Lễ tạ đất là gì? Hướng dẫn chi tiết nghi thức cúng lễ tạ đất

CẬP NHẬT 07/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Trong văn hóa cúng kiếng của người Việt không thể nghi thức lễ tạ đất, thường được thực hiện trước thềm năm mới để bày tỏ lòng cảm tạ đến vị thần Thổ Địa đã phù hộ, độ trì gia chủ suốt 1 năm qua. Nếu bạn đang phân vân không biết làm sao để chuẩn bị mâm cúng cũng như thực hiện lễ tạ đất chuẩn nhất thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

1. Lễ tạ đất là gì?

Lễ cúng tạ đất là gì
Lễ cúng tạ đất là 1 nghi thức khi gia chủ thực hiện các công việc liên quan tới đất đai

Lễ cúng tạ đất là 1 nghi thức không thiếu mỗi khi gia chủ thực hiện các công việc liên quan tới đất đai (động thổ) chẳng hạn như xây nhà, chuyển vào nhà mới, đào giếng,… Nhưng thời điểm phổ biến nhất người Việt tiến hành cúng lễ tạ đất là khoảng thời gian đầu năm mới và cuối năm.

Nghi lễ này là để cầu bình an, may mắn cho các thành viên trong gia đình, kính nhớ tổ tiên cũng như bày tỏ lòng thành kính tới vị thần của khu đất hay còn gọi là Thổ Công, Thổ Địa. 

Với mỗi khoảng thời gian cúng khác nhau thì bài văn khấn cúng các lễ vật cúng có sự khác biệt nhất định. 

2. Ý nghĩa của lễ cúng tạ đất 

Lễ cúng tạ đất bày tỏ lòng thành kính, cảm tạ đến các vị Thổ Thần đã gìn giữ trông coi, bảo vệ khu đất mà gia chủ đang sinh sống. Nghi lễ này có nghĩa vô cùng quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt còn là vì: 

  • Dịp để tưởng nhớ ông bà tổ tiên đã khuất trong dòng họ. 
  • Khấn mong mọi việc trong năm mới luôn thuận buồm xuôi gió. 
  • Khấn mong việc khởi công xây dựng diễn ra suôn sẻ, không gặp rắc rối. 

Tuy vậy, lễ tạ đất không phải là 1 tập tục bắt buộc, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền cũng như mong muốn của gia chủ mà tiến hành thực hiện. Ở 1 số vùng, lễ tạ đất thường được gộp chung với các lễ cúng khác. 

Ý nghĩa của lễ cúng tạ đất
Lễ cúng tạ đất bày tỏ lòng thành kính, cảm tạ đến các vị Thổ Thần

3. Khi nào nên làm lễ cúng tạ đất 

Dưới đây là các thời điểm phổ biến nhất để thực hiện lễ cúng tạ đất: 

3.1. Lễ tạ đất cuối năm

Đây là thời điểm nhiều gia đình lựa chọn làm lễ tạ đất để cầu bình an cho năm mới và bày tỏ lòng thành kính với thổ địa. Đối với lễ tạ đất cuối năm, bạn chỉ cần làm 1 lễ nhỏ là được. Thời điểm làm lễ có thể chọn 1 trong 2 khoảng thời gian này: 

  • Ngày tiễn ông Công, ông Táo.
  • Sau ngày rằm tháng Chạp (15/12 âm lịch).
  • Trước ngày tiễn ông Công ông Táo.

Trong lễ tạ đất cuối năm, bạn nên thực hiện phóng sanh, bố thí, tụng kinh sám hối,.. để tạo thêm nhiều phúc đức và hóa giải điềm xấu. 

3.2. Lễ tạ đất đầu năm

Tương tự như thời điểm cuối năm, đầu năm cũng là thời điểm phổ biến nhà nhà thực hiện lễ tạ đất để cúng tạ tổ tiên, thần linh thổ địa. Nhìn chung, các nghi thức và văn khấn lễ tạ đất đầu năm cũng tương tự như trong lễ tạ đất cuối năm.

Về quy mô lễ thì phù thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà quyết định. Tuy vậy, cũng cần chuẩn bị 1 mâm cúng chỉn chu với tấm lòng thành tâm đầy tôn kính. Như vậy, gia chủ sẽ luôn được thần linh phù hộ, chứng giám. 

Khi nào nên làm lễ cúng tạ đất
Đầu năm cũng là thời điểm phổ biến nhà nhà thực hiện lễ tạ đất để cúng tạ tổ tiên

Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện lễ tạ đất đầu năm là dịp cúng rằm Nguyên Tiêu Tháng Giêng. Nghi thức tạ đất thường được làm chung với ngày hóa vàng. Bên cạnh đó, 1 số địa phương sẽ tổ chức lễ tạ đất vào khoảng tháng 2 âm lịch. 

XEM THÊM: Bài cúng hóa vàng chuẩn nhất vào dịp Tết Nguyên Đán

3.3. Lễ tạ đất về nhà mới

Lễ tạ đất về nhà mới được thực hiện khi gia chủ thực hiện các phần việc động đến phần đất đai, thổ địa chẳng hạn như động thổ xây nhà, sửa nhà, xây cửa hàng,… Chính vì thế, đối với các gia đình vừa ăn tân gia xong thì cũng cần chuẩn bị nghi thức lễ tạ đất để thể hiện lòng thành đến các thần linh trong khu đất. 

Theo nghi thức thông thường, gia chủ sẽ tìm đến thầy phòng thủy để coi ngày tốt tổ chức lễ tạ đất về nhà mới sau khi chính thức chuyển vào sống. 

3.4. Lễ tạ đất trước và sau khi sửa nhà

Không chỉ xây nhà mới cần làm lễ tạ đất mà việc sửa nhà cũng cần thực hiện nghi thức này do nó cũng có sự tác động nhất định đến các vị thần cai quản mảnh đất. Trước khi tiến hành sửa nhà, gia chủ cần xem tuổi, ngày giờ hợp mệnh để tiến hành động thổ, nhằm tránh những điều xui xẻo trong quá trình sửa nhà.

Người xưa tin rằng, những sự tác động do sửa chữa nhà cửa dù rất nhỏ nhưng vẫn có thể làm xáo trộn không gian nhà ở, thậm chí dòng chảy phong thủy vốn yên bình và cố định bấy lâu nay. Vì vậy, nếu không làm lễ tạ đất và tham khảo các yếu tố tuổi, mệnh, phong thủy thì dễ gặp nhiều tác động không tốt cho cuộc sống sau này. 

 cách sắm lễ cúng tạ đất trong năm
Trước khi tiến hành sửa nhà, gia chủ cần xem tuổi, ngày giờ hợp mệnh để tiến hành động thổ

Điều này áp dụng cho cả nhà đất lẫn nhà chung cư. Sau khi sửa nhà xong, gia chủ đừng quên tiến hành lễ cúng tạ đất.

4. Hướng dẫn cách sắm lễ cúng tạ đất trong năm 

4.1. Phần chuẩn bị đối với gia đình không theo Phật 

Như đã nói phía trên, phần chuẩn bị mâm cúng còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình cũng như văn hóa mỗi vùng miền. Nhìn chung, 1 mâm lễ cúng cơ bản chí ít cũng cần có những lễ vật như sau: 

  • Nhang
  • Gạo 
  • Muối trắng 
  • Hoa tươi 10 bông, chia đều cho 2 bình. Gia chủ nên chọn hoa màu sắc tươi sáng, sặc sỡ để thu hút nhiều may mắn. 
  • 3 quả cau, 3 lá trầu
  • 2 dĩa trái cây ngũ quả bày biện 2 bên bàn thờ 
  • 3 chung rượu
  • Nửa lít rượu trắng 
  • 10 lon bia
  • 6 lon nước ngọt
  • 2 đĩa xôi 
  • 1 con gà luộc bày ra đĩa (hoặc heo quay)
  • 1 gói chè
  • 1 gói thuốc lá.
  • Một số loại bánh kẹo để bày biện vào dĩa
  • Nến hoặc đèn thờ. Chỉ sử dụng 1 trong 2. Nếu đã sử dụng đèn thờ thì không nên sử dụng thêm nến.
mâm cúng lễ tạ đất
Phần chuẩn bị mâm cúng còn tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình cũng như văn hóa vùng miền

4.2. Sắm đồ cúng cho lễ tạ đất trong gia đình theo đạo Phật

Đối với gia chủ theo phật giáo thì sẽ mua sắm chuẩn bị các lễ vật chay để làm lễ cúng tạ đất để tránh gây thêm tội sát sanh. Mâm cúng tạ đất của các gia đình theo phật cũng đơn giản hơn với lễ vật chủ yếu là hoa quả và các món cháy. 

Ở khu vực bàn thờ Phật, nhang đèn được thắp để tỏ lòng tôn kính đến các bậc giác ngộ. 

Gia chủ tổ chức lễ tạ đất tại những nơi trang nghiêm, sạch sẽ. Khi thực hiện lễ tạ đất, các thành viên trong gia đình mặc trang phục kín đáo, chỉnh tề. Kinh địa tạng cũng thường được sử dụng trong quá trình đọc văn khấn. 

5. Hướng dẫn cách sắm lễ cúng tạ đất và văn khấn tạ đất cho lễ cúng tạ đất cuối năm bằng Kinh Địa Tạng

Cách thực hiện nghi thức cúng đất bằng Kinh Địa Tạng khá đơn giản và dễ thực hiện. Thông qua kinh địa tạng, gia chủ không chỉ mời được thổ địa mà còn có Long Thần, Hộ Pháp tham dự.

Chính vì thế, điều quan trọng không phải là mâm lễ sang trọng mà chính là tấm lòng thành kính của gia chủ trong suốt buổi lễ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện lễ tạ đất sử dụng kinh địa tạng: 

 thực hiện nghi thức cúng đất
Cách thực hiện nghi thức cúng đất bằng Kinh Địa Tạng khá đơn giản và dễ thực hiện.

5.1. Những lễ vật cần chuẩn bị

Gia chủ chuẩn bị những lễ vật sau trong nghi thức lễ tạ đất bằng Kinh Địa Tạng:

  • Hoa, các món chay và nhang đèn trên bàn thờ.
  • Bày trí lễ trên bàn thờ Phật hoặc bàn nhỏ gần cửa, giữa nhà nhưng phải là nơi sạch sẽ và linh thiêng.
  • Trang phục gọn gàng, sạch sẽ trước khi hành lễ.
  • Chuẩn bị trước bài Kinh Địa Tạng

5.2. Cách thức thực hiện nghi lễ tạ đất

Trước hết gia chủ bày biện mâm lễ tạ đất rồi thành kính thắp hương. Sau đó, đọc nghi lễ và kinh địa tạng trong tư thế ngồi bán già hoặc xếp. Kinh Địa Tạng dài khoảng 3 tiếng nên tư thế này sẽ giúp bạn tránh bị mỏi chân. Bên cạnh đó, gia chủ có thể chia kinh làm 3 hồi. Mỗi hồi cách nhau khoảng từ 5 -10 phút nghỉ ngơi. 

Khi đọc kinh, cố gắng đọc rành mạch, tròn chữ, âm thanh không quá to nhưng cũng không nên quá trầm nhỏ. Cường độ vừa phải. 

Khi đọc kinh xong, kinh sách sẽ được gói lại 1 cách trang nghiệm và đặt ở nơi sạch sẽ sang trọng. Gia chủ tuyệt đối không vứt kinh lung tung. 

XEM THÊM: 

Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến lễ tạ đất cuối năm để bạn đọc tham khảo và có được buổi lễ đầy trang nghiêm, đúng chuẩn. Chúc bạn có buổi lễ tạ đất suôn sẻ nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM