Nếu bạn tìm hiểu về các tiết khí trong năm thì chắc hẳn có thể dễ dàng bắt gặp tiết Kinh Trập. Vậy đây là tiết khí như thế nào? Bao giờ diễn ra tiết Kinh Trập và tiết khí này có ý nghĩa gì? Tất cả những vấn đề này đều sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay sau đây!
Nội Dung Chính
1. Tiết Kinh Trập là gì?
Một năm sẽ có tổng cộng 24 tiết khí và Kinh Trập chính là tiết khí đứng thứ 3, xảy ra trước tiết Xuân Phân nhưng sau tiết Vũ Thủy. Khoảng thời gian diễn ra Kinh Trập chính là lúc mà vạn vật đều sinh sôi, nảy nở, phát triển mạnh mẽ do tiết trời ấm áp, thuận lợi. Vào ngày đầu tiên của tiết Kinh Trập Mặt trời nằm ở kinh độ 345 độ.
Kinh Trập là một từ ghép tiếng Hán, dịch nghĩa ra tức là chỉ thời điểm những tiếng sấm xuất hiện giúp cho các loài côn trùng và sâu bọ sinh sôi, phát triển. Vì vậy, cũng có thể hiểu một cách đơn giản rằng Kinh Trập là “sâu nở”.
2. Khi nào diễn ra tiết Kinh Trập?
Mỗi năm, tiết Kinh Trập đều sẽ bắt đầu sau tiết Vũ Thủy và trước tiết Xuân Phân, cụ thể là từ ngày 05/03 hoặc ngày 06/03 cho tới ngày 20/03 hoặc 21/03 Dương lịch. Vào năm 2023 này, ngày bắt đầu Kinh Trập sẽ là 05/03 Dương lịch (chủ nhật), tức 14/02 Âm lịch năm Quý Mão và kết thúc vào ngày 20/03 Dương lịch (thứ hai), tức ngày 29/02 Âm lịch cùng năm.
3. Đặc điểm của tiết Kinh Trập
Bất kỳ một tiết khí nào cũng đều sẽ có đặc điểm nhận diện riêng. Trong 24 tiết khí thì Kinh Trập đứng thứ 3 và rơi vào mùa xuân. Đây là mùa đầu tiên của năm mới, thời điểm lý tưởng để vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc. Các loài động vật sau một kỳ ngủ đông sẽ bắt đầu ra ngoài để tìm kiếm thức ăn và bạn đời. Các loài côn trùng cũng được dịp phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt, bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở khắp nơi, đặc biệt là trên những cánh đồng, thảm cỏ xuất hiện rất nhiều cỏ dại và các loại sâu bọ. Thậm chí, trên gia súc, gia cầm cũng có thể có sự hiện diện của các mầm bệnh.
Ngoài ra, trong thời gian này còn thường xuyên xuất hiện những tiếng sấm chớp. Với con người, đặc biệt là trẻ nhỏ tiếng sấm chớp có thể gây hoảng sợ, giật mình. Thế nhưng, với các loài thực vật như măng vầu tiếng sấm sét lại khiến chúng hình thành nên cơ chế sinh học để thích ứng với môi trường. Cụ thể là nhờ tiếng sấm chớp mà mà các búp măng vầu sẽ trở nên đăng hơn. Như vậy chúng có thể hạn chế được sự tấn công từ các loài sinh vật khác.
Tại Trung Quốc, vào tiết Kinh Trập người ta thường có thói quen ăn lê. Sở dĩ như vậy là bởi khi này mọi người thường có xu hướng cảm thấy trong người bốc hỏa, miệng lưỡi bị khô. Trong khi đó, lê lại là loài cây có tính hàn, nhiều nước và tốt cho sức khỏe, có thể giúp làm ẩm miệng lưỡi và phổi. Ngoài ra, mọi người còn thích mặc quần áo và đeo trang sức có màu đỏ hoặc màu tín để khai vận, cầu may.
4. Ý nghĩa của tiết Kinh Trập
4.1. Với con người
Tiết Kinh Trập có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Đầu tiên, với con người, trong khoảng thời gian diễn ra Kinh Trập, dương khí trong cơ thể sẽ tăng cao. Điều này có ảnh hưởng khá lớn tới tính khí. Thông thường, nếu dương thịnh thì người ta thường cảm thấy nóng trong người, tính tình dễ dàng bực tức, cáu gắt và khó chịu với mọi chuyện mà họ cảm thấy không hài lòng. Cũng vì vậy mà các mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích, cãi vã trong cuộc sống lẫn công việc dễ dàng xảy ra.
4.2. Với tự nhiên
Đối với các quốc gia chủ yếu phát triển về nông nghiệp, ví dụ như Việt Nam thì tiết Kinh Trập có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, vào thời điểm này không khí trở nên dễ chịu hơn, nhiệt độ bắt đầu tăng, không còn cảm giác lạnh giá mà dần trở nên ấm áp hơn. Hơn nữa lại xuất hiện các cơn mưa nhỏ. Vì vậy đất đai trở nên tơi xốp, cây cối được tưới tắm nên sinh sôi nảy nở mạnh.
Các loài cây ăn quả cũng bắt đầu ra hoa và bước vào giai đoạn thụ phấn. Những loài côn trùng phát triển mạnh. Chúng sẽ hỗ trợ cho việc thụ phấn của các loại cây ăn trái. Nhờ vậy mà người nông dân dễ dàng có một mùa màng mới bội thu.
Thế nhưng, cũng cần lưu ý rằng, Kinh Trập là một tiết khí lý tưởng để cho các loài sâu bọ hại cây trồng sinh sôi, nảy nở. Sức sống của chúng rất mãnh liệt, số lượng lại nhiều nên khả năng phá hoại mùa màng cực kỳ dữ dội, kinh khủng. Thêm vào đó, nhiệt độ ấm áp, độ ẩm trong không khí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xuất hiện ở các loài gia súc, gia cầm.
Thế nên người nông dân cần phải chú ý thực hiện đầy đủ công tác diệt trừ sâu bệnh hại và tiêm phòng đầy đủ cho gia súc gia cầm, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
5. Nên làm gì vào tiết Kinh Trập?
5.1. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh
Một trong những công việc quan trọng nhất mà bạn cần làm vào tiết Kinh Trập đó là phòng ngừa và diệt trừ mầm bệnh cũng như sâu bệnh hại trên vật nuôi, hoa màu. Bạn nên dành thời gian phát quang bụi rậm, tổng vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, đảm bảo chuồng khô ráo, thông thoáng để tránh trường hợp dịch bệnh phát sinh. Có thể tiêm vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm nếu cần.
Bên cạnh đó, hãy thường xuyên kiểm tra đồng áng để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại. Có thể áp dụng những phương pháp diệt trừ sâu bệnh hại khoa học, hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn để tránh thiệt hại kinh tế, đảm bảo có một mùa màng bội thu.
5.2. Gieo cấy mùa vụ mới
Các bà con nông dân tại những vùng quê Việt Nam vào tiết Kinh Trập đều tất bật chuẩn bị cho một giai đoạn gieo cấy mùa vụ lúa mới. Cấy lúa vào tiết khí này có thể giúp lúa lớn nhanh, cho năng suất tốt.
5.3. Tế thần Bạch Hổ
Từ xa xưa ông bà ta đã có tục lệ tế thần Bạch Hổ và “đánh kẻ tiểu nhân” vào dịp tiết Kinh Trập. Mục đích là để cầu xin một năm mới gặp nhiều bình an và may mắn, mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Dân gian ta quan niệm rằng, Bạch Hổ, tức Hổ Trắng chính là “vua” của muôn loài. Vị thần này nắm trong tay quyền lực tối cao, có thể cai trị tất cả các loại động vật và côn trùng trong tự nhiên. Vì vậy, nếu thực hiện lễ tế thần Bạch Hổ sẽ nhận được sự bảo vệ và che chở từ thần để có mùa màng bội thôi, cây trái sai quả, vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh. Từ đó người nông dân được cơm no áo ấm, có của dư của để.
Khi làm lễ tế thần Bạch Hổ người ta sẽ dâng thịt lợn lên cúng. Còn với tục “đánh tiểu nhân” thực chất chính là tiêu diệt các loài sâu bọ, công trùng nhỏ gây hại cho cây trái, hoa màu. Tuy nhiên, sau này tục lệ “đánh kẻ tiểu nhân” lại phát triển thành tục đánh đuổi kẻ xấu và cầu phúc cầu an.
Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về tiết Kinh Trập. Có thể thấy đây là tiết khí khá lý tưởng để người nông dân bắt đầu một mùa vụ mới. Tuy nhiên, các công tác như phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh hại cũng cần chuẩn bị đầy đủ.
>>>Xem thêm:
- Tiết Tiểu Thử là gì
- Tiết Mang Chủng là gì?
- Tiết Đại Thử là gì?
- Tiết Tiểu Mãn là gì?
- Tiết cốc vũ là gì?
- Tiết Xử Thử là gì?
- Tiết Bạch Lộ là gì?
- Tiết hàn lộ là gì?
- Tiết Sương Giáng là gì?
- Tiết Đại Tuyết là gì?
- Tiết tiểu Hàn là gì?
- Tiết Đại Hàn là gì?
- Tiết Vũ Thủy là gì?