Thổ Công là ai? Cách bày trí, thờ cúng bàn thờ Thổ Công

CẬP NHẬT 07/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Dân gian thường truyền tai nhau câu nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” để nhắc nhở con cháu rằng ở bất kỳ phạm vi nào thì đều có thần linh cai quản. Thế nên, việc gì lớn nhỏ liên quan tới sự xáo trộn đất đai như động thổ xây nhà, lấp giếng, đào ao, mở ruộng, đào huyệt,… đều phải lưu ý đến phần âm và cúng Thổ Công để mọi việc suôn sẻ.

Vậy Thổ Công là ai? Nên bày trí, thờ cúng bàn thờ Thổ Công như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này!

1. Thổ Công là ai?

Thổ Công là
Thổ Công là 1 vị thần thuộc Đạo Giáo Trung Hoa

Thổ Công là 1 vị thần thuộc Đạo Giáo Trung Hoa, ông thường xuất hiện cùng với các vị thần khác như Thần Tài, Ông Táo, Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh. Khi Đạo Giáo được du nhập vào Việt Nam, những nét tín ngưỡng này giao thoa cùng với các vị Thần và tín ngưỡng thờ cúng bản địa mà trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Các vị thần này đều đại diện cho những điều may mắn, tốt lành, vạn sự hạnh thông. 

Theo niềm tin của Đạo Giáo, Thổ Công là 1 vị thần trông coi đất đai nhà cửa, xua đuổi tà ma và mang lại bình an, hạnh phúc cho gia đình. Bên cạnh đó, Thổ Công còn giúp các gia đình có được 1 cuộc sống ổn định, làm ăn thuận lợi, tránh phạm phải các kiêng kỵ về phần âm. 

Truyền thuyết xưa còn có 1 câu chuyện kể rằng, Thổ Công là 1 trong trong 3 vị Táo Quân. Theo đó người chồng thứ 2 của bà Táo chính là ông Thổ Công, giúp trông coi việc bếp núc, còn người chồng thứ nhất là Thổ Địa giúp trông coi việc nhà cửa. Còn bà vợ chính là Thổ Kỳ, giúp trong coi việc mua bán, chợ búa và chăm sóc các con vật nuôi, gia cầm, gia súc.

Ngoài ra cũng có một số tài liệu cho rằng Thổ Công và Thổ Địa là 1, ý chỉ những vị thần cai quản 1 vùng đất. Trong khi đó, Táo Quân là chỉ vị thần trong coi bếp núc.

Về hình tượng, Thổ Công thường xuất hiện dưới hình dạng một ông cụ ăn mặc xuề xòa, tay cầm quạt nan, bụng phê, khuôn mặt tươi cười phúc hậu. Ông Địa cũng xuất hiện mỗi khi múa Lân với năng lực cân bằng thú tính của con lân hoặc sư tử, thuần hóa các con vật này để chúng mang lại điều tốt lành. 

Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất
Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất, xua đuổi tà ma, bảo vệ gia đình

2. Ban thờ thổ công nên đặt ở đâu?

Ngày trước, bàn thờ Thổ Công thường được người dân đặt thờ riêng 1 bàn, nhưng ngày nay, người dân không còn thờ ông riêng nữa mà thường đặt chung với bàn thờ thần Tài và đặt sát đất, mặt hướng về cửa chính. Bên cạnh đó, một số gia đình thờ Thổ Công chung với bàn thờ gia tiên. 

Đối với bàn thờ Thổ Công thờ chung với Thần Tài: Đỉnh bàn thờ đặt tượng thần Tài, Thổ Địa, 2 bên lắp 2 ngọn đèn. Đối với gia đình mới chuyển về nhà mới thì nên bật 2 ngọn đèn này sáng liên tục trong 100 ngày để làm ấm không gian thờ tự. Nếu nhìn từ phía trước thì bên trái là Thần Tài, bên phải là Thổ Địa. 

Đối với bàn thờ Thổ Địa chung với bàn thờ gia tiên, việc cúng kiếng sắp như sau: Dùng 3 bát nhang thờ, một bát nhang thờ Thổ Công, ông Táo được đặt ở giữa cao nhất. Phía bên trái, gia chủ đặt bát hương thờ bà cô, ông mãnh, cô cậu. Bên phải thì đặt bát nhang thờ gia tiên. 

Lễ cúng Thổ Công rơi vào ngày 15/1 âm lịch hoặc các dịp lễ Tết hoặc khi nào gia chủ có công việc liên quan tới đất đai, ruộng vườn. Tùy theo tập tục từng địa phương mà có cách thờ cúng khác nhau. Chẳng hạn những người Hoa Kiều thường ăn một miếng trước khi dâng cúng Thổ Công bởi vì theo 1 sự tích, Thổ Công bị mất mạng do đầu độc nên ông rất sợ không dám ăn. Vậy nên ai cúng ông phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn.  

Bàn thờ Thổ Địa và Thần Tài
Bàn thờ Thổ Địa và Thần Tài thường là 1

3. Ban thờ thổ công gồm những gì

Bàn thờ Thổ Công thường gồm các lễ vật sau: 

  • Hương án: Thông thường hương án bàn thờ Thổ Công sẽ được kê liền với tường. Hương án có rất nhiều loại với họa tiết chạm khắc và chất liệu khác nhau. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà lựa chọn được loại phù hợp
  • Đài rượu: Gia chủ chuẩn bị 3 đến 5 đài rượu (hoặc nước) xếp trên khay hình chữ nhất hoặc hình chữ thập. Điều này tượng trưng cho “ngũ phương, ngũ thổ” và cũng tương ứng với ngũ hành phong thủy. 
  • Phía bên trái từ ngoài nhìn vào nên đặt tượng cóc ngậm tiền vàng. Vào buổi sáng, quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. 
  • Cỗ mũ: Thường bao gồm 3 chiếc, 1 chiếc mũ nữ ở chính giữa và 2 chiếc mũ nam ở 2 bên. Ở một số địa phương, các gia đình chỉ thờ 1 chiếc mũ và chọn thêm một chiếc áo cùng với 100 thỏi vàng đặt dưới chiếc mũ. 
  • Bài vị Thổ Công: Thường thờ 3 vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Mỗi vị thần sẽ cải quản những công việc khác nhau trong 1 ngôi nhà. Trong đó, Thổ Công trông coi bếp trông coi bếp núc, Thổ Kỳ trông coi việc buôn bán, Thổ Địa trông coi đất đai. 

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm các đồ vật cần thiết khác khi thờ cúng Thổ Công như bát hương, đèn nến, bình hoa,…

thờ cúng Thổ Công
Chuẩn bị thêm các đồ vật cần thiết khác khi thờ cúng Thổ Công

4. Cách Bài trí bàn thờ Thổ Công 

Bàn thờ Thổ Công được đặt dưới mặt đất với không gian thờ tự nhỏ, dễ nhìn thấy khi mọi người đi ra vào trong ngôi nhà. Gia chủ cần đảm bảo không gian đặt bàn thờ cần thông thoáng, sạch sẽ. 

Cách bài trí nên áp dụng nguyên tắc Đông bình – Tây quả, đây là một nguyên tắc sắp xếp được áp dụng chặt chẽ trong cách bài trí bàn thờ ông Công – ông Tài. Cụ thể, trên 1 bàn thờ, ông Địa sẽ được đặt ở phía bên phải, thần Tài được đặt ở bên trái. Hũ gạo được đặt phía bên phải, hũ muối được đặt phía bên trái, ở giữa là bát hương. 

Phía bên phải còn đặt thêm bình rượu, ống hương, Kim Thiền đầu hướng vào bát hương để đem lại điềm tốt lành cho gia chủ, thu hút tài lộc, giữ cho tiền tài không bay đi. 

Bên trái đặt thêm lọ hoa tươi trang trí và tượng Long Quy hướng ra phía trước để chấn hưng gia trạch, chống lại tai họa. 

Ở giữa: Đặt mâm bồng đựng hoa quả không quá cao hơn mặt nguyệt của bát hương. Ngai chén thêm 5 đồng hoa mai để chấn sát, đem lại thuận lợi trong việc kinh doanh, buôn bán. 

Thổ Công và Thần Tài
Thổ Công và Thần Tài thường được thờ chung một bàn thờ

5. Những lưu ý khi thờ Thổ Công trong nhà

Trong phong thủy, bàn thờ cúng Thổ Địa, Thần Tài được xem là một khu vực rất quan trọng, cần được chú ý đầu tiên khi bước vào ngôi nhà nên không thể nào đặt ở những không gian quá yên ắng, ít người tới lui.

  • Bạn nên đặt bàn thờ nơi cửa chính, phía sau có chỗ dựa chắc chắn và hướng mặt bàn thờ ra cửa. 
  • Không nên đặt sát ngay mặt đất mà đóng thêm phần bục. Phần này còn giúp bạn có thêm không gian để bày biện mâm lễ xung quanh. 
  • Bàn thờ nên chọn kích thước cân xứng, hài hòa với không gian và phù hợp với điều kiện ngân sách của mỗi gia đình. 
  • Không được thay cóc ngâm tiền bằng các linh vật khác. 
  • Không mua tượng ông Thổ, ông Tài bị lỗi.
  • Không gian bàn thờ luôn giữ gìn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên 
  • Không để vật nuôi trong nhà quấy phá hoặc làm ô uế không gian linh thiêng này. 
  • Không đặt bàn thờ ông Địa gần nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, dưới chân cầu thang hoặc những nơi ẩm ướt, u tối để tránh làm phật lòng Ngài.
Bàn thờ cúng Thổ Địa, Thần Tài
Bàn thờ cúng Thổ Địa, Thần Tài được xem là một khu vực rất quan trọng

Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc xoay quanh Thổ Công là ai và những lưu ý về cách bày trí, thờ cúng Thổ Công trong nhà. 

Đánh giá post
Không có bài viết liên quan.