Phong Thủy

Hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị lễ cúng cô hồn tháng 7 [cập nhật 2023]

CẬP NHẬT 16/08/2023 | BỞI Tôn Vân

Cúng cô hồn tháng 7 được xem là một đặc trưng trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Đây là nghi thức cúng diễn ra vào tháng 7 âm lịch hàng năm, để những oan hồn, vong linh đã khuất được trở về dương gian thăm gia đình. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về lễ cúng cô hồn tháng 7 cũng như cách chuẩn bị mâm cúng thật chu đáo nhé!

1. Chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7

Theo truyền thuyết dân gian lưu truyền, cứ vào ngày 2 đến 14/7 âm lịch hàng năm, các vong hồn sẽ được đi lại tự do giữa âm phủ và trần gian. Chính vì thế, lễ cúng cô hồn được thực hiện trong quãng thời gian này với ý nghĩa an ủi, cứu độ đối những linh hồn còn lang thang, chết oan, vì lý do gì đó mà chưa chịu siêu thoát…  

cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào
Cúng cô hồn tháng 7 thể hiện mong muốn xua đuổi vận xui

Ngoài ra, cúng cô hồn tháng 7 còn thể hiện mong muốn xua đuổi vận xui, không còn bị những linh hồn này quậy phá và ngược lại còn được họ phù hộ cho gia đình. Bên cạnh cúng mâm cúng cô hồn, các gia đình còn cúng thần linh gia tiên trong ngày này và được thực hiện trước khi cúng cô hồn.

2. Mâm cúng cô hồn gồm những gì?

2.1 Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7

Mỗi vùng miền có sự khác biệt nhỏ trong cách bày biện mâm cúng nhưng nhìn chung đây là những lễ vật cơ bản cần có trong 1 mâm cúng cô hồn tháng 7: 

  • Muối, gạo 
  • 12 chén cháo trắng nhỏ (hoặc lad 3 phần cơm vắt) 
  • 12 cục đường thẻ
  • Đồ tiền vàng mã (cũng có thể sử dùng tiền thật nhưng mệnh giá nhỏ) 
  • Mía (chặt từng khúc nhỏ 15cm) 
  • Bánh kẹo cúng 
  • Bỏng ngô, ngô, sắn, khoai lang luộc 
  • Hoa quả ngũ sắc (5 quả 5 loại màu khác nhau) 
  • 3 ly nước nhỏ
  • 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ
mâm cúng cô hồn tháng 7
Mỗi vùng miền có sự khác biệt nhỏ trong cách bày biện mâm cúng

2.2 Cách bài trí mâm cúng cô hồn

Sau khi chuẩn bị các lễ vật cúng, bạn đặt bát lư nhang ở giữa để làm tâm, sau đó sắp đèn nến, chén gạo, muối bên cạnh lư nhang sao cho thật cân đối. Tiếp đến, đặt thêm 3 ly rượu, 3 ly nước phía sau bát lư nhang. 

Đối với xôi, chè, cháo, bạn sắp thành 1 hàng ngang sao cho thật đẹp mắt là được. 

Đối với hoa quả, bạn đặt theo quy tắc Đông bình, Tây quả, bình hoa đặt ở phía Đông, dĩa trái cây đặt ở phía Tây. Sau đó đến đến giấy cúng vàng mã và hoa. 

Đối với dĩa bánh kẹo, bạn đặt kề bên binh hoa. 

Ngoài ra, đừng quên đặt 6 bộ chén đũa muỗng để các vị thần linh chứng dám lễ vật.

3. Cách cúng cô hồn tháng 7

3.1 Cúng tháng 7 vào ngày nào tốt?

Thời gian cúng cô hồn tháng có thể thực hiện từ mùng 2/7 âm lịch đến trước 12 giờ trưa ngày 15/7 âm lịch. Không nên cúng sau 12 giờ ngày này vì đây là thời điểm cửa Quỷ Môn Quan đóng lại, người cõi âm sẽ không hưởng được đồ cúng nữa. 

Ngoài ra còn có 1 quan điểm khác về thời điểm cúng rằm tháng 7 rằng nếu cúng đúng ngày rằm tháng 7 (15/7) thì sẽ có nhiều vong hồn lang thang. Khi cúng, người đã khuất trong dòng họ không nhận được đồ con cháu cúng tế mà bị vong hồn vất vưởng giành giật hết. Chính vì thế, thời điểm tốt nhất  để cúng cô hồn tháng là từ ngày 2/7. 

XEM THÊM:

văn khấn cúng cô hồn tháng 7
Cúng tháng 7 vào ngày nào tốt?

3.2 Cúng cô hồn vào giờ nào tốt?

Thời điểm thực hiện cúng cô hồn tốt nhất là buổi chiếu tối, đặc biệt là giờ Dậu (5 giờ chiều đến 7 giờ tối). Theo quan niệm của ông bà, đây là thời điểm chập choạng tối, các vong hồn dễ dàng đến và nhận đồ cúng. Nếu cúng quá sớm vào ban ngày, thời điểm có nhiều ánh sáng thì các cô hồn còn yếu, không dám đến gần mâm cúng. 

3.3 Cúng cô hồn tháng 7 ở đâu tốt?

Nơi thực hiện lễ cúng cô hồn bắt buộc phải là ở ngoài nhà, khu đất trống, ít người qua lại như vỉa hè, ngã ba. Gia chủ lưu ý tuyệt đối không làm lễ cúng cô hồn tháng trong nhà. Theo quan điểm dân gian, như vậy chẳng khác nào làm lễ rước vong vào nhà, ảnh hưởng phong thủy nhà ở và dễ gặp điều xui xẻo, bị ma quỷ quấy rối, phá phách. 

3.4 Nghi lễ cúng tháng cô hồn

Khi thực hiện cúng cô hồn, gia chủ chú ý trang phục ăn mặc chỉnh tề, không mặc đồ hở, áo dây, quần cộc,..

Không để trẻ con, phụ nữ mang thai và người gia đến gần mâm cúng cô hồn vì đây là những đối tượng dễ bị cô hồn trêu trọc, đi theo hoặc quấy rối.

Gia chủ không cúng xôi gà và đồ mặn.

Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông Tây Nam Bắc.

Khi rắc muối gạo, gia chủ rắc mạnh ra ngoài sân, không rắc hướng vào trong nhà. 

Khi thắp hương, gia chủ nên thắp theo số lẻ như 1-3-5-7-9, là những con số đại diện cho tính dương. Việc thắp hương là để cảm tạ, mong được phù hộ sức khỏe, may mắn trong cuộc sống. 

Gia chủ cắm thẳng hương khi thắp.

bài cúng cô hồn rằm tháng 7
Khi thực hiện cúng cô hồn, gia chủ chú ý trang phục ăn mặc chỉnh tề

3.5 Văn khấn cúng tháng cô hồn

Văn khấn cúng cô hồn tháng 7 nhằm mục đích giúp bạn gửi gắm những điều khấn nguyện trông mong đến tỏ tiên đồng thời thể được sự tôn kính, thành khẩn của bản thân. Văn khấn cúng tháng cô hồn được đọc như sau: 

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiền Liên Tôn giả

Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả. Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng … năm… (âm lịch)

Tín chủ con là:…. Ngụ tại số nhà…, phố…, phường…, quận…, thành phố (tỉnh)…

Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.

Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

3.6 Lưu ý về mâm cúng tháng cô hồn

Một số lưu ý khác khi cúng cô hồn tháng 7: 

bài khấn cúng cô hồn tháng 7
Đồ cúng cô hồn không được mang vào nhà mà gom đốt tại chỗ
  • Gia chủ nên đặt mâm lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn trước cổng nhà, tuyệt đối không đặt trong nhà hay ngay cửa chính. 
  • Mâm cúng cô hồn tháng 7 không nên cúng đồ mặn, chỉ nên dọn đồ chay. 
  • Sau khi cúng cô hồn, đồ cúng không được mang vào nhà mà gôm đốt tại chỗ, sau đó dùng muối gạo rải 8 hướng, không rải vào trong nhà. 

4. Những thắc mắc về cúng cô hồn tháng 7

4.1 Ai không nên đứng gần khi cúng?

Khi thực hiện cúng cô hồn tháng 7, bạn không nên để người cao tuổi, trẻ con hay phụ nữ mang thai lại gần trong lúc cúng, vì sẽ dễ gặp phải những điều không nên thấy và bị cô hồn trêu đùa, quấy rối.

4.2 Đồ cúng tháng cô hồn có ăn được không?

Dân gian quan niệm rằng không nên ăn đồ cúng cô hồn vì người xưa quan niệm như vậy sẽ rước thêm các vong linh không nơi nương tựa vào nhà, khiến gia chủ gặp nhiều điều xui rủi. 

Tuy vậy, ngày nay quan điểm đa số cho rằng đồ cúng hoàn toàn có thể ăn được 

4.3 Mâm cúng cô hồn hàng tháng khác gì?

Mâm cúng cô hồn tháng 7 sẽ được tổ chức long trọng, linh đình hơn. Vì dân gian cho rằng  đây là thời điểm âm dương hỗn loạn. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể làm vong hồn nổi giận, khó lòng xua đuổi chúng đi, khiến cuộc sống gia chủ bị quấy rầy. 

Trong khi cúng cô hồn hàng tháng là cúng cho những vong linh còn vương vấn nhân gian, trốn quỷ sai nên không quay về được Âm Phủ và không ai chịu thờ cúng.

đồ cúng cô hồn tháng 7
Mâm cúng cô hồn tháng 7 hàng tháng sẽ được tổ chức long trọng, linh đình hơn.

XEM THÊM:

Hy vọng những gì bài viết chia sẻ đã giúp bạn có được thông tin cần thiết về cúng cô hồn tháng 7 và cách cúng rồi nhé!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân