Ngay cả những người hướng ngoại, cuộc sống luôn bao quanh bởi những bữa tiệc về đêm cũng phải cần một nơi dành riêng cho bản thân, đó chính là phòng ngủ. Chưa kể, bạn hay bất cứ ai đều phải dành một phần ba thời gian cuộc đời cho việc ngủ. Chẳng bao giờ là sai nếu bạn ấp ủ ý tưởng tối ưu hóa khoảng không gian này!
Từ việc bạn sẽ phải bố trí nội thất như thế nào, màu sắc ra sao thì ánh sáng cũng là một yếu tố bạn cần quan tâm không kém. Thật tuyệt vời làm sao nếu những tia nắng ấm áp xuyên qua khung cửa sổ sẽ đánh thức ta dậy mỗi sáng chứ không phải là thứ âm thanh ồn ào phát ra từ chiếc đồng hồ báo thức đặt bàn.
Tuy nhiên, sự hoàn hảo đôi khi cũng có mặt trái của nó, và yếu tố ánh sáng trong phòng ngủ cũng không ngoại lệ. Bố trí cửa sổ như thế nào đôi lúc cũng gây khó khăn cho gia chủ trong việc sắp xếp nội thất phòng ngủ. Vì vậy, hôm nay Vua Nệm sẽ bật mí cho bạn những ý tưởng thiết kế cửa sổ phòng ngủ vừa đảm bảo sự thoải mái, ấm cúng về mặt tinh thần, vừa phát huy tối đa chức năng vốn có của nó.
Nội Dung Chính
- 1. Tìm kiếm nét đẹp cổ điển trong khung cửa chớp sơn trắng
- 2. Bầu không khí trở nên ấm cúng cùng cửa chớp gỗ nâu
- 3. Sử dụng một tấm rèm xếp che chắn cửa sổ
- 4. Đơn giản hóa bằng một tấm rèm cuốn
- 5. Điều tiết hướng ánh sáng bằng chiếc rèm gỗ
- 6. Hệ thống rèm tự động cho cửa sổ Dormer
- 7. Tăng vẻ cuốn hút cho phòng ngủ bằng những tấm phim hoa văn dán kính cửa sổ
- 8. Chọn phong cách tối giản bằng những cánh cửa sổ cao kiểu Pháp
- 9. Chọn họa tiết rèm đồng nhất với chăn ga gối nệm
- 10. Lắp cửa kính trong suốt cho hầu hết mảng tường
1. Tìm kiếm nét đẹp cổ điển trong khung cửa chớp sơn trắng
Cửa sổ chớp – giải pháp kiểm soát ánh sáng và gió linh hoạt nhất
Đối với những ý tưởng thiết kế phòng ngủ mát mẻ, dễ chịu, hãy chọn loại cửa sổ chớp – giải pháp kiểm soát ánh sáng và gió linh hoạt nhất. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển sang hè, sức nóng của bầu không khí tăng lên đáng kể. Để kiểm soát nhiệt độ cả ngày thì ngoài việc ngốn quá nhiều tiền điện cho máy lạnh, bạn vẫn có thể nghĩ đến giải pháp làm mát nhà cực kỳ thông minh bằng cửa sổ chớp.
Chưa kể, kích thước của chiếc cửa chớp hoàn toàn có thể lấp đầy chiều cao của một căn phòng, mở rộng tầm nhìn tối đa cho khung cảnh bên ngoài.
Tham khảo thêm một số ý tưởng bày trí phòng ngủ với cửa sổ chớp sơn trắng:
Cách phối bảng màu giữa xanh navy và vàng đem đến vẻ đẹp thanh nhã cho căn phòng
Phòng ngủ cho bé với cửa chớp xinh xắn
Phòng ngủ tận dụng phần lớn khoảng trống tường để bố trí cửa sổ chớp dạng lật
2. Bầu không khí trở nên ấm cúng cùng cửa chớp gỗ nâu
Đồng nhất trong chất liệu làm chậu cây cảnh, khung cửa chớp giúp tăng vẻ mộc mạc cho căn phòng
Một khung cửa chớp chất liệu gỗ nâu là sự lựa chọn lý tưởng cho căn phòng ngủ nếu bạn là người yêu thích bầu không khí ấm cúng, mộc mạc. Bên cạnh đó, cửa chớp gỗ dễ dàng phối với bất kỳ nội thất truyền thống hay hiện đại nào. Một số mẫu có thể trông hơi lỗi thời, nhưng nếu bạn theo đuổi gu thẩm mỹ cổ điển thì mẫu cửa chớp này “sinh ra là để dành cho bạn”.
Bên cạnh đó, gỗ có đặc tính cách nhiệt tự nhiên giúp giữ cho ngôi nhà mát hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông. Chúng còn có khả năng cản tia UV, giúp đồ đạc không bị hư hại hoặc phai màu theo thời gian.
Tham khảo một số ý tưởng thiết kế cửa sổ chớp gỗ khác:
Màu sắc tổng thể mang hơi hướng của phong cách vintage
Dùng gỗ làm chất liệu chính để thiết kế nội thất phòng ngủ
3. Sử dụng một tấm rèm xếp che chắn cửa sổ
Treo rèm in hoa văn khổ lớn
Nếu bạn là một fan hâm mộ của họa tiết vintage thì còn gì tuyệt hơn khi treo một tấm rèm in hoa văn khổ lớn? Ở đây vải lanh được sử dụng cho chất liệu may rèm giúp căn phòng trông nhẹ nhàng, mềm mại hơn. Chưa hết, những tấm rèm này còn được lót bằng một lớp vải cách nhiệt có chức năng cản sáng, giúp giữ cho phòng ngủ của bạn luôn ở trạng thái ấm cúng, đặc biệt phù hợp với những ai nhạy cảm với ánh sáng.
Để phòng ngủ nhìn không quá rối mắt, bạn nên tiết chế trong việc lựa chọn những nội thất còn lại sao cho tối giản nhất có thể.
Treo rèm lanh mỏng cho khu vực cửa sổ
Treo rèm lanh mỏng cho khu vực cửa sổ dành cho những ai yêu thích cảm giác mơ mơ màng màng khi ngắm nhìn rèm cửa sổ bay phấp phới trong gió. Nếu phòng ngủ của bạn cơ bản đã tối, bạn sẽ không cần những tấm rèm quá cồng kềnh, dày dặn bởi chúng sẽ cản bớt hầu hết ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Hãy thay chúng bằng một chiếc rèm mỏng nhẹ như vải lanh.
Bức rèm che phủ toàn bộ cửa sổ từ sàn đến trần
Trên đây là mẫu phòng ngủ mang sắc thái tân cổ điển, lấy sắc hồng làm tông màu chủ đạo từ những chi tiết nhỏ nhất: bức tranh treo tường, lớp vải nỉ bọc giường, bao gối, tấm trải sàn nhà họa tiết dân tộc. Nhìn chung, vẻ đẹp vượt thời gian đã được thể hiện rõ ràng trong từng đường nét nội thất đi kèm.
4. Đơn giản hóa bằng một tấm rèm cuốn
Rèm cuốn cho phòng ngủ mang phong cách hiện đại
Nếu ngôi nhà của bạn theo phong cách hiện đại thì một tấm rèm cầu kỳ sẽ không phải là sự lựa chọn hay ho. Hãy đơn giản hóa mọi thứ bằng rèm cuốn thông minh với thiết kế dây kéo nhựa hoặc động cơ cuốn tự động. Hình dáng trông có thể hơi tối giản nhưng rèm cuốn vẫn đáp ứng các công năng cần thiết của một chiếc rèm thông thường.
Tùy thuộc vào màu sắc mà bạn lựa chọn, chiếc rèm sẽ giúp kiểm soát ánh sáng và sự riêng tư cho phòng ngủ tốt hay không.
5. Điều tiết hướng ánh sáng bằng chiếc rèm gỗ
Điều chỉnh hướng ánh sáng theo ý muốn với rèm gỗ
Hãy mang yếu tố tự nhiên vào phòng ngủ bằng chiếc rèm gỗ cao cấp – một trong những phương pháp điều chỉnh ánh sáng tốt nhất cho phòng ngủ có cửa sổ hướng đón nắng. Chiếc rèm này bao gồm nhiều lá rèm mỏng xoay lật linh hoạt, chúng sẽ còn cản nhiệt tối đa nếu được xếp kín hoàn toàn.
Những lá rèm bản to thường sẽ được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn hơn là lá rèm bản nhỏ bởi chúng đơn giản trong thiết kế, hạn chế làm rối mắt người nhìn.
6. Hệ thống rèm tự động cho cửa sổ Dormer
Đối với những căn phòng ngủ trên tầng áp mái sử dụng cửa sổ dạng Dormer thì rèm tự động là sự lựa chọn tối ưu. Nhấn nút on để tận hưởng nguồn ánh sáng tự nhiên mỗi buổi sớm trong lành, off để tránh cái nóng bức bối ban trưa và on một lần nữa mỗi tối để ngắm nhìn bầu trời sao tuyệt vời.
Mẫu cửa sổ Dormer tích hợp rèm tự động 1
Mẫu cửa sổ Dormer tích hợp rèm tự động 2
Mẫu cửa sổ Dormer tích hợp rèm tự động 3
Mẫu cửa sổ Dormer tích hợp rèm tự động 4
Mẫu cửa sổ Dormer tích hợp rèm tự động 5
7. Tăng vẻ cuốn hút cho phòng ngủ bằng những tấm phim hoa văn dán kính cửa sổ
Trang trí cửa sổ bằng những tấm phim dán kính cửa sổ
Một ý tưởng thiết kế cửa sổ phòng ngủ nhanh chóng và siêu dễ dàng đó là tận dụng phim cách nhiệt dán kính cửa sổ. Bạn hoàn toàn có thể tự tay đo đạc và cắt dán những tấm phim này tại nhà để tiết kiệm chi phí. Xét về công năng, phim dán kính giúp cách nhiệt khá tốt, chống ồn lại đem lại sự riêng tư cần thiết cho căn phòng. Bạn cũng có thể thử sức sáng tạo với những mẫu phim hoa văn sặc sỡ màu sắc.
8. Chọn phong cách tối giản bằng những cánh cửa sổ cao kiểu Pháp
Tối giản phòng ngủ bằng ý tưởng thiết kế cửa sổ cao trần kiểu Pháp
Trên đây là mẫu phòng ngủ có kiến trúc mang phong cách Pháp giản dị, thơ mộng với khung cửa sổ được thiết kế mở rộng từ trần nhà đến sàn, bắt trọn toàn bộ cảnh trí từ không gian bên ngoài. Chọn thêm các tấm rèm xếp ly vừa vặn che kín mỗi ô cửa, mỗi tấm sẽ tách biệt với nhau nên không lo tầm nhìn bị gián đoạn mỗi khi có ai đó vô ý kéo rèm lên.
9. Chọn họa tiết rèm đồng nhất với chăn ga gối nệm
Nếu việc chọn lựa màu sắc rèm cửa sao cho hài hòa với màu tường cũng như nội thất bên trong ngốn của bạn quá nhiều thời gian, Vua Nệm chỉ cho bạn một mẹo nhỏ; đó là cố gắng chọn họa tiết in rèm cửa trùng với mẫu chăn ga gối, giấy dán tường hoặc tối thiểu phải đồng nhất được màu sắc giữa chúng.
Ý tưởng về việc sử dụng mẫu rèm Roman xếp lớp có độ mỏng vừa phải nhìn khá nhẹ nhàng, phù hợp với bất kỳ không gian kiến trúc nào. Chiếc rèm này khi đặt làm cũng không tốn quá nhiều ngân sách, vừa dễ sử dụng vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Cách phối màu rèm Roman cho phòng ngủ 1
Cách phối màu rèm Roman cho phòng ngủ 2
Cách phối màu rèm Roman cho phòng ngủ 3
Cách phối màu rèm Roman cho phòng ngủ 4
Cách phối màu rèm Roman cho phòng ngủ 5
10. Lắp cửa kính trong suốt cho hầu hết mảng tường
Cửa sổ lắp kính cường lực luôn mang lại không gian sống sang chảnh, hút hồn. Chính vì thế mà các nhà đầu tư thường ưu ái lựa chọn ý tưởng này trong những thiết kế phòng ngủ dành cho căn hộ, biệt thự hoặc khu resort cao cấp. Dù đứng bất kỳ vị trí nào trong phòng ngủ, qua vách kính trong suốt, khung cảnh bên ngoài hiện ra trước mắt sinh động và chân thật hơn hẳn.
Tùy vào sở thích cũng như ngân sách, bạn hoàn toàn có thể chọn lắp cửa sổ cho một hoặc toàn bộ mảng tường. Thông thường thì dạng cửa sổ này sẽ tích hợp đầy đủ công năng của một chiếc cửa ra vào dạng kéo, trượt nếu bạn quyết định áp dụng thiết kế này cho phòng ngủ tầng trệt của căn nhà.
Còn đối với những khu nhà có vị thế cao cấp hơn như địa hình bên đồi núi, tầm nhìn hướng ra biển thì không lí do gì mà bạn không chọn cửa sổ lắp kính cường lực xung quanh phòng ngủ. Thậm chí, với nguồn kinh phí dồi dào, nhà đầu tư không ngại chi tiền lắp cả trần nhà bằng kính để tạo sự thông suốt tuyệt đối.
Hãy lắp thêm rèm cửa giúp điều tiết hướng ánh sáng cũng như đảm bảo sự riêng tư cần thiết cho giường ngủ nhé!
Mẫu phòng ngủ lắp cửa kính trong suốt 1
Mẫu phòng ngủ lắp cửa kính trong suốt 2
Mẫu phòng ngủ lắp cửa kính trong suốt 3
Kết luận
Thiết kế cửa sổ phòng ngủ vừa đảm bảo được sự riêng tư vừa giúp điều tiết gió, nguồn ánh sáng tự nhiên và quan trọng hơn hết giá trị thẩm mỹ cao là điều không dễ dàng.
Dù cho bạn chọn hình dáng cửa sổ, màu sắc rèm cửa như thế nào, tham khảo thông tin ở đâu, hãy vẫn đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ dự tính và nhu cầu của bản thân. Vua Nệm hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ bổ sung những phần còn thiếu cho ý tưởng sắp tới của bạn. Chúc may mắn!