Cúng chúng sinh luôn là 1 trong những nghi thức tâm linh quan trọng và phổ biến nhất của người Việt Nam. Đây là dịp để con người tổ chức lễ cúng bố thí cho các linh hồn vất vưởng không nơi nương tựa và tránh sự quấy phá từ những linh hồn này. Dưới đây, Vua Nệm sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn lễ cúng chúng sinh chuẩn nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Lễ cúng chúng sinh là gì?
- 2. Thời điểm thực hiện cúng chúng sinh
- 3. Ý nghĩa của lễ cúng chúng sinh
- 4. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng chúng sinh chuẩn nhất
- 5. Những vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng chúng sinh
- 6. Chi tiết bài cúng chúng sinh chuẩn tâm linh
- 7. Làm lễ cúng chúng sinh ở đâu?
- 8. Hướng dẫn cách sắp xếp tiền, vàng, quần áo cho lễ cúng
1. Lễ cúng chúng sinh là gì?
Lễ cúng chúng sinh còn được là lễ cúng hồn, là 1 trong những lễ cúng quan trọng nhất trong hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Lễ được thực hiện vào ngày rằm (15 âm lịch) của tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) dành cho những linh hồn vất vưởng không nương tựa.
Lễ cúng được thực hiện dựa trên quan niệm dân gian về việc tháng 7 âm lịch là thời điểm cửa âm phủ mở để các vong linh, yêu ma có thể trở về nhân gian. Do đó, người dân cần sẽ thực hiện lễ cúng cô hồn để tránh sự quấy nhiễu của những linh hồn này, đồng thời phát lòng từ bi cầu mong các vong linh buông bỏ vương vấn trần thế mà tiến vào luân hồi, siêu thoát.
Cúng chúng sinh có nguồn gốc từ Trung Quốc và dần dần ảnh hưởng lan rộng đến các nước Á Đông khác.
15/7 âm lịch cũng là thời điểm diễn ra lễ Vu Lan trong Phật Giáo với ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các đấng sinh thành dù còn sống hay đã mất. Chính vì thế, lễ cúng cô hồn thường bị hiểu nhầm là lễ Vu Lan. Thực chất, đây là 2 nghi thức hoàn toàn khác biệt.
2. Thời điểm thực hiện cúng chúng sinh
Lễ cúng chúng sinh thường được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch vào thời điểm chiều tối. Ông bà ta tin rằng chiều tối là thời điểm tốt nhất để cúng chúng sinh vì khi này các linh hồn đang trên đường trở về địa ngục. Không nên cúng vào buổi sáng, ánh thái dương thời điểm này còn mạnh khiến các linh hồn không dám lại gần. Như vậy, việc cúng cô hồn sẽ không còn suôn sẻ.
Ngoài ra các nghi thức cúng lễ nên hoàn thành trước ngày chính rằm, tức ngày 15/7 âm lịch.
3. Ý nghĩa của lễ cúng chúng sinh
Lễ cúng chúng sinh mang ý nghĩa vô cùng nhân văn và thể tấm lòng từ bi, nhân ái của con người dương thế nhằm giúp đỡ các linh thế cơ nhỡ, không nơi nương tựa thoát cảnh đói rét, vất vưởng. Bên cạnh đó, lễ cúng chúng sinh còn là dịp để gia chủ khấn thần linh, vong hồn đừng phá phách đất đai và công việc làm ăn của gia đình mình.
4. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng chúng sinh chuẩn nhất
Việc chuẩn bị mâm cúng chúng sinh làm sao để đúng chuẩn là 1 trong những thắc mắc phổ biến nhất của gia chủ. 1 điều quan trọng cần ghi nhớ là mâm cúng tuyệt đối không có các món mặn vì các món này mặn sẽ khơi dậy lòng tham sân si của các vong linh, khiến họ càng khó siêu thoát hơn. Mâm cúng vong linh chuẩn chỉ có món chay, hoa quả và chút bánh kẹo. Cụ thể:
- Ngũ quả (5 loại trái cây): Bạn nên lựa chọn những loại trái cây có màu sắc khác nhau.
- Các loại bánh kẹo
- 12 bát cháo trắng loãng
- Quần áo chúng sinh bằng giấy
- Tiền vàng
- Nước uống
- 3 cây nhang
- 2 cây nến nhỏ
- 1 đĩa cơm
- 1 đĩa muối trắng
- 12 cục đường thẻ
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm bánh trung thu chay để cúng vong linh.
5. Những vấn đề cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng chúng sinh
Dưới đây là những vấn đề gia chủ cần lưu ý khi chuẩn bị mâm chúng sinh để tránh mạo phạm thần linh và dẫn rước ma quỷ vào nhà, phá phách nhé!
- Gia chủ tuyệt đối không tùy tiện đốt vàng mã, tốt hơn hết là chỉ hóa vàng khi đã làm lễ cúng chúng sinh xong. Ông bà ta cho rằng nếu làm như thế sẽ khiến ma quỷ, âm binh kéo đến, gây phiền nhiễu, phá phách gia đình.
- Gia chủ không ăn đồ cúng chúng sanh hoặc để chó mèo lại gần, ăn vụng đồ chúng sinh trong buổi lễ.
- Trong quá trình dùng bữa sau khi cúng chúng sinh, không được cắm thẳng cây đũa vào bát cơm vì theo nguyên tắc cúng, chỉ có bát cơm cúng cô hồn mới cắm đũa thẳng đứng như vậy. Điều này mang nhiều điềm xấu cho gia đình.
- Khi thực hiện lễ cúng cô hồn, gia chủ vận trang phục lịch sự, trang nghiêm, không mặc quần cộc, áo dây để tránh thể hiện sự bất kính, cợt nhả với người cõi âm.
- Trẻ em, phụ nữ có thai, người già không nên đến gần khi thực hiện lễ cúng cô hồn vì những người này thường có vía yếu, dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy phá.
- Khu vực thực hiện lễ cúng và đặt mâm cúng chúng sanh nên là ngoài sân. Tuyệt đối không cúng trong nhà hay trước cửa nhà.
- Cắm nhang thẳng khi thắp
- Trong quá trình rải tiền vàng, rải đủ 4 hướng đông tây nam bắc
- Khi đã cúng xong, tuyệt đối không mang đồ cúng vào nhà. Đồ giấy cúng đốt tại chỗ và đợi cho tắt lửa, tuyệt đối không dùng nước tạt lửa sau đó tiến hành rải muối gạo ra 8 hướng.
- Sau lễ cúng cô hồn, bạn có thể thực hiện phóng sanh, tức thả 1 số con vật như lươn, cua, cá,… về môi trường tự nhiên, tránh cảnh cầm tù, giết hại để làm thức ăn. Nghi thức giúp bạn tích thêm phước và thể hiện lòng từ bi khi giúp đỡ những con vật khốn khổ này khỏi kiếp giam cầm.
6. Chi tiết bài cúng chúng sinh chuẩn tâm linh
Bài cúng chúng sinh tâm linh cũng cần phải chuẩn bị chu đáo để có 1 buổi lễ cúng chúng sinh suôn sẻ. Dưới đây là bài cúng chúng sinh cô hồn chuẩn tâm linh được trích từ cuốn Tập tục và nghi lễ dâng hương – Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Trụ trì chùa Quán Sứ hiệu đính:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Đức Địa tạng vương Bồ Tát
Đức Mục Kiền Liên Tôn giả
Kính lạy:
Ngài bản cảnh Thành hoàng
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa
Ngài bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhâm Dần 2022
Tín chủ con là: ………………………………………………..
Ngụ tại: ……………………………………………………………
Chúng con thành tâm kính xin: nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.
Kính xin phù hộ cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.
Cẩn cáo!”
7. Làm lễ cúng chúng sinh ở đâu?
Gia chủ có thể làm lễ ở ngoài sân, ngõ, vỉa hè nhưng tuyệt đối không được cúng trong nhà nhé. Dân gian tin rằng điều này sẽ tạo cơ hội cho ma quỷ vào nhà quấy phá gia đạo.
Đối với cửa hàng kinh doanh thì nên làm lễ cúng chúng sanh trước cửa hàng.
8. Hướng dẫn cách sắp xếp tiền, vàng, quần áo cho lễ cúng
Dưới đây là 1 số lưu ý khi sắp xếp quần áo cúng chúng sinh:
- Quần áo cúng cô hồn đặt dưới cùng, sau đó đến tiền vàng, mũ nón và các vật dụng khác.
- Tiền lẻ rải trong nghi lễ cúng chúng sinh nên được treo xung quanh mâm ngũ quả và mâm bánh kẹo.
Đối với các lễ vật cúng khác, bạn thực hiện theo thứ tự sau:
- Lư hương sẽ được đặt ở tâm điểm. 2 bên lư hương là đèn nến, bát gạo và muối được đặt sao cho cân đối.
- Đối với hoa quả, bạn đặt theo quy tắc Đông bình (hoa), Tây quả, nghĩa là ở phía đông mâm cúng ta đặt hoa cúng trong phía tay dùng để đặt trái cây.
- Bên cạnh bình bông, gia chủ đặt thêm đĩa bánh kẹo. Đây cũng là khu vực phổ biến để đặt bóng nhang sử dụng trong quá trình thắp hương.
- Mâm cúng chúng sanh cũng không thể thiếu 6 bộ chén, đũa, thìa để thần linh chứng giám cho lễ vật.
XEM THÊM:
- Những điều bạn cần biết về lễ cúng thôi nôi bé gái chi tiết nhất
- Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng và bài cúng động thổ
- Nghi lễ nhập trạch và bài cúng nhập trạch chuẩn nhất
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới lễ cúng chúng sinh là gì và cách chuẩn bị lễ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan tới nghi thức này rồi nhé!