Sức khỏe giấc ngủ

Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối để con khỏe mạnh

CẬP NHẬT 27/04/2023 | BỞI Ngọc Hân

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cả mẹ và bé. Đây cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý thật tốt để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn đầy vất vả. Ngoài chế độ dinh dưỡng, tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giải đáp tất tần tật về tư thế ngủ của mẹ bầu nhé!

1. Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Vào những tháng cuối thai kỳ, tử cung có xu hướng xoay về phía bên phải. Do đó, bà bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái nhằm làm giảm bớt áp lực lên xương chậu và các động mạch. Tư thế này cũng đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Vì thế, không khó để giải thích lý do nhiều chuyên gia nhận định rằng nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối rất nên áp dụng.

Đặc biệt, tư thế này không gây bất cứ lực ép nào lên tim và hỗ trợ tim vận hành ổn định nhất có thể. Mẹ bầu khi nằm nghiêng cũng rất dễ ngồi dậy, tĩnh mạch chân giãn ra và ngăn ngừa được bệnh trĩ.

tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối tốt
Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối đó là nghiêng về bên trái

Mặt khác, với tư thế nghiêng bên trái thì bà bầu có thể kê chân cao lên một chút. Lúc này, vùng bụng sẽ không bị chèn ép, chân bớt phù nề và máu được lưu thông tốt nhất đến cho thai nhi. Bạn chỉ cần dùng một chiếc gối ôm mềm với kích thước cao vừa phải sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

Những mẹ bầu hay bị nghẹt mũi, chuột rút thì càng nên áp dụng tư thế nằm nghiêng bên trái. Không chỉ có được một giấc ngủ chất lượng mà những triệu chứng khó chịu cũng bay biến đi. Ngoài bà bầu thì bất cứ ai cũng nên áp dụng tư thế này. Có người còn tập thói quen nằm nghiêng bên trái bằng cách đặt một quả bóng tennis sau lưng để khi trở mình đè lên tự giác nằm lại tư thế cũ. Có thể thay thế quả bóng tennis bằng một chiếc gối để bạn duy trì tư thế ngủ này lâu hơn.

Tuy nhiên, nếu cứ duy trì một tư thế trong thời gian dài cũng sẽ có lúc mẹ bầu cảm thấy tê mỏi. Những lúc như vậy, bạn không cần phải “gồng” mình mà cứ thay đổi tư thế sao cho bản thân thấy thoải mái. Chỉ cần ghi nhớ một điều rằng: Nằm nghiêng bên trái vẫn là tốt nhất!

2. Những tư thế nguy hiểm với mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối 

Liên quan đến tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối, vẫn còn nhiều mẹ bầu chưa biết tư thế nguy hiểm nào nên tránh để thai nhi được khỏe mạnh. Sau đây là hai tư thế mà mẹ bầu không thể chủ quan.

2.1. Nằm ngửa

Từ tuần 16 trở đi của thai kỳ, bụng bắt đầu có dấu hiệu to lên thì mẹ bầu càng không nên nằm ngửa. Bởi lẽ, tư thế này khiến toàn bộ trọng lượng thai nhi đè lên phần cột sống, ruột, cơ lưng và những mạch máu lớn. Bạn sẽ có cảm giác toàn thân đau nhức, tình trạng tổn thương lan đến các phần cơ, khớp, tăng nguy cơ bị trĩ và lượng máu cung cấp cho tử cung bị giảm sút. Từ đó, việc hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng bị ảnh hưởng trực tiếp.

tư thế ngủ không tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Nằm ngửa không phải là tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối

2.2. Nằm nghiêng sang bên phải

Phần bên phải cơ thể là nơi những động mạch chủ đi qua. Do đó khi mẹ bầu nằm nghiêng sang phải, toàn bộ trọng lượng của thai nhi sẽ tạo áp lực lên những dây chằng đồng thời khiến màng tử cung bị kéo căng. Lúc này, quá trình lưu thông mạch máu đến thai nhi bị cản trở, việc cung cấp máu bị gián đoạn và em bé bị thiếu dưỡng khí.

2.3. Nằm sấp

Thai nhi trong giai đoạn này đã phát triển hơn rất nhiều so với trước. Lúc này, việc nằm sấp sẽ tạo áp lực lên tĩnh mạch chủ có chức năng bơm máu từ tim đến chân. Quá trình lưu thông máu vì vậy mà bị cản trở, chất dinh dưỡng cung cấp cho bé bị giảm sút.

các tư thế ngủ không tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Nằm sấp ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nên sẽ không phải là tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối

3. Một số phương pháp hỗ trợ giấc ngủ mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Vào khoảng thời gian mang thai nhạy cảm, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó đi sâu vào giấc ngủ. Những phương pháp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có thể ngủ sâu và thoải mái hơn.

3.1. Sử dụng gối

Gối là món đồ giúp cho mẹ bầu thoát khỏi những đêm mất ngủ đồng thời làm quen hơn với tư thế nằm nghiêng bên trái. Bạn chỉ cần kẹp một chiếc gối ở giữa 2 đầu gối vừa hỗ trợ vùng lưng dưới, vừa nâng đỡ cho phần bụng đỡ cảm thấy nặng nề. 

Ngoài công dụng trên, gối cũng là phương pháp giúp mẹ bầu ngủ nghiêng được thoải mái hơn. Một chiếc gối dài đặt ở trước hoặc sau lưng sẽ nâng đỡ phần cơ thể của bạn khi nằm nghiêng đấy!

Mẹ bầu có thể lựa chọn nhiều loại gối khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là những loại gối dành riêng cho bà bầu chẳng hạn như gối chữ U, chữ C hoặc gối hình nệm.

3.2. Lựa chọn nệm cho bà bầu 3 tháng cuối thai 

Ba tháng cuối là thời điểm mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chào đón thai nhi trong bụng sắp chào đời. Vì thế, việc duy trì một giấc ngủ thoải mái, thư giãn trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần cân nhắc lựa chọn những chiếc nệm phù hợp để đảm bảo ngủ sâu giấc.

Cụ thể, nệm phải đảm bảo có độ cứng/mềm vừa phải, không gây ồn ào khi thay đổi tư thế, có khả năng nâng đỡ, thoáng khí và chất liệu phù hợp với mẹ bầu. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm nệm chất lượng sau đây của Vua Nệm:

3.3. Bổ sung những thực phẩm giúp ngủ ngon

Những thực phẩm bổ sung vào cơ thể cũng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như caffeine, thay vào đó là một ly sữa nóng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều.

tư thế ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Bà bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu protein

Nếu bạn có đường huyết thấp và thường xuyên bị đau đầu, toát mồ hôi hay gặp ác mộng lúc ngủ, hãy lựa chọn những thực phẩm giàu protein như trứng, bơ, lạc,… trước khi đi ngủ. Nếu bạn thường xuyên buồn nôn thì có thể chuẩn bị một bữa ăn nhẹ gồm các món chứa protein và carbohydrates như sandwich, ngũ cốc,…

Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng thì hạn chế ăn sát giờ ngủ hoặc ăn đêm. Điều này sẽ khiến tình trạng của bạn càng trở nên tồi tệ đấy!

3.4. Lập thời gian biểu rõ ràng cho giấc ngủ

Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lập thời gian biểu là công đoạn không kém phần quan trọng. Hãy thử ngủ bất cứ khi nào có thể, tuy nhiên tốt nhất vẫn là từ 2 – 4 giờ chiều. 

4. Bật mí các mẹo để mẹ bầu ngủ ngon hơn

Ngoài điều chỉnh tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối, các mẹ trong giai đoạn này cũng nên tham khảo những mẹo để nâng cao chất lượng giấc ngủ. Cụ thể:

  • Có chế độ ngủ nghỉ hợp lý.
  • Uống nước thật nhiều, ăn những thực phẩm có dạng lỏng. Tuy nhiên tránh ăn vào sát giờ đi ngủ vì có thể tạo cảm giác muốn đi tiểu đêm.
  • Trường hợp thực dậy vào ban đêm, mẹ bầu chỉ nên bật đèn có ánh sáng dịu nhẹ để việc ngủ lại dễ dàng hơn.
  • Xây dựng thói quen đi ngủ vào một khung giờ nhất định.
  • Hạn chế những thức ăn chiên, cay, nhiều chất béo.
  • Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ với thực đơn đa dạng trong ngày.
  • Không ăn quá no sát giờ ngủ.
  • Chia sẻ những suy nghĩ, lo lắng của mình cho chồng hoặc bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi bị chuột rút, hãy duỗi thẳng chân kết hợp với uốn cong bàn chân. Cách này sẽ làm cơn đau dịu đi nhanh chóng.

>> Xem thêm: Điều cần biết về thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Trên đây là những chia sẻ của Vua Nệm vì tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng mẹ bầu sẽ chuẩn bị hành trang vững vàng trước khi “vượt cạn” nhé! Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân