Đã là người Việt Nam thì chắc hẳn ai cũng đều đã nghe tới cái tên vải thiều lục ngạn. Đây là một loại trái cây rất nổi tiếng ở nước ta, thậm chí còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều biết vải thiều Lục Ngạn là đặc sản của tỉnh nào? Để giải đáp vấn đề này hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nội Dung Chính
1. Vải thiều là loại quả gì?
Trước khi giải đáp cho thắc mắc “Vải thiều Lục Ngạn là đặc sản của tỉnh nào” ta cần nắm rõ khái niệm về loại quả này. Vải thiều được biết tới là một tên gọi khác của Lệ chi. Đây là một loại cây thuộc họ Bồ hòn, có tên tiếng Anh là Lychee và tên khoa học là Litchi chinensis. Loài cây này đặc biệt thích hợp sinh trưởng tại vùng nhiệt đới.
Theo các ghi chép thì vải thiều có xuất xứ từ vùng Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc. Loài cây này khá cao, có thể đạt tới 15 – 20m. Lá cây mọc so le, có nhiều lá chét và các lá đều có hình dáng như lông chim. Những lá non mới mọc sẽ có màu đỏ đồng sáng rồi dần dần sẽ chuyển sang màu xanh. Tới khi lá già, đạt kích thước cực đại thì sẽ có màu xanh đậm.
Cây vải thiều có hoa màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, tùy từng giống. Kích thước bông hoa rất nhỏ, mọc thành từng chùm. Mỗi chùm hoa vải thiều đều khá dài, có thể lên tới 30cm. Đặc biệt, hoa vải thiều có mùi thơm rất riêng.
Vải thiều là loài cây cho quả. Quả vải thiều có dáng khá đa dạng, có thể là hình cầu, hình trứng hay hình trái tim và thuộc giống quả hạch. Vỏ quả thiều hơi xù xì, dai và mỏng.
Lúc non vỏ có màu xanh lục, sau này khi chín sẽ dần chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ hồng. Bên trong lớp vỏ là thịt quả có màu trắng trong, mềm, mọng nước. Bên trong là hạt màu nâu sẫm. Tùy giống và vị trí địa lý mà kích thước cũng như hương vị sẽ khác nhau.
2. Vải thiều Lục Ngạn là đặc sản của tỉnh nào?
Có khá nhiều người đã nghe tới vải thiều Lục Ngạn nhưng trên thực tế lại không rõ vải thiều Lục Ngạn là đặc sản của tỉnh nào. Vải thiều Lục Ngạn là cách gọi tên giống vải thiều có nguồn gốc từ huyện Lục Ngạn, thuộc tỉnh Bắc Giang. Đây là một trong những vùng đất tại nước ta thích hợp trồng vải thiều nhất là sản lượng vải thiều cung cấp cho thị trường mỗi năm rất lớn.
Khi chín, vải thiều Lục Ngạn có vỏ ngoài màu đỏ tươi, cùi dày, ngọt sắc, hạt nhỏ. Thức quả này khi để trong tủ lạnh ăn rất mát lại giàu dinh dưỡng. Kích thước của quả vải thiều Lục Ngạn cũng khá to và mang hương vị rất riêng biệt. Hiện vải thiều Lục Ngạn không chỉ được bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Australia, Mỹ,…
3. Các vùng trồng vải thiều ngon tại Việt Nam
Không chỉ thắc mắc vải thiều Lục Ngạn là đặc sản của tỉnh nào mà nhiều người còn tò mò không biết ngoài Lục Ngạn còn có nơi nào ở nước ta trồng vải thiều ngon không.
Ngoài Lục Ngạn, Bắc Giang thì huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cũng là một trong những vùng cho ra những trái vải thiều thơm ngon, mọng nước. Cách đây 200 năm, cụ Hoàng Phúc Thành (Hoàng Văn Cơm) đem giống vải thiều về trồng thử ở Thúy Lâm, Thanh Sơn, Thanh Hà. Do hợp thổ nhưỡng nên giống vải thiều này phát triển rất tốt.
Trái vải thiều Thanh Hà có hình cầu tròn, quả không to nhưng lại ngọt thanh, hạt nhỏ, cùi dày màu trắng trong, có mùi thơm nhẹ. Vỏ ngoài màu hồng tươi rất đẹp mắt. Hạt vải có màu nâu đen và hơi sun lại. Cây vải càng lâu năm thì cho trái càng ngọt và hạt càng nhỏ, gần như bị triệt tiêu, thậm chí, có thể còn không có hạt.
4. Giá vải thiều Lục Ngạn bao nhiêu?
Nhìn chung, mức giá của vải thiều Lục Ngạn không cao. Giữa mùa giá vải thường chỉ khoảng 20.000 – 30.000 VNĐ/kg, thậm chí, có khi giá giảm xuống rẻ nhất còn 16.000 VNĐ/kg. Giá có thể cao hơn một chút ở đầu mùa.
5. Vải thiều Lục Ngạn làm món gì ngon?
Bên cạnh giải đáp cho bạn thông tin vải thiều Lục Ngạn là đặc sản của tỉnh nào thì chúng tôi sẽ chia sẻ thêm cho bạn cách làm một số món ăn ngon từ loại trái cây này.
5.1. Vải sấy khô
Nguyên liệu
- Vải tươi (số lượng tùy theo nhu cầu, trung bình cứ 10k vải tươi sẽ thu được khoảng 4 – 4,5kg vải khô)
Thực hiện
- Sử dụng kéo để cắt rời từng quả vải ra, nên cắt cách cuống vải khoảng 0,5cm
- Đem vải sau khi cắt rửa sạch lại với nước rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút
- Vớt vải ra và cho vào nồi nước sôi và luộc trong khoảng 5 phút rồi đổ ra rổ cho ráo nước
- Sấy khô vải
Có 2 cách để sấy khô vải cho bạn lựa chọn. Đó là:
Cách 1: Sấy khô bằng ánh nắng mặt trời
Đây là cách sấy khô vải thủ công từ lâu đã được nhiều người áp dụng. Theo đó, bạn chỉ cần dàn đều vải ra một cái mâm hay cái mẹt và đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Cần phải phơi liên tục trong vòng 10 ngày cho tới khi vỏ của quả vải đã khô giòn, cùi vải bắt đầu co lại và chuyển sang màu nâu sẫm. Lúc này có thể thu vài vào và cất trong túi bóng sạch để bảo quản.
Cách 2: Sấy khô vải bằng lò sấy
Nếu bạn có lò sấy thì sẽ khá tiện để sấy khô vải. Khi này chỉ cần dàn đều vải lên khay sấy sau đó điều chỉnh thời gian, nhiệt độ sấy phù hợp và chờ vải sấy xong, để nguội là có thể đem đi bảo quản. Thường sẽ mất khoảng 1 ngày để sấy khô vải bằng lò sấy.
5.2. Chè vải hạt sen
Nguyên liệu
- 500g vải thiều
- 3 – 4 búp sen tươi
- 100 – 150g đường phèn hoặc đường cát trắng
- Vani hoặc lá dứa
Thực hiện
- Vải thiều rửa sạch với nước và cho vào luộc trong khoảng 3 phút
- Luộc xong thì đỏ vải ra thau nước lạnh để ngâm sau đó bóc vỏ, bỏ hạt
- Hạt sen lột sạch vỏ, bỏ tim sen rồi rửa sạch, để ráo
- Cho đường phèn vào nồi nấu cho tan
- Cho hạt sen vào nấu khoảng 10 phút, tới khi chín thì vớt ra
- Nhồi sen vào giữa trái vải nhưng nhớ chừa lại một ít hạt sen
- Cho vải nhồi hạt sen vào nồi nước đường và nấu thêm khoảng 5 phút để đường ngấm vào vải
- Tiếp theo cho vani hoặc nước lá dứa vào trong nồi
- Tắt bếp và chờ cho món ăn nguội bớt thì có thể thưởng thức
5.3. Kem vải
Nguyên liệu
- 1kg vải thiều
- 200g đường trắng
- 250ml kem tươi
- 500ml sữa tươi
Thực hiện
- Vải đem bóc vỏ, bỏ hạt rồi cho vào tô hoặc hộp, bọc kín lại bằng màng thực phẩm và để trong ngăn mát tủ lạnh
- Cho sữa tươi, đường vào nồi và đun cho tới khi đường tan hết thì tắt bếp
- Cho tiếp vào nồi kem tươi rồi khuấy để để tạo nên một hỗn hợp sánh, mịn
- Lấy vải ra khỏi tủ lạnh và đem đi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
- Đổ phần hỗn hợp kem đường sữa đã nguội vào để xay cùng
- Sau khi xay xong thì đổ kem vào hộp rồi đậy nắp kín sau đó đặt trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng. Cứ mỗi 30 phút thì nên lấy kem ra trộn đều lên để kem được mịn
XEM THÊM:
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? Những món ngon từ quả sầu riêng
- Bánh pía là đặc sản của tỉnh nào? Top 10 thương hiệu bánh pía ngon nhất hiện nay
- Chè lam đặc sản ở đâu? Nguồn gốc của tên gọi?
Như vậy là qua những thông tin chúng tôi chia sẻ chắc hẳn bạn đã hiểu rõ vải thiều Lục Ngạn là đặc sản của tỉnh nào rồi. Có thể nói, vải thiều Lục Ngạn là một loại trái cây tuyệt vời được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, khiến cho danh sách trái cây đặc sản của nước ta thêm phần phong phú.