Đôi khi chúng ta bắt đầu thử thói quen mới, vì chúng ta nghĩ rằng chúng “lành mạnh” và tốt cho cuộc sống cũng như giấc ngủ của chúng ta. Nhưng sự thật là có nhiều “thói quen lành mạnh” có thể gây bất lợi cho giấc ngủ. Chúng ta thực hành những thói quen này mà không ý thức được những tổn hại nó đang gây ra.
Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm phân tích một số thói quen lành mạnh ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ nhé!
Nội Dung Chính
1. 3 thói quen lành mạnh ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ
1.1. Tập thể dục
Phân bổ thời gian cho việc tập thể dục rõ ràng là điều cực kỳ có lợi cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, có những trường hợp mà việc tập thể dục lại chính là nguyên nhân gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Điều này trái ngược với niềm tin phổ biến rằng mệt mỏi về thể chất có nghĩa là bạn sẽ ngủ nhanh hơn.
Nguyên nhân hàng đầu khiến thói quen tập thể dục gây ra tác động tiêu cực đến giấc ngủ là việc tập luyện quá sức.
Chẳng hạn, các cơn đau nhức do tập luyện quá sức có thể gây gián đoạn giấc ngủ và đánh thức bạn vào nửa đêm. Việc không ngủ đủ giấc sẽ lấy quãng thời gian quý giá mà cơ thể sử dụng để phục hồi và sửa chữa các mô bị tổn thương.
Ngay cả khi bạn ngủ đủ giờ, việc tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể không thể phục hồi kịp, khiến bạn thức dậy với cảm giác mệt mỏi và uể oải.
Một nguyên nhân khác mà việc tập thể dục có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn là tập quá gần giờ đi ngủ.
Trạng thái lý tưởng nhất cho giấc ngủ là bình tĩnh và thư giãn. Trong khi việc tập thể dục thường mang lại cảm giác hưng phấn. Việc sử dụng năng lượng trong quá trình tập luyện cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn. Điều này cũng đi ngược lại với trạng thái lý tưởng cho giấc ngủ là nhiệt độ lõi cần giảm xuống.
Nhìn chung việc tập thể dục quá gần giờ đi ngủ sẽ khiến nhịp sinh học của bạn bị xáo trộn, dẫn tới tình trạng khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.
Lời khuyên: Bạn hãy cố gắng sắp xếp thực hiện các hoạt động thể thao trong khung thời thời gian sớm hơn. Tốt nhất bạn nên thực hiện ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng vì đây là lúc cơ thể bạn cảm thấy sảng khoái nhất. Đối với các bài tập buổi tối, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, pilates và yoga.
1.2. Thói quen ăn kiêng
Nghiên cứu cho thấy phần lớn các chế độ ăn kiêng đều có thể dẫn đến những thói quen không lành mạnh, các vấn đề về giấc ngủ và các vấn đề sức khỏe khác.
Việc áp dụng một chế độ ăn kiêng quá nghèo nàn dinh dưỡng khiến bạn thiếu hụt các chất cần thiết mà cơ thể cần để sửa chữa và nuôi dưỡng trong khi ngủ. Cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi thay vì sảng khoái vào ngày hôm sau.
Ngoài việc thiếu dinh dưỡng, việc đi ngủ với cái bụng quá trống rỗng có thể gây ra một số khó chịu.
Bạn có nên ăn quá gần giờ đi ngủ? Câu trả lời ngắn gọn là không. Ăn quá gần giờ đi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Việc đi ngủ khi cơ thể bạn vẫn đang “bận rộn” trong quá trình tiêu hóa có thể khiến axit trong dạ dày tăng lên, gây ra chứng ợ nóng và khó tiêu.
Việc đi ngủ ngay khi mới ăn xong cũng làm chậm quá trình tiêu hóa của ruột chúng ta. Nhưng nếu bạn đang cảm thấy quá đói không ngủ được thì tốt nhất nên ăn một bữa ăn nhẹ.
1.3. Đi ngủ quá sớm
Chúng ta thường nhận được lời khuyên rằng nên ngủ sớm để tốt cho sức khỏe. Nhưng thực tế, việc ép buộc bản thân đi ngủ quá sớm cũng là điều không tốt.
Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt là bạn chỉ nằm xuống giường khi thực sự sẵn sàng để đi ngủ. Đi ngủ sớm hơn lịch trình ngủ thông thường của bạn không phải lúc nào cũng là trường hợp tốt nhất vì đồng hồ bên trong của bạn không quen với thời gian đó.
Việc ép buộc bản thân đi ngủ sớm hơn quá nhiều so với giờ đi ngủ của đồng hồ sinh học bên trong có thể khiến bạn tỉnh táo lâu hơn. Hầu hết những người đi ngủ sớm hơn lịch trình ngủ thông thường của họ có xu hướng lướt điện thoại di động hoặc xem TV. Điều này khiến chúng ta càng tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều hơn. Đây là loại ánh sáng nhân tạo có khả năng tăng sự tỉnh táo và phá vỡ nhịp sinh học của bạn.
Tuy vậy cũng có nhiều mẹo để giúp bạn rèn luyện thói quen đi ngủ sớm hơn so với lịch ngủ hiện tại mà không ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Chẳng hạn, bạn có thể uống trà trước khi đi ngủ hoặc sử dụng dầu thơm tinh dầu thư giãn. Bên cạnh đó, hãy loại bỏ ánh sáng chói và tiếng ồn lớn trong phòng để có thể ngủ ngon hơn vào thời điểm sớm hơn.
4. Lời khuyên khác để rèn luyện thói quen ngủ lành mạnh
4.1. Đừng để công việc còn tồn tại các vấn đề chưa được giải quyết
Đối với người đi làm, đặc biệt là dân phòng, mang việc về nhà không còn là chuyện hiếm gặp. Với khối lượng công việc khổng lồ còn tồn đọng, họ thường xuyên thức thâu đêm để xử lý. Chính thói quen này đã gây nhiều tổn hại chất lượng giấc ngủ của họ 1 cách nghiêm trọng,
Để cải thiện giấc ngủ, điều bạn cần làm là sắp xếp lại khối lượng công việc 1 ngày sao cho phù hợp, cố gắng giải quyết các việc khẩn cấp, quan trọng trong ngày để có giấc ngủ ngon khi đêm xuống. Khi đó, bạn sẽ không còn trong trạng thái hớt hải, lo lắng đối với những việc quan trọng chưa làm vào ban đêm nữa.
Chỉ cần bỏ ra vài phút để sắp xếp, lên danh sách những công việc cần làm và ưu tiên hàng đầu là bạn đã có thể lên được kế hoạch làm việc phù hợp hơn, đảm bảo có được giấc ngủ, sâu suốt đêm dài.
4.2. Tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ
Ánh sáng phát ra từ màn hình điện tử như điện thoại, máy tính,… chứa ánh sáng xanh có khả năng ức chế mức melatonin trong cơ thể. Đây là 1 hormone quan trọng đối với giấc ngủ, nó giúp kiểm soát nhịp sinh học trong cơ thể con người. Khi mức độ melatonin giảm, chúng ta cảm thấy tỉnh táo và khó vào giấc hơn.
Bên cạnh việc tránh sử dụng các thiết bị điện tử, bạn cũng nên tắt tất cả các nguồn sáng không cần thiết trong ngôi nhà. Không gian đủ tối với ánh sáng ấm như ánh sáng vàng được chứng minh tạo điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ.
Bạn nên tắt cả tiếng rung, tiếng báo tin nhắn của điện thoại để tránh chúng làm bạn phân tâm dẫn đến gián đoạn giấc ngủ và khó ngủ.
4.3. Hạn chế thời gian ngủ trưa
1 giấc ngủ trưa tốt chỉ nên từ 15 đến 30 phút. Ngủ trưa quá nhiều có thể khiến bạn gặp tình trạng mất ngủ khi đêm xuống và giấc ngủ không được sâu, dễ giật mình thức giấc.
4.4. Kiểm soát căng thẳng trước khi đi ngủ
Những lo âu, căng thẳng, suy nghĩ quá mức khi đêm xuống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây hại đến giấc ngủ. Để giảm thiểu stress, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
- Viết nhật ký ngủ: Viết ra những lo lắng của bạn để loại bỏ chúng ra khỏi đầu. Bạn cũng có thể viết danh sách những việc cần làm vào ngày mai hoặc bất kỳ vấn đề gì khiến bạn để tâm.
- Thiền: Hãy thử thiền trước giờ đi ngủ, nó sẽ giúp tâm trí bạn thư giãn, bình an hơn.
- Tắm nước ấm: Đây cũng được xem là cách hiệu quả để thư giãn, ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Thực tế, có 1 thói quen lành mạnh ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn. Để có giấc ngủ ngon hơn, điều bạn có thể làm là điều chỉnh lại những thói quen này sao cho tốt hơn cho giấc ngủ. Hy vọng bài viết đã đem đến nhiều thông tin thú vị giúp bạn chăm sóc giấc ngủ tốt hơn rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.ecosa.co.nz/blog/post/healthy-habits-that-are-actually-bad-for-sleep.html