Người phương Đông nói chung và người Việt Nam vẫn luôn tin vào yếu tố phong thủy. Chính vì vậy nên tất cả mọi người đều rất cẩn trọng tiến hành cúng bái khi có dự định xây nhà mới hay kể cả sửa sang lại bếp. Vậy đâu là lý do mọi người lại thực hiện điều này? Cần chuẩn bị những gì và bài văn khấn cúng sửa bếp có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp được hết những thắc mắc này của mình.
Nội Dung Chính
1. Tại sao nên cúng khi sửa bếp?
Đương nhiên không phải bất kỳ ai cũng đều cúng khi tiến hành sử lại nhà bếp của mình. Thực tế việc làm này hoàn toàn phụ thuộc vào quan niệm cũng như tín ngưỡng của từng cá nhân. Vậy đâu là lý do nhiều hộ gia đình cúng khi sửa lại căn bếp?
Theo như quan niệm của người xưa đây chính là khu vực quan trọng được cai quản và trông coi bởi các ông Táo, đồng thời cũng có chức năng sử dụng quan trọng. Do đó để đảm bảo không gặp phải bất trắc nào trong tương lai mọi người thường thường chọn cúng bái kỹ càng ngay từ lúc ban đầu.
Nhìn chung, việc cúng bái trước khi sửa bếp mang nhiều ý nghĩa như:
- Cúng bái là nghi thức kính mời dâng lễ vật tới các ông Táo để khai báo thi công bếp.
- Thể hiện tấm lòng thành của gia chủ về tín ngưỡng tâm linh “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
- Góp phần thể hiện lễ nghi tốt đẹp của người Việt.
- Cơ hội lý tưởng để các thợ thầy thi công có cơ hội tụ họp trò chuyện, từ đó có thể gắn kết với nhau và hoàn thiện tốt hơn cho khu bếp.
- Phương án lý tưởng để tạo niềm tin, tinh thần tốt hơn cho công việc, làm ăn,kinh doanh.
2. Cần chuẩn bị những lễ vật gì khi cúng sửa bếp?
Để thể hiện được sự chu đáo và lòng thành của bản thân, trước tiên gia chủ cần phải chuẩn bị đủ lễ vật cần thiết. Nên nhớ rằng tùy vào từng trường hợp mâm cúng sẽ có sự khác biệt nhất định, do đó bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng để có được sự chuẩn bị tốt nhất. Thông thường, một mâm lễ cúng sửa nhà bếp bao gồm:
- Mâm ngũ quả
- Xôi
- Hoa cúc
- Nhang hương, đèn cầy
- Gạo
- Trà
- Rượu trắng
- Bộ giấy cúng về nhà mới
- Bánh kẹo
- Hũ sứ
- Lư xông trầm sứ, trầm hộp, bộ tam sên
- Trầu cau tươi
- Xôi
- Gà luộc nguyên con
3. Hướng dẫn bài văn khấn cúng sửa bếp chi tiết
Đọc những bài văn tế để cúng và xin phép thần linh giám hộ là một bước quan trọng không thể thiếu khi sửa sang hoặc xây dựng một nơi nào đó trong nhà. Vậy bạn đã biết bài văn khấn cúng sửa bếp có nội dung như thế nào hay chưa? Nếu vẫn còn “chân ướt chân ráo” trong lĩnh vực này bạn có thể tham khảo qua gợi ý được Vua Nệm chia sẻ ngay sau đây.
3.1. Bài văn khấn cúng sửa bếp
Bài văn khấn cúng sửa bếp có nội dung tương đối dài, vì thế nếu không thể học thuộc bạn có thể viết hoặc in ra giấy để thuận lợi hơn cho quá trình cúng bái. Cụ thể bạn sẽ cần phải đọc:
“ Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.
Con là:……………….
Ngụ tại:……………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…..con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì chúng con muốn sửa chữa căn nhà bếp ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi nấu nướng cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.
Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!”
3.2. Văn khấn tạo lập nhà bếp
Trong trường hợp tạo lập nhà bếp mới bạn sẽ cần phải sử dụng bài văn tế khác, dưới đây là nội dung mà bạn có thể tham khảo qua:
“ Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy quan Đương Niên.
Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.
Chúng con là….
Hiện đang ngụ tại….
Hôm nay là ngày….
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:
Vì chúng con khởi tạo …. nhà bếp ở địa chỉ….. ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi…. (nấu nướng phục vụ cho gia đình, kinh doanh….).
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (sửa nhà, sửa bếp, cất nóc…).
Chúng con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Định phúc Táo quân.
Các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các Thần linh cai quản trong xứ này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành muôn sự như ý.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám, xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
>>>Đừng bỏ lỡ:
- Chọn kích thước phòng bếp phong thuỷ như thế nào để mang về nhiều vận may, tài lộc?
- Bí quyết sắp xếp nhà bếp hợp phong thủy
4. Những lưu ý quan trọng khi tiến hành cúng trước khi sửa bếp
Ngoài chúng bị đầy đủ các mâm lễ cúng và nắm rõ nội dung bài văn khấn cúng sửa bếp bạn còn cần phải quan tâm đến nhiều thông tin khác. Cụ thể bên dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần phải lưu ý:
- Cần phải đảm bảo dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ trước khi chuẩn bị cúng lễ xin sửa bếp.
- Nắm rõ quy tắc bài trí đồ lễ trên mâm cúng sao cho thật gọn gàng và đầy đủ.
- Thắp hương và đốt nến thờ trong quá trình đọc bài văn khấn cúng sửa bếp đề mời các vị Thần Linh bản địa về chứng độ.
- Nếu không thể học thuật gia chủ có thể cầm tờ văn khấn để đọc to và rõ ràng, tránh sai sót đáng tiếc.
- Sau khi hương đã cháy hết hãy mang đi hóa và khấn tạ Thần Linh lần nữa.
Bên trên là những bài văn khấn cúng sửa bếp cơ bản nhất dành cho các gia chủ, Vua Nệm hy vọng có thể giúp bạn nắm được thông tin mà mình cần. Học thuộc nội dung bên trên hoặc in ra giấy tập đọc thật trơn tru để quá trình cúng bái thuận lợi, giúp bạn có thể sửa sang và xây mới nhà bếp nhanh chóng, an toàn nhé.
>>>Đọc thêm:
- Tổng hợp 2 bài cúng thần tài chuẩn mang nhiều may mắn tài lộc
- Bài cúng ngoài sân đầu năm chuẩn nhất năm
- Bài cúng giỗ thể hiện lòng thành đến ông bà, tổ tiên
- Hướng dẫn chuẩn bị bài cúng về nhà mới