Báo động thực trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân & hiểm họa

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Mất ngủ đang trở thành 1 loại “đại dịch” đáng báo động trên toàn thế giới, khi số người bị mất ngủ đang có xu hướng trẻ hóa. Trong bài viết này, cùng Vua Nệm đi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi nhé!

1. Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi

Đối với người trẻ tuổi, những nguyên nhân mất ngủ chủ yếu là:

1.1. Áp lực công việc, học tập

Xã hội hiện đại khiến người trẻ bị cuốn vào vòng xoáy học tập làm việc mà không có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi. Chính điều này khiến cho hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ

Áp lực học hành ảnh hưởng đến giấc ngủ
Áp lực học hành ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ

1.2. “Nghiện” thiết bị công nghệ 

Thói quen sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Mọi người thường có thói quen lướt mạng trước khi đi ngủ mà không nhận ra tác hại của các thiết bị này đối với giấc ngủ. Cụ thể, sóng điện thoại, máy tính chính là nguyên nhân chính nguyên nhân gây căng thẳng hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt,… từ đó dẫn tới mất ngủ. 

XEM THÊM: [ BẠN CÓ BIẾT] Ánh sáng xanh ảnh hưởng gì đến giấc ngủ?

1.3. Không gian phòng ngủ chưa lý tưởng 

Các nghiên cứu cho thấy không gian phòng ngủ cũng có tác động không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Các yếu tố thuộc về phòng ngủ bao gồm: 

1.4. Thói quen ăn uống & sinh hoạt 

người trẻ tuổi ăn quá no trước khi ngủ
Ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến chúng ta bị khó ngủ

Việc ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến chúng ta bị khó ngủ, mất ngủ. Nguyên nhân là do cơ thể chúng ta cần tăng cường hoạt động để có thể tiêu hóa hết lượng thức ăn nạp vào. 

Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà,… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ. Chúng khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác buồn ngủ. Những tác động này về lâu dài có thể gây rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ. 

1.5. Rối loạn tâm lý

Rối loạn tâm lý, trầm cảm, căng thẳng ngày càng trở nên phổ biến ở giới trẻ. Những chứng bệnh khiến thần kinh luôn trong trạng thái hoạt động quá mức, từ đó dẫn đến mất ngủ. 

2. Những hiểm họa của chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ

2.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe

Mất ngủ mang đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, tiêu biểu là các bệnh sau: 

2.1.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

mất ngủ lâu dài ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch
Thường xuyên mất ngủ lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch

Thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng quá tải, tạo kích thích nhịp tim đập nhanh, huyết áp tăng cao. Về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. 

2.1.2. Gây mất kiểm soát cân nặng, béo phì

Khi thiếu ngủ, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra chậm hơn, làm tăng lượng đường và cholesterol trong máu, dễ dẫn đến mất kiểm soát cân nặng, béo phì. Bên cạnh đó, mất ngủ gây rối loạn vùng trung tâm não khiến cho người mất ngủ dễ tìm các loại thực phẩm không lành mạnh để tiêu thụ, càng làm tăng nguy cơ béo phì. 

2.1.3. Ung thư

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa chất lượng giấc ngủ và nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú. Nguyên nhân là do mất ngủ làm sự ức chế sản sinh hormone melatonin – một loại hormone giúp chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u.

XEM THÊM: Cảnh báo tình trạng mất ngủ có thể dẫn tới bệnh ung thư

chất lượng giấc ngủ và nguy cơ mắc ung thư
Mối liên hệ mật thiết giữa chất lượng giấc ngủ và nguy cơ mắc ung thư

2.1.4. Teo não, đột quỵ

Mất ngủ mãn tính có thể tăng nguy mắc teo não đến 25% và nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 8 lần so với người ngủ đủ giấc. 

2.1.5. Trầm cảm, rối loạn tâm lý

Chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể không có đủ thời gian phục hồi, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài và gia tăng các cảm xúc tiêu cực như cáu kỉnh, lo âu, nghĩ ngợi,…Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm. 

Các báo cáo về chứng trầm cảm đều cho thấy tỉ lệ người trẻ mắc bệnh trầm cảm ngày càng có xu hướng tăng và phức tạp hơn bao giờ hết. Trầm cảm và mất ngủ có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành 1 vòng luẩn quẩn.

Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh. Điều này càng khiến bạn khó ngủ hơn. Cuối cùng, việc thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Hình ảnh scan não của người mất ngủ cho thấy sự gia tăng hoạt động ở các khu vực trung tâm chịu trách cho cảm xúc, là tác nhân gây rối loạn tâm thần.

mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh
Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh.

Các chuyên gia cho rằng, chỉ 1 đêm mất cũng đã gây ra những tác động xấu đến khu vực xúc cảm này. Những thay đổi chức năng não trên biểu hiện rõ rệt ở những người ngủ không đủ từ 7-8 tiếng/ngày, kể cả khi họ chưa từng có tiền sử trầm cảm. 

2.1.6. Tăng huyết áp

Căng thẳng do mất ngủ có thể tạo ra các phản ứng sinh lý như tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu kéo dài, mất ngủ có thể gây bệnh tăng huyết áp mãn tính.

2.1.7. Đe dọa hôn nhân

Việc mất ngủ còn có thể gây bất lợi cho hôn nhân của bạn. Khi mất ngủ kéo dài, người trẻ dễ rơi vào trạng thái cáu kỉnh, rối loạn tâm lý từ đó tạo ra những xung đột trong hôn nhân. 

2.1.8. Mất tập trung

Mất ngủ khiến giảm khả năng tập trung
Mất ngủ khiến giảm khả năng tập trung và ghi nhớ

Khi mất ngủ, không ngủ đủ giấc, bộ não chỉ có thể dành rất ít thời gian cho giấc ngủ REM hay còn gọi là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh. Đây là giai đoạn ngủ sâu và mơ, thời điểm cơ thể sửa chữa, hồi phục.

Do đó, việc thiếu ngủ khiến chúng ta trở nên chậm chạp, mất tập trung và ghi nhớ kém hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hiệu suất công việc mà còn có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của chúng ta, chẳng hạn mất tập trung khi lái xe. 

2.1.9. Nguy cơ tăng cân do mất ngủ

Việc thiếu ngủ cũng làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, từ đó gia tăng nguy cơ tiểu đường, tim mạch và béo phì.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy, việc thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể chúng ta thèm tiêu thụ các loại thực phẩm kém lành mạnh, nhiều dầu mỡ, chất béo, ngọt như trà sữa, bánh kem,… Điều này càng làm tăng nguy cơ thừa cân cùng những bệnh liên quan khác. 

Thiếu ngủ gây tăng cân
Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể chúng ta thèm tiêu thụ các loại thực phẩm kém lành mạnh

2.1.10. Tăng nguy mắc ung thư

Mất ngủ và ung thư có mối liên hệ rất chặt chẽ. 1 nghiên cứu vào năm 2017 cho phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng 1 ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với phụ nữ có giấc ngủ từ 7-8 tiếng theo khuyến nghị.

Bên cạnh đó, ngủ ít, ngủ không ngon giấc còn tăng nguy cơ mắc ung thư đại trạng. Nguyên nhân là do hormone Melatonin giảm mạnh ở những người thiếu ngủ. Đây là hormone có vai trò quan trọng trong việc chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. 

2.2. Ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ

Như đã nói phía trên, việc thiếu ngủ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng. Những cơn nóng giận, cáu gắt vô cớ chính là kẻ thù của những mối quan hệ. Chúng có thể khiến bạn mất bình tĩnh và trút hết bực dọc lên người đối diện. Trong công việc, tâm trạng xấu do thiếu ngủ có thể tạo ra bầu không khí làm việc khó chịu, ảnh hưởng hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp, khách hàng và sếp. 

thiếu ngủ gây căng thẳng trong các mối quan hệ
Tâm trạng xấu do thiếu ngủ có thể tạo ra bầu không khí làm việc khó chịu

Nhìn chung, người trẻ không nên xem thường hậu quả của mất ngủ thiếu ngủ. Thậm chí 1 đêm thiếu ngủ cũng đã đủ để bạn cảm thấy sự mệt mỏi, trì trệ.

Mặc dù chỉ là 1 hoạt động diễn ra mỗi ngày nhưng giấc ngủ lại có tầm quan trọng vô cùng to lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Chính vì thế, cuộc sống dù có bận rộn, căng thẳng cách mấy, hãy luôn dành sự ưu tiên hàng đầu cho việc ngủ đủ giấc bạn nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nguyen-nhan-khien-nguoi-tre-tuoi-mat-ngu/

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM