Sức khỏe giấc ngủ

Thói quen chép miệng khi ngủ thường gặp ở trẻ có sao không?

CẬP NHẬT 01/03/2023 | BỞI Minh Anh

Nhiều người trong khi ngủ thường nói mớ, mộng du, nghiến răng hay thói quen chép miệng khi ngủ. Đây là những thói quen được thực hiện một cách vô thức, người ngủ không hề biết mình có những hành động này lúc ngủ, đặc biệt những hành động này thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thói quen chép miệng khi ngủ ở trẻ em. Lý giải tại sao lại có hiện tượng này và nó có hại cho trẻ hay không cùng Vua Nệm nhé.

1. Thói quen chép miệng khi ngủ là gì? Có gây hại không?

Thói quen chép miệng khi ngủ là hành vi miệng chóp chép như đang nhai trong lúc ngủ. Thực tế thì nhai miệng hay chép miệng khi ngủ diễn ra rất phổ biến ở những trẻ em trong độ tuổi sơ sinh. Ở nhiều người lớn, người trưởng thành cũng có thói quen chép miệng khi ngủ nhưng thường ít hơn.

thói quen chép miệng khi ngủ ở trẻ là gì
Chép miệng khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ

Nhìn chung, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường và thường không gây ra những hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thể là một dấu hiệu của một mối lo ngại hay vấn đề nào đó. Vì vậy mà nhiều bậc cha mẹ cũng rất quan tâm tới hiện tượng này.

Thói chép miệng khi ngủ có sao không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Cha mẹ nên theo dõi và chú ý đến hành vi này của con khi con ngủ, từ đó tham khảo ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ nếu cảm thấy có dấu hiệu bất thường.

2. Những nguyên nhân gây ra thói quen chép miệng khi ngủ ở trẻ em

Thói quen chép miệng khi ngủ ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp chúng ta biết được việc chép miệng có được giải pháp tốt, nhằm hạn chế hoặc loại bỏ thói quen này cho con.

2.1. Trẻ chép miệng khi ngủ có thể do đói bụng

Khi trẻ cảm thấy đói bụng trong khi ngủ có thể hình thành thói quen chép miệng khi ngủ. Bé thường chép miệng, nhai miệng như đang mút mát thứ gì đó trong miệng hoặc mút ngón tay… Khi trẻ đói trong lúc ngủ có thể sẽ khóc để đòi bú.

trẻ sơ sinh chép miệng khi ngủ
Trẻ chép miệng khi ngủ có thể do đói bụng

Trẻ trong giai đoạn đầu đời có nhu cầu bú thường xuyên hơn và lâu hơn. Vì vậy, đôi khi do cảm giác muốn bú mẹ nhiều hơn nên cả trong lúc ngủ trẻ thường chép miệng, nhai miệng để đáp ứng nhu cầu bú của cơ thể mà không phải do sữa mẹ không đủ làm cho trẻ bị đói.

2.2. Ngủ chưa đủ giấc cũng tạo thói quen chép miệng khi ngủ

Ngủ chưa đủ giấc khiến trẻ mệt mỏi, buồn chán nên có thể dẫn tới thói quen chép miệng, mút miệng. Cha mẹ cần để ý tới tinh thần của con xem có căng thẳng, cáu kỉnh, quấy khóc kèm chép miệng hay không. Vì đó có thể là dấu hiệu khi trẻ ngủ chưa đủ giấc.

2.3. Phản xạ mút mát miệng của trẻ

Trẻ mút mát miệng cũng giống như việc trẻ thường mút tay, đó là một phản xạ tự nhiên giúp trẻ có thể cảm nhận được thức ăn. Mút mát miệng cũng là do bản năng bú ở trẻ nhỏ ngay cả khi trong miệng không có gì.

2.4. Thói quen chép miệng có thể là do trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày không chỉ là hiện tượng gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này. Đó là tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược lên, đôi khi khiến trẻ bị nôn trớ. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ khá phổ biến, nhưng khi lớn lên thì các triệu chứng này sẽ nhẹ hơn và giảm đi.

thói quen chép miệng khi ngủ
Thói quen chép miệng có thể là do trào ngược dạ dày

Một số triệu chứng khi bé bị trào ngược dạ dày có thể xuất hiện như: Bé nhai miệng, nôn trớ, vặn mình, ho, thở mạnh, không bú nhiều trong một cữ bú. Nếu con có những dấu hiệu này thì cho con đi khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

2.5. Trẻ cho rằng ngủ và bú mẹ là việc đồng thời xảy ra

Chúng ta thường cho con bú khi con sắp ngủ hoặc cho con bú để đi ngủ. Các con có thể vừa bú vừa ngủ. Vì vậy, rất có thể trẻ sơ sinh đã liên tưởng giấc ngủ với việc bú mẹ, khi buồn ngủ trẻ sẽ hay nhai miệng. Chép miệng lúc đang ngủ này thường bị nhầm lẫn với việc trẻ bị đói.

2.6. Nấm miệng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chép miệng

Nếu trẻ chép miệng, nhai miệng cùng với những triệu chứng như lười bú, biếng ăn, nôn trớ khi ăn, quấy khóc thì rất có thể trẻ bị nấm miệng. Hãy chú ý răng miệng của con và thăm khám bác sĩ sớm nếu có những dấu hiệu này để kịp thời điều trị nấm miệng cho con.

2.7. Mọc răng có thể tạo thói quen chép miệng khi ngủ

Trẻ em bắt đầu mọc răng sữa vào khoảng 6 tháng tuổi. Vào thời gian trẻ mọc răng, chúng sẽ thường chép miệng vì ngứa nướu. Bên cạnh đó là những dấu hiệu như: Chảy nước dãi, hay quấy khóc, gặm nhấm mọi thứ như ngón tay hoặc bất cứ vật gì bé cầm nắm được trong tay, sốt nhẹ, phần nướu có thể bị sưng, đỏ và viêm hoặc bé hay xoa tai khi trong giai đoạn mọc răng.

2.8. Chép miệng khi ngủ báo hiệu đã đến lúc ăn dặm

Trẻ có thể bắt chước hành vi chép miệng của người lớn khi nhai, khi ăn. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng bước vào thời kì có thể ăn dặm. Thông thường, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi.

chép miệng khi ngủ
Chép miệng khi ngủ là báo hiệu bé yêu đã đến lúc ăn dặm

Nếu bạn thấy con có một số biểu hiện như dưới đây thì tức là con đã có thể ăn thức ăn đặc: Bé đã bắt đầu ngồi thẳng, nhìn bạn ăn và tò mò về thức ăn bạn đang ăn, thậm chí là giành đồ ăn trên tay bạn, hoặc bé đã không còn thực hiện hành vi đẩy lưỡi nữa.

Như vậy, việc thói quen chép miệng khi ngủ ở trẻ có sao không sẽ được xác định bởi nguyên nhân tạo nên thói quen này. Không phải lúc nào chép miệng khi ngủ cũng là hiện tượng bình thường, nó có thể là một dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy chú ý tới con để phát hiện kịp thời nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng giúp con luôn khỏe mạnh.

3. Cách để con không chép miệng khi ngủ hiệu quả

3.1. Dùng núm ti giả ngăn trẻ không chép miệng

Nếu con có thói quen chép miệng và nhai miệng nhiều, bạn cảm thấy lo lắng thì có thể dùng núm ti giả cho con trong độ tuổi sơ sinh. Những trẻ từ 2 tuổi trở lên tốt nhất không nên dùng ti giả nữa, nó sẽ có hại cho răng của con.

3.2. Thiết lập giờ ăn cho con đúng lịch trình

Trẻ em ăn và ngủ thường không theo giờ giấc cụ thể. Vì vậy, rất có thể trẻ sẽ ngủ quên và bỏ cữ bú hoặc bỏ bữa ăn. Cách tốt nhất là bạn nên thiết lập giờ ăn và ngủ cho con đúng lịch trình. Nó không chỉ đảm bảo con được ăn no, không còn chép miệng khi ngủ mà còn tạo thói quen tốt, hạn chế tình trạng quấy khóc đòi bú lúc đi ngủ.

3.3. Điều chỉnh tư thế đúng khi cho con bú

Trẻ con bị trào ngược dạ dày có thể bị nôn trớ khi bú không đúng tư thế. Vì vậy, khi mẹ cho con bú nên điều chỉnh tư thế sao cho con có thể ngậm bắt núm vú đúng cách, không gây nôn khi bú và bú đủ lượng sữa cần trong một cữ bú. Khi bé bú no vừa đủ và bú đúng cách sẽ giảm tình trạng nôn trớ do trào ngược, ngăn chép miệng khi ngủ.

cách chữa chép miệng khi ngủ
Điều chỉnh tư thế đúng khi cho con bú để ngăn con không chép miệng

3.4. Cho con tập ăn dặm và bổ sung thêm các dưỡng chất, vitamin cho con

Sữa mẹ có thể không đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cũng như không thể giúp con no suốt cả ngày. Vì vậy, các bạn có thể cho con tập ăn dặm và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Khi bé được ăn no, đủ chất thì sẽ hạn chế tình trạng thèm bú và đói, không còn chép miệng khi ngủ.

Trên đây là những lý giải về thói quen chép miệng khi ngủ thường gặp phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu con bạn cũng có hành vi này trong lúc ngủ, hãy theo dõi thói quen chép miệng của con để xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng những biện pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên để con không còn chép miệng khi ngủ nữa.

>>>Đọc ngay:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh