuật chơi Golf.
  • Sân Golf tiếp cận: Đây là loại sân Golf có thiết kế tương tự với sân Golf Par 3 nhưng các hố trong sân thường có độ ngắn hơn. Do đó, loại sân này rất thích hợp để các golfer tập luyện chipping hay pitching.
cách phân loại golf course
Bật mí cách thức phân loại Golf Course dựa trên độ dài của sân

3. Tổng hợp những thành phần cơ bản của một golf course

Dưới đây là tổng hợp các thành phần phổ biến của một golf course, bạn hãy cùng theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

3.1. Thành phần Tee box

Tee box là loại sân Golf thường có địa hình bằng phẳng, được trồng chủ yếu từ cỏ mềm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các Golfer. Đồng thời, cỏ mềm cũng không ngăn cản tầm nhìn của các Golfer, giúp cho người chơi Golf có thể đánh những cú xa và chính xác nhất.

Hiện nay, các sân Golf thường sẽ có nhiều Tee Box khác nhau trong cùng một hố Golf nhằm đánh giá các điểm bắt đầu khác nhau. Thông thường, các Golfer sẽ phát bóng từ vị trí giữa hai điểm được đánh dấu từ tee golf đến mặt sau của Marker.

3.2. Thành phần Fairway

Fairway chính là một khoảng đất dài nằm ở giữa tee box và green với các thảm cỏ được cắt ngắn để người chơi có thể dễ dàng đánh các cú tiếp theo khi bóng bị rơi xuống. Nhờ đó, khi phát hiện bóng từ tee box thì mục tiêu của các Golfer chính là đánh xuống fairway.

3.3. Thành phần Green

Green chính là điểm đến mà các Golfer thường hướng tới bởi vì nơi đây thường chứa các lỗ Golf. Người chơi Golf chỉ cần đưa bóng đến Green và cho bóng vào lỗ để hoàn thành một hố Golf và có thể chuyển sang hố tiếp theo. Thông thường, ở Green sẽ có các khu vực cỏ mềm để bạn thực hiện các cú putt bóng một cách ổn định, không bị cản trở.

thành phần golf course
Thành phần Green, một trong các thành phần phổ biến khi chơi Golf

3.4. Thành phần Rough

Rough chính là các đường line trên fairway, nơi này thường có cỏ mọc cao hơn so với cỏ trên fairway. Do đó, nếu người chơi Golf đánh bóng vào khu vực này thì việc tìm bóng sẽ trở nên vô cùng khó khăn, thử thách. Khu vực này thường được sáng tạo để thách thức các kỹ năng của người chơi, trở thành sở thích của bất kỳ ai đam mê chinh phục thử thách.

3.5. Thành phần Hazards

Hazards chính là thuật ngữ dùng để chỉ các khu vực bẫy, các mối nguy hiểm trên sân, bao gồm hầm, hố cát hay bẫy nước. Hầu hết, các Hazards sẽ được sắp xếp xen kẽ giữa các hố Golf nhằm tạo nên một độ khó nhất định, góp phần tạo ra các thử thách thú vị cho người chơi.

Thông thường, các bẫy cát sẽ được đánh dấu bằng các cọc màu vàng, hồ nước sẽ được đánh dấu bằng các cọc màu đỏ để người chơi có thể dễ dàng quan sát cũng như tính toán đường đi bóng một cách phù hợp.

>> Xem thêm:

Bài viết trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc golf course là gì một cách chi tiết. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu hơn về sân Golf cũng như dễ dàng chọn lựa được một sân Golf phù hợp nhất.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM