Trứng vịt lộn được xem là một món ăn đặc sản, không chỉ người dân nước ta mà còn được rất nhiều khách tham quan yêu thích. Thế nhưng trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Ăn trứng vịt lộn nhiều có tốt hay không? Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về món ăn này, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
- 2. Thành phần dinh dưỡng bên trong trứng vịt lộn
- 3. Một số công dụng chính của trứng vịt lộn
- 4. Ăn trứng vịt lộn có làm mập hay không?
- 5. Ăn nhiều trứng vịt lộn có thực sự tốt không?
- 6. Làm thế nào để ăn trứng vịt lộn mà không bị béo?
- 7. Thời điểm nên ăn trứng vịt lộn
- 8. Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn mà bạn nên biết
- 9. Một số đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn
1. Trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, một trứng vịt lộn sẽ cung cấp khoảng 182 calo cùng 12.4 gam chất béo cho cơ thể người dùng.
2. Thành phần dinh dưỡng bên trong trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn là một món ăn cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Cụ thể:
- Protein: 13,6g.
- Lipid: 12,4g.
- Canxi vi lượng: 82mg.
- Phốt pho: 212mg.
- Cholesterol: 600mg.
- Ngoài ra, bên trong trứng vịt lộn còn chứa Beta Carotene, vitamin A, vitamin B1, vitamin C, sắt,…
3. Một số công dụng chính của trứng vịt lộn
Như đã nói ở trên thì trứng vịt lộn mang đến rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể người dùng. Do đó, một số công dụng chính mà loại thức ăn này mang đến phải kể đến như:
- Tư âm, ích trí, dưỡng huyết và giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.
- Rau răm ăn kèm cùng trứng vịt lộn có tác dụng trừ hàn, sáng mắt, tiêu thực, sát trùng, ấm bụng, mạnh chân gối và chữa đầy bụng khó tiêu…
- Ngoài ra, trong y học cổ truyền, trứng vịt lộn còn có khả năng chữa thiếu máu, còi cọc, đau đầu chóng mặt, suy nhược và yếu sinh lý…
4. Ăn trứng vịt lộn có làm mập hay không?
Bên trong trứng vịt lộn chứa một hàm lượng calo khá cao (trung bình 1 quả trứng vịt lộn thì sẽ chứa khoảng 182 calo). Do đó, đối với những người trong thời kỳ ăn kiêng, hay mong muốn giảm cân thì nên cân nhắc việc nạp lượng calo này vào trong cơ thể của mình.
5. Ăn nhiều trứng vịt lộn có thực sự tốt không?
Trứng vịt lộn cung cấp rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau cho cơ thể con người. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn ăn trứng vịt lộn với một lượng vừa đủ. Thông thường, mỗi người chỉ nên tiêu thụ từ 2-3 quả trứng vịt lộn, để tránh dư canxi, hoặc mắc một số loại bệnh khác như gai cột sống, và sỏi thận.
Ngoài ra, theo khuyến cáo, những người đang mắc hoặc có tiền sử các loại bệnh như gan, gout, thận, cao huyết áp, mẫn cảm với protein thì cũng nên tránh dùng trứng vịt lộn, để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn.
6. Làm thế nào để ăn trứng vịt lộn mà không bị béo?
Nếu bạn là người cực kỳ thích ăn trứng vịt lộn mà không muốn bị béo, thì cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Khi ăn trứng vịt lộn, bạn nên ăn kèm với rau răm hoặc gừng để tăng thêm hương vị và lấn át đi vị tanh của trứng. Ngoài ra, khi ăn trứng vịt lộn, bạn không nên ăn cùng với tỏi, hồng, cam, thịt ngỗng và thịt thỏ.
- Không nên uống sữa sau khi ăn trứng vịt lộn để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Nếu ăn trứng vịt lộn quá nhiều, bạn cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao để duy trì cân nặng và giúp cơ bắp được săn chắc, dẻo dai hơn.
7. Thời điểm nên ăn trứng vịt lộn
Một điều vô cùng thú vị đó là thói quen ăn trứng vịt lộn của người Bắc và người Nam khá trái ngược với nhau. Nếu người Bắc thích việc ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng. Thì người miền Nam lại thường ăn trứng vịt lộn khi bắt đầu vào chiều hoặc buổi tối. Vậy, nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên dùng trứng vịt lộn vào buổi sáng để có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc mà không lo bị béo. Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối hoặc đêm khuya, để tránh nạp quá nhiều calo nạp vào cơ thể. Lúc này, bạn ít vận động nên calo sẽ không được tiêu hao, dễ tích tụ lại thành mỡ thừa.
8. Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn mà bạn nên biết
Mặc dù là món ăn cực tốt cho sức khỏe, nhưng khi dùng trứng vịt lộn, bạn cũng nên chú ý các vấn đề dưới đây:
8.1. Không nên ăn quá 2 trứng vịt lộn/tuần
Việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày thực sự vô cùng nguy hiểm. Vì dễ làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường và huyết áp.
8.2. Ăn trứng vịt lộn cùng rau răm
Theo Đông Y, rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có khả năng làm ấm bụng, sát trùng và chống đầy hơi. Còn trứng vịt lộn sẽ giúp dưỡng huyết, ích trí, để cơ thể mau trưởng thành và cải thiện khả năng sinh lý vô cùng hiệu quả.
Do đó, việc ăn trứng vịt lộn cùng rau răm sẽ giúp làm giảm ham muốn tình dục từ trứng, mang đến sự cân bằng âm dương cho cơ thể. Đồng thời, giúp cho người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, và làm giảm khả năng mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
8.3. Không ăn trứng vịt lộn khi đã qua đêm
Trứng vịt lộn để qua đêm không chỉ bị giảm đi các giá trị dinh dưỡng, mà còn có khả năng sinh sản ra các loại vi khuẩn gây hại. Do đó, tốt nhất là bạn không nên dùng những loại trứng vịt lộn mà đã để qua đêm.
9. Một số đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn
Trên thực tế, không phải ai cũng có thể ăn được trứng vịt lộn. Một số đối tượng không nên dùng trứng vịt lộn như:
9.1. Trẻ em có nên ăn trứng vịt lộn hay không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em dưới 5 tuổi không nên dùng trứng vịt lộn. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển một cách hoàn thiện nhất, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, sình bụng, gây hại đến sức khỏe.
Với trẻ từ 5 tuổi trở lên, bạn chỉ nên cho ăn khoảng ½ trứng mỗi lần, và mỗi tuần chỉ nên cho ăn từ 1-2 lần là được.
9.2. Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?
Mặc dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào có thể chứng tỏ được độ lợi hại của trứng vịt lộn lên sức khỏe của bà bầu. Nhưng về cơ bản, trứng vịt lộn là món ăn rất tốt, nên bà bầu hoàn toàn có thể dùng được.
Mặc dù vậy, vì có quá nhiều dinh dưỡng bên trong trứng vịt lộn nên bà bầu không nên ăn hàng ngày. Với phụ nữ có thai, tốt nhất chỉ nên dùng khoảng 2 quả/tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng 1 lúc. Thêm vào đó, khi ăn trứng vịt lộn, bà bầu nên ăn ít, hoặc không nên ăn cùng rau răm, để bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt nhất.
Đặc biệt, trứng vịt lộn còn chứa nhiều đạm, ăn nhiều sẽ làm chậm tiêu và sinh nhiều cholesterol. Do đó, ở giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu cũng nên lưu ý không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn.
>> Xem thêm:
- Bơ bao nhiêu calo? Ăn nhiều bơ có béo không?
- Xoài bao nhiêu calo? Ăn nhiều xoài có gây béo hay không?
Qua bài viết trên, bạn đã biết trứng vịt lộn bao nhiêu calo cũng như cách ăn trứng vịt lộn đúng nhất hay chưa? Hy vọng sau những chia sẻ của Vua Nệm, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích.