Cúng ông công ông táo là 1 nét đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Tùy vào môi địa phương, vùng miền mà có cách thờ, chuẩn bị đồ cúng ông công ông táo khác nhau. Vậy, bộ mã cúng ông công ông táo gồm những gì? Cách hóa vàng mã như thế nào cho đúng? Lưu ý những gì khi thực hiện nghi thức trên? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
1. Nguồn gốc ông Công ông Táo
Trước khi đến với câu trả lời cho thắc mắc bộ mã cúng ông công ông táo gồm những gì, chúng ta cần hiểu rõ nguồn gốc ông Công, ông Táo. Dân gian lưu truyền nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ông Công, ông Táo, trong đó phổ biến nhất là điển tích về Thị Nhi, Trọng Cao.
Chuyện rằng thời xa xưa tại vùng Bách Việt, có cặp vợ chồng là Thị Nhi và Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết nhưng muộn con. Chính vì thế mà người chồng thường hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt người vợ.
Một hôm nọ, chỉ vì một chuyện bé mà Trọng Cao gây lớn, xé ra to, đánh đuổi Thị Nhi. Người vợ sau đó lang thang đến 1 xứ khác và gặp Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau và nên duyên vợ chồng.
Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì ân hận. Dau dứt và nhớ khuôn xiết, Cao lên đường tìm kiếm vợ. Ngày qua tháng nọ, hết tiền hết gạo, Cao đành phải sống bằng nghề ăn xin. Một lần tình cờ Trọng Cao ăn xin đúng nhà Thị Nhi. Nhằm lúc Phan Lang đi vắng.
Nhận ra người khất thực ấy là chồng cũ, Thị Nhi bèn mời Cao vào nhà và đãi cơm. Đúng lúc đó, Phan Lang trở về. Sợ chồng nghi oan nên Nhi bèn mách Cao núp dưới đống rạ sau vườn. Chẳng may đêm ấy, Phan Lang nổi lửa đốt đống rơm ấy để lấy tro bón ruộng. Thị Nhi thấy rạ cháy bèn nhảy vào cứu Trọng Cao.
Phan Lang thương vợ lao theo. Cuối cùng, cả 3 đều chết trong đám lửa. Câu chuyện này đến tai Thượng Đế. Cảm động trước tình nghĩa của 3 người nên bèn phong cho 3 người làm vua bếp hay còn gọi là Định Phúc Táo Quân.
2. Bộ mã cúng ông công ông táo gồm những gì?
Giải đáp thắc mắc bộ mã cúng ông công ông táo gồm những gì? Quan niệm dân gian cho rằng, ông Công ông Táo là 2 vị thần quyết định phước đức cho 1 gia đình. Các vị sẽ quan sát cách sống và cách đối xử nhân thế của mỗi gia đình mà quyết định nhận được nhiều hay ít phước.
Mỗi năm, vào 23 tháng Chạp, các Táo sẽ về trời và báo cáo đầy đủ điều tốt xấu tai nghe mắt thấy trong gia đình năm vừa rồi với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì lẽ đó mà việc chuẩn bị lễ, bộ mã cúng ông Công ông Táo luôn được các gia đình coi trọng để bày tỏ lòng thành kính và xin các Táo báo cáo Ngọc Hoàng những điều tốt.
Chuẩn bị bộ mã cúng ông công ông táo gồm những gì? Bộ này sẽ có sự khác biệt nhất định tùy theo mỗi vùng miền. Thông thường, lễ vật vàng mã cúng gồm:
- 2 mũ cho 2 ông Táo và 1 mũ cho bà Táo. Trong đó, mũ dành riêng cho bà ông sẽ có thêm 2 cánh chuồn chuồn, mũ dành cho bà Táo thì không. Nên chọn mũ được trang trí với kim tuyến nhiều mau sắc
- Trong miền Nam, các gia đình thường cúng kèm theo áo và đôi hia cho các vị.
- Ở miền Trung, các gia đình còn chuẩn bị ngựa giấy có yên cương đầy đủ.
Bên cạnh đó, trên mỗi mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đều phải có cá chép với niềm tin cá chép là phương tiện để các vị Táo về trời chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nếu gia đình chưa kịp mua hoặc không có thời gian để mua cá sống rồi phóng sinh thì có thể hóa cá chép giấy và vàng mã cùng các loại tiền âm phủ khác.
Ngày nay, cùng với sự đi lên của đời sống con người, người ta còn có sự chuẩn bị mâm cúng ông Táo xa hoa và kỹ lưỡng hơn với mâm cao cỗ đầy, máy bay, điện thoại iphone,.. không nằm trong các lễ vật cơ bản theo truyền thống ông bà truyền lại. Nhưng nhìn chung, lễ cúng ông Công ông Táo phải nên xuất phát từ lòng thành cảm tạ và sự kính cẩn của gia chủ.
2. Văn khấn cúng ông Công ông Táo đọc thế nào cho đúng?
Tiếp sau thắc mắc bộ mã cúng ông công ông táo gồm những gì, Vua Nệm sẽ chia sẽ cho các bạn bộ văn khấn hóa vàng mã cúng ông Táo đọc như sau:
“Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!”
3. Hướng dẫn đốt vàng mã cúng ông Táo
Tất cả bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo đều được đem đi hóa vàng sau khi kết thúc nghi thức lễ cúng vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Phần bài vị cũ cũng được đem đi đốt cùng. Năm mới, gia chủ sẽ lập bài vị mới cho ông Táo.
3. Những lưu ý trong ngày cúng Ông Công, Ông Táo:
3.1 Lau dọn bàn thờ và tỉa chân nhang:
Sau 1 năm cúng kiếng, bàn thờ ông Công ông Táo có số lượng bát nhang khá nhiều, lư hương bị đầy ắp gây khó khăn cho việc lau dọn bàn thờ và thắp hương mới. Điều này là bởi quan niệm của người Việt, nếu không có việc gì thì tốt hơn hết là tránh chạm tay vào lư hương để không phạm phải những điều kiêng kỵ mà rước họa vào người.
Khi lau dọn bàn thờ, dọn chân nhang, bọc lư, gia chủ chỉ lau 4 mặt ngoài của lư chứ không lau toàn bộ lư. Thời điểm lau dọn lư hương tốt nhất là sau khi cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp. Việc dọn dp lư hương vào thời điểm này có ý nghĩa chuẩn bị bàn thờ để đón Táo Quân về.
Ngoài ra cũng có thể chọn ngày tốt tùy theo thuận tiện của gia chủ để dọn dẹp bàn thờ.
- Nếu gia chủ cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp thì tranh thủ dọn bát nhang, lợp ngói, trang hoàng lại bàn thờ 2 ông.
- Nếu cúng ông Công ông Táo đúng vào 23 tháng Chạp thì hãy chờ đến 24 hoặc 25 tháng chạp hãy bốc bát hương.
3.2 Cúng ông Công, ông Táo trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp:
Bạn có thể cúng ông Công ông Táo trước vài ngày, thậm chí sớm hơn 5-7 ngày cũng không phạm phải cấm kỵ gì. Chẳng hạn ở một số địa phương ở miền Bắc, lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra khá sớm và không bắt buộc vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Nhưng cần lưu ý là không thể trễ hơn 12h giờ trưa 23 tháng Chạp nhé!
Ở miền Nam, theo quan sát của Vua Nệm, các gia đình thường tổ chức lễ này vào chiều tối 22 tháng Chạp, khoảng 8-11h giờ đêm. Trong ở khu vực miền Trung, nhiều gia chủ cúng ông Táo, ông Công vào đêm 22 hoặc rạng sáng 23 tháng Chạp.
3.3 Khấn ông Công, ông Táo ở đâu?
Bên cạnh thời điểm tiến hành lễ cúng thì địa điểm thờ cúng cũng cần được quan tâm khi đưa ông Công ông Táo về trời. Quan niệm dân gian cho rằng, ông Công là thần đất nên việc thờ cúng cần thực hiện ở bàn thờ chính của ngôi nhà, còn ông Táo là vị thần cai quản bếp núc nên việc thờ cúng nên thực hiện ở trong gian bếp.
Nhưng trên thực tế, người dân lập bàn thờ ông Công ông Táo ở đâu thì có thể cúng ngay tại đó. Đối với các gia đình không có bàn thờ 2 ông thì có thể cúng tại bàn thờ hoặc ở giữa nhà.
Ngoài ra, một số cửa hàng, mô hình kinh doanh có sử dụng bếp thì có thể cúng ngoài trời hoặc ngay tại gian bếp hoặc bàn thờ cúng thần Tài.
Nhìn chung, không có 1 quy định chung nào về nơi khấn thờ ông Công ông Táo. Tuy vậy, văn hóa phổ biến nhất là thờ cúng các vị tại nơi sạch sẽ, trang nghiêm.
XEM THÊM: Chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?
Trên đây là những chia sẻ liên quan tới câu hỏi bộ mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì. Hy vọng những thông tin bài viết đem đến đã giúp biết rõ những gì cần chuẩn bị để có 1 buổi lễ tiễn ông Công ông táo thật đầy đủ, tươm tất rồi nhé!